Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin Báo cáo tài chính của các Công ty TNHH tại thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai

Bài báo nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin Báo cáo tài chính của các Công ty TNHH tại thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai" do Sinh viên Phạm Thị Thanh Huyền - ThS. Nguyễn Thị Vững (Trường Đại học Đồng Nai) thực hiện.

TÓM TẮT:

Nghiên cứu đánh giá và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến Chất lượng thông tin Báo cáo tài chính của các Công ty TNHH tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Bằng việc thu thập khảo sát từ 144 công ty TNHH tại TP. Biên Hòa, kết quả của nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến Chất lượng thông tin Báo cáo tài chính và được sắp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần: Trình độ nhân viên kế toán; Chính sách Thuế; Chất lượng Phần mềm kế toán; Sự hỗ trợ từ phía Nhà quản trị và Hệ thống Kiểm soát nội bộ. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao CLTT trên BCTC của công ty TNHH trên địa bàn TP. Biên Hòa nói riêng và CLTT trên BCTC của cả nước nói chung.

Từ khóa: chất lượng thông tin, cáo cáo tài chính, công ty TNHH, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

1. Đặt vấn đề

Báo cáo tài chính (BCTC) phản ánh các thông tin tài chính của doanh nghiệp, qua đó có thể thấy được tình trạng sức khỏe, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Thông tin trên BCTC là một yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư, các nhà quản trị và các bên liên quan đưa ra những quyết định đầu tư. Chất lượng thông tin do kế toán cung cấp được coi như một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đảm bảo sự an toàn và khả năng mang lại hiệu quả cho các quyết định kinh doanh.

Đồng Nai nằm ở vị trí “bản lề chiến lược” giữa 4 vùng kinh tế trọng điểm và có mạng lưới hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện. Nối liền Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên, toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long và là cửa ngõ trọng yếu phía đông của TP. Hồ Chí Minh - đầu tàu kinh tế lớn nhất Việt Nam. Hiện nay, số lượng các công ty TNHH chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Đồng Nai. Đây là nơi tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, là nguồn đóng góp GDP lớn hàng năm cho quốc gia. Tuy nhiên, Đồng Nai cũng là một trong những địa phương có số doanh nghiệp giải thể nhiều bậc nhất, trong đó chủ yếu là các công ty TNHH. Nguyên nhân giải thể do các công ty này đang gặp những vướng mắc trong việc tiếp cận được nguồn vốn vì hạn chế về chất lượng thông tin trên BCTC, cần phải nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC của các công ty này. Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC của các công ty TNHH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cụ thể là hết sức cần thiết.

2. Cơ sở lý thuyết

Dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước (nghiên cứu: Hongjiang Xu và cộng sự (2003); Ahmad AI - Hiyari và cộng sự (2013); Jouini Fathi (2013); Phạm Quốc Thuần, La Xuân Đào (2015); Nguyễn Thị Thanh Trầm (2021); Vũ Quốc Thông & Lưu Bảo Vy (2022); Nguyễn Đình Chiến & Trần Thị Giang (2023); Trần Thế Nữ và cộng sự (2023), nhóm tác giả lựa chọn các nhân tố có tác động tích cực và lặp đi lặp lại nhiều lần ở các nghiên cứu để tiếp tục nghiên cứu tại các công ty TNHH trên địa bàn TP. Biên Hòa. Nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính (CLTT BCTC) của các công ty TNHH tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai như sau: (1) Trình độ nhân viên kế toán (NVKT); (2) Chất lượng Phần mềm kế toán (PMKT); (3) Hệ thống Kiểm soát nội bộ(KSNB); (4) Sự hỗ trợ từ phía nhà quản trị (NQT); (5) Chính sách thuế (CST).

Hình 1: Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất

tai chinh

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Dựa vào mô hình nghiên cứu đề xuất (Hình 1), tác giả đưa ra các giả thuyết như sau:

H1: Trình độ nhân viên kế toán có tác động tích cực đến CLTT BCTC của các công ty TNHH tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

H2: Chất lượng PMKT có tác động tích cực đến CLTT BCTC của các công ty TNHH tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

H3: Hệ thống KSNB có tác động tích cực đến CLTT BCTC của các công ty TNHH tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

H4: Sự hỗ trợ từ phía nhà quản trị có tác động tích cực đến CLTT BCTC của các công ty TNHH tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

H5: Chính sách thuế có tác động tích cực đến CLTT trên BCTC của các công ty TNHH tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

