TÓM TẮT:
Bài viết trình bày các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo kỹ năng mềm tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Nghiên cứu được thực hiện với 300 sinh viên được chọn mẫu điều tra thông qua phương thức phỏng vấn và trả lời câu hỏi. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có tổng cộng 6 yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo kỹ năng mềm tại đây.
Từ khóa: Sự hài lòng, chất lượng đào tạo, kỹ năng mềm, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
1. Đặt vấn đề
Trong thời kỳ hội nhập, khi mà các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng chú trọng về vấn đề tuyển dụng lao động tại Việt Nam, kỹ năng mềm (KNM) là một trong những yếu tố được được quan tâm nhiều nhất (chỉ sau trình độ chuyên môn và khả năng thích ứng linh hoạt).
Nhận thấy được tầm quan trọng của KNM, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã sớm đưa chương trình đào tạo KNM vào giảng dạy cho sinh viên. Tuy nhiên, số lượng sinh viên tham gia đào tạo KNM tại Trường có xu hướng ngày càng giảm.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp trong thời đại hội nhập, việc nâng cao chất lượng đào tạo KNM trở thành một nhiệm vụ cấp bách đối với Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Vì vậy, nghiên cứu tập trung vào đề tài “Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo kỹ năng mềm tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An” để làm rõ hơn và qua đó dùng kết quả để cải thiện chất lượng đào tạo hiện nay.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo kỹ năng mềm tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức.
- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử.
- Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
3. Phân tích kết quả
3.1. Phân tích kết quả các thang đo lường khái niệm nghiên cứu
Bảng 1. Kết quả phân tích 6 thang đo nghiên cứu
Biến quan sát |
Trung bình thanh đo nếu loại biến |
Phương sai thang đo nếu loại biến |
Tương quan biến - tổng |
Cronbach’s Alpha nếu loại biến |
Thang đo: Chất lượng giảng viên. Cronbach’s Alpha = 0.851 |
||||
CLGV1 |
13.6029 |
13.930 |
.700 |
.811 |
CLGV2 |
13.4853 |
14.133 |
.715 |
.806 |
CLGV3 |
13.0662 |
14.911 |
.764 |
.798 |
CLGV4 |
13.0993 |
14.724 |
.737 |
.803 |
CLGV5 |
13.4669 |
16.287 |
.440 |
.879 |
Thang đo: Cơ sở vật chất. Cronbach’s Alpha = 0.907 |
||||
CSVC1 |
13.3199 |
17.237 |
.786 |
.882 |
CSVC2 |
13.6691 |
19.617 |
.557 |
.928 |
CSVC3 |
13.4779 |
16.819 |
.887 |
.861 |
CSVC4 |
13.7574 |
18.111 |
.717 |
.897 |
CSVC5 |
13.4816 |
16.546 |
.901 |
.857 |
Thang đo: Chương trình đào tạo. Cronbach’s Alpha = 0.878 |
||||
CTDT1 |
14.7279 |
11.357 |
.797 |
.830 |
CTDT2 |
14.8493 |
11.324 |
.707 |
.854 |
CTDT3 |
14.5257 |
11.689 |
.862 |
.819 |
CTDT4 |
15.0294 |
13.202 |
.512 |
.896 |
CTDT5 |
14.7647 |
12.151 |
.702 |
.853 |
Thang đo: Sự tin cậy. Cronbach’s Alpha = 0.879 |
||||
STC1 |
10.2426 |
6.974 |
.819 |
.812 |
STC2 |
10.2132 |
7.002 |
.789 |
.824 |
STC3 |
10.2500 |
7.133 |
.784 |
.826 |
STC4 |
10.6324 |
8.130 |
.570 |
.906 |
Thang đo: Sự cảm thông. Cronbach’s Alpha = 0.877 |
||||
SCT1 |
10.5919 |
8.730 |
.749 |
.837 |
SCT2 |
10.5882 |
7.926 |
.812 |
.810 |
SCT3 |
10.5331 |
7.932 |
.858 |
.791 |
SCT4 |
10.8272 |
9.937 |
.537 |
.913 |
Thang đo: Chính sách học phí. Cronbach’s Alpha = 0.786 |
||||
CSHP1 |
9.7243 |
8.193 |
.576 |
.741 |
CSHP2 |
9.9890 |
7.317 |
.678 |
.687 |
CSHP3 |
9.7132 |
6.759 |
.751 |
.644 |
CSHP4 |
9.7390 |
9.596 |
.385 |
.825 |
Thang đo: Mức độ hài lòng. Cronbach’s Alpha = 0.922 |
||||
MDHL1 |
6.9044 |
1.710 |
.826 |
.902 |
MDHL2 |
6.8897 |
1.560 |
.884 |
.854 |
MDHL3 |
6.9265 |
1.589 |
.820 |
.907 |
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy tất cả các thang đo đưa ra đều hợp lệ. (Bảng 1)
3.2. Kết quả nhân tố khám phá (EFA - Exploratory factor analysis)
Các biến đã đạt yêu cầu trong Cronbach alpha đều được đưa vào phân tích EFA. Chỉ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin Measure of Sampling Adequacy) được dùng để phân tích sự thích hợp của các yếu tố. Phân tích chỉ được sử dụng khi hệ số KMO có giá trị lớn hơn 0.5. (Bảng 2)
Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá
Ma trận xoay nhân tố |
||||||
|
Nhân tố |
|||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
CSVC5 |
.921 |
|
|
|
|
|
CSVC3 |
.913 |
|
|
|
|
|
CSVC1 |
.855 |
|
|
|
|
|
CSVC4 |
.817 |
|
|
|
|
|
CSVC2 |
.689 |
|
|
|
|
|
CTDT3 |
|
.886 |
|
|
|
|
CTDT1 |
|
.823 |
|
|
|
|
CTDT5 |
|
.820 |
|
|
|
|
CTDT2 |
|
.736 |
|
|
|
|
CTDT4 |
|
.654 |
|
|
|
|
CLGV3 |
|
|
.872 |
|
|
|
CLGV4 |
|
|
.861 |
|
|
|
CLGV1 |
|
|
.775 |
|
|
|
CLGV2 |
|
|
.760 |
|
|
|
CLGV5 |
|
|
.534 |
|
|
|
STC1 |
|
|
|
.884 |
|
|
STC3 |
|
|
|
.870 |
|
|
STC2 |
|
|
|
.853 |
|
|
STC4 |
|
|
|
.702 |
|
|
SCT3 |
|
|
|
|
.869 |
|
SCT2 |
|
|
|
|
.838 |
|
SCT1 |
|
|
|
|
.798 |
|
SCT4 |
|