3. Phương pháp nghiên cứu

Số liệu sơ cấp: Thu thập các bài báo khoa học, các nghiên cứu trước đó. Thực hiện phương pháp phỏng vấn chuyên gia: trình bày mô hình đề xuất với chuyên gia, lấy ý kiến bổ sung điều chỉnh các biến của mô hình, từ đó xây dựng thang đo chính thức cho nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức được thiết kế với 1 biến phụ thuộc và 5 biến độc lập với 25 thang đo biến quan sát. Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng hình thức trực tuyến đến các công ty TNHH tại địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai thông qua công cụ Google.docs. Kết quả nhận được 144 phiếu khảo sát hợp lệ được sử dụng trong nghiên cứu. Sau đó tiến hành làm sạch dữ liệu và sử dụng phần mềm SPSS 25 để phân tích nhằm xác định độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng phép kiểm t-test vfa ANOVA để đo lường sự khác biệt.

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Kết quả từ Bảng 1 cho thấy tất cả 25 biến quan sát sử dụng trong nghiên cứu đều thỏa mãn yêu cầu hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha các biến lớn hơn 0,6. Điều này cho thấy thang đo có độ tin cậy cao và đạt yêu cầu để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Bảng 1. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Trình độ Nhân viên kế toán: Cronbach’s Alpha = 0.896

NVKT1

11.42

6.622

0.804

0.855

NVKT2

11.53

6.223

0.722

0.889

NVKT3

11.44

6.682

0.774

0.866

NVKT4

11.46

6.474

0.796

0.857

Chất lượng Phần mềm kế toán: Cronbach’s Alpha = 0.828

PMKT1

11.33

6.389

0.684

0.770

PMKT2

11.40

6.101

0.654

0.783

PMKT3

11.40

6.480

0.588

0.813

PMKT4

11.33

6.364

0.696

0.765

Kiểm soát nội bộ: Cronbach’s Alpha = 0.862

KSNB1

11.67

6.501

0.676

0.839

KSNB2

11.68

6.792

0.668

0.840

KSNB3

11.65

6.256

0.784

0.792

KSNB4

11.66

6.744

0.713

0.823

Sự hỗ trợ từ phía nhà quản trị: Cronbach’s Alpha = 0.884

NQT1

11.58

6.679

0.722

0.862

NQT2

11.56

6.486

0.771

0.843

NQT3

11.53

6.726

0.768

0.844

NQT4

11.54

6.949

0.734

0.857

Chính sách Thuế: Cronbach’s Alpha = 0.860

CST1

11.35

6.466

0.686

0.829

CST2

11.34

6.226

0.719

0.816

CST3

11.32

6.219

0.758

0.799

CST4

11.31

6.871

0.661

0.839

Chất lượng thông tin BCTC: Cronbach’s Alpha = 0.855

CL1

15.49

6.867

0.594

0.843

CL2

15.57

6.359

0.574

0.854

CL3

15.49

6.154

0.769

0.798

CL4

15.53

6.321

0.693

0.818

CL5

15.50

6.406

0.734

0.809

Nguồn: Phân tích dữ liệu của nhóm tác giả

4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

  • Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập

Kết quả được trình bày ở Bảng 2 như sau: Hệ số KMO = 0,689> 0,5; Sig. = 0,000 < 0,05 cho thấy các biến quan sát có mối quan hệ tương quan trong tổng thể. Eigenvalue = 2.193 > 1 có nghĩa là nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt và phương sai trích là 72,57% > 50% điều này cho thấy việc phân tích 5 nhân tố giải thích được 72,57% sự biến thiên của các biến quan sát. Do đó, kết quả EFA được chấp nhận và có thể sử dụng cho bước phân tích hồi quy tiếp theo.

Bảng 2. KMO and Bartlett's Test biến độc lập

Hệ số KMO

0.689

Kiểm định Bartlett’s

Chi bình phương xấp xỉ

1625.955

df

190

Sig.

.000

Nguồn: Phân tích dữ liệu của nhóm tác giả

Bảng 3. Ma trận xoay của biến độc lập

Rotated Component Matrixa

Biến quan sát

Nhân tố

1

2

3

4

5

NVKT4

0.894

 

 

 

 

NVKT1

0.889

 

 

 

 

NVKT3

0.858

 

 

 

 

NVKT2

0.840

 

 

 

 

NQT2

 

0.875

 

 

 

NQT3

 

0.874

 

 

 

NQT4

 

0.854

 

 

 

NQT1

 

0.837

 

 

 

KSNB3

 

 

0.889

 

 

KSNB4

 

 

0.846

 

 

KSNB1

 

 

0.820

 

 

KSNB2

 

 

0.805

 

 

CST3

 

 

 

0.872

 

CST2

 

 

 

0.845

 

CST1

 

 

 

0.815

 

CST4

 

 

 

0.803

 

PMKT4

 

 

 

 

0.839

PMKT1

 

 

 

 

0.830

PMKT2

 

 

 

 

0.812

PMKT3

 

 

 

 

0.746

Nguồn: Phân tích dữ liệu của nhóm tác giả

       Nhìn Bảng 3, ma trận xoay thấy rằng hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đáp ứng yêu cầu mang ý nghĩa về mặt thống kê khi > 0.5 và mỗi biến quan sát chỉ tải lên 1 nhân tố duy nhất. Điều này cho thấy giữa các biến có mối quan hệ tương quan với nhau. Do đó, tác giả kết luận thang đo của các biến độc lập đều đáp ứng được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

  • Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc

Bảng 4. KMO and Bartlett's Test biến phụ thuộc

Hệ số KMO

0.819

Kiểm định Bartlett’s

330.284

1625.955

10

190

0.000

0.000

Nguồn: Phân tích dữ liệu của nhóm tác giả

Từ Bảng 4 cho thấy kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc như sau: Hệ số KMO = 0,819 nên EFA phù hợp với dữ liệu và thống kê Chi-Square có giá trị 330.284 với mức ý nghĩa Sig.= 0,000.

Phương sai trích được sau EFA là 64,071% cho thấy, nhân tố được rút trích giải thích được 64,071% biến thiên của dữ liệu tại hệ số Eigenvalue = 3,204 >1. Do đó, kết quả EFA được chấp nhận và có thể sử dụng cho bước phân tích hồi quy tiếp theo.

Qua việc đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy các biến quan sát đều đạt yêu cầu. Do đó, các giả thuyết tác giả xây dựng trong mô hình nghiên cứu được giữ nguyên.

4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính

Tác giả sử dụng phương pháp Pearson để xem xét mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc. Kết quả cho thấy biến phụ thuộc với các biến độc lập đều có mức ý nghĩa Sig.<0.05 có thể kết luận rằng 5 biến độc lập đều có mối tương quan với biến phụ thuộc. Tác giả sử dụng phương sai hệ số phóng đại VIF để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả các nhân tố đều có hệ số VIF < 2 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Vì vậy, Mô hình hồi quy có dạng:

CL= β0 + β1NVKT + β2PMKT + β3KSNB + β4NQT + β5CST +ε

Phương pháp phân tích hồi quy được thực hiện phương pháp Enter.

Kết quả hồi quy tuyến tính bội (Bảng 5) cho thấy, hệ số xác định R2 (R-square) là 0.693 và R2 hiệu chỉnh (Adjusted R-quare) là 0.682, có nghĩa là mô hình tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu ở mức 68,2% có ý nghĩa mô hình đã giải thích được 68,2% sự biến thiên của biến phụ thuộc chất lượng thông tin trên BCTC.

       Để kiểm định xem có sự tự tương quan giữa các biến độc lập với nhau hay không bằng hệ số Durbin - Watson. = 1,996 thỏa mã điều kiện yêu cầu đặt ra (1 < D < 3). 

Bảng 5. Bảng tóm tắt mô hình hồi quy

Mô hình

R

R2

R2 hiệu chỉnh

Độ lệch chuẩn

Kiểm định tự tương quan

1

0.832a

0.693

0.682

0.35107

1.996

Nguồn: Phân tích dữ liệu của nhóm tác giả

Kết quả phân tích ANOVA (Bảng 6) cho thấy, trị thống kê F có giá trị 62.260 được tính từ giá trị R2 của mô hình đầy đủ, tại mức ý nghĩa Sig. = 0,000, do đó mô hình hồi quy tuyến tính của nghiên cứu được xem là phù hợp với tập dữ liệu thực và có thể sử dụng.

Bảng 6. Kết quả Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

ANOVA

Mô hình

Tổng bình phương

Df

Bình phương trung bình

F

Mức ý nghĩa

1

Hồi qui

38.369

5

7.674

62.260

.000b

Phần dư

17.009

138

0.123

 

 

Tổng

55.378

143

 

 

 

Nguồn: Phân tích dữ liệu của nhóm tác giả

Dựa vào kết quả trình bày ở Bảng 7, có 5 nhân tố có tác động đến CLTT BCTC (hệ số beta dương) với mức ý nghĩa Sig. đều nhỏ hơn 0.05. Do đó, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 mà tác giả đề ra được chấp nhận.

Bảng 7. Các thông số của từng biến trong phương trình hồi quy

Nguồn: Phân tích dữ liệu của nhóm tác giả

Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng như sau:

CL = 0,364NVKT + 0,341PMKT + 0,268KSNB + 0,327NQT + 0,356CST

       Qua kết quả nghiên cứu, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần: Trình độ nhân viên kế toán (β=0,364); Chính sách thuế (β=0,356); Chất lượng phần mềm kế toán (β=0.341); Sự hỗ trợ từ phía nhà quản trị (β=0.327) và Hệ thống kiểm soát nội bộ (β=0.268).

5. Kết luận và đề xuất giải pháp

       CLTT BCTC luôn là mối quan tâm của doanh nghiệp nói chung và các đối tượng sử dụng như chủ nợ, người cho vay, cơ quan quản lý nói riêng. Để góp phần nâng cao CLTT trên BCTC của công ty TNHH trên địa bàn TP. Biên Hòa nói riêng và CLTT trên BCTC của cả nước nói chung, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, các công ty nên tạo điều kiện cho nhân viên kế toán nâng cao trình độ chuyên môn cập nhật, nắm bắt và áp dụng các chính sách mới kịp thời vào hệ thống kế toán tại doanh nghiệp, nhằm hạn chế tối đa việc sai sót trên BCTC.

Thứ hai, các công ty cần trang bị cho nhân viên kế toán một phần mềm kế toán chất lượng nhằm mục đích giảm thiểu các thiếu sót và các công đoạn thủ công.

Thứ ba, cần xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hoạt động có hiệu quả như: thường xuyên tổ chức công tác kiểm tra giữa các bộ phận, xây dựng quy định hoàn thiện, áp dụng công nghệ thông tin vào góp phần nâng cao sự hoạt động hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó dẫn đến CLTT BCTC được gia tăng.

Thứ tư, nhà quản trị công ty phải có kiến thức, am hiểu sơ bộ trong lĩnh vực kế toán,quan tâm đến việc vận hành của bộ phận kế toán.

Thứ năm, tuân thủ đầy đủ các quy định về chính sách thuế hiện hành. Việc kê khai chi phí, các loại hóa đơn đầu vào và đầu ra phải trung thực, đầy đủ. Chấp hành các quy định và chuẩn mực về kế toán, tránh trường hợp cố ý gian lận hoặc sai sót gây ảnh hưởng đến tính minh bạch trong BCTC.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Nguyễn Thị Thanh Trầm (2021). Xác định các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tạp chí Công Thương, số 17, 342-347.
  2. Nguyễn Đình Chiến, Trần Thị Giang (2023). Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa địa bàn TP. Huế. Luận văn Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.
  3. Phạm Quốc Thuần, La Xuân Đào (2016). Chất lượng thông tin báo cáo tài chính - Tác động của các nhân tố bên ngoài: Phân tích nghiên cứu tình huống tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 19(Q1), 61-70.
  4. Trần Thế Nữ, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Đặng Phạm Ý Mỹ (2023). Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, 2, 99-112.
  5. Vũ Quốc Thông, Lưu Bảo Vy (2022). Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sai sót trên báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Công Thương, 24, 348-353.
  6. Al-Hiyari A., Al-Mashregy M. H. H., Mat N. K., & Alekam J. M_(2013). Factors that affect accounting information system implementation and accounting information quality: A survey in University Utara Malaysia. American Journal of Economics, 3(1), 27-31.
  7. FASB (2010). Statement of financial accounting concepts No. 8. September 2010.
  8. Fathi J. (2013). The determinants of the quality of financial information disclosed by French listed companies. Mediterranean Journal of Social Sciences, 4(2), 319-336.
  9. IASB E. D (2010). Conceptual framework for financial reporting. International Accounting Standards Board (IASB).
  10. Xu H., Horn Nord J., Daryl Nord G., & Lin B (2003). Key issues of accounting information quality management: Australian case studies. Industrial Management & Data Systems, 103(7), 461-470.

 

Factors affecting the quality of financial statements

of limited liability companies in Bien Hoa city, Dong Nai province

Pham Thi Thanh Huyen1

Master. Nguyen Thi Vung1

1Dong Nai University

Abstract: 

This study assessed and pointed out the factors affecting the information quality of the financial statements of limited liability companies in Bien Hoa city, Dong Nai province. The study surveyed 144 limited liability companies in Bien Hoa City. The study found that there are five factors affecting the information quality of financial statements. These factors, listed in descending order of impacting level, are the qualifications of accountants, tax policy, quality of accounting software, support from the administrator, and the internal control system. Based on the paper’s findings, some solutions were proposed to improve the information quality of the financial statements of limited liability companies in Bien Hoa city in particular and across the country in general.

Keywords: information quality, financial statements, limited liability companies, Bien Hoa city, Dong Nai province.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 12 tháng 5 năm 2024]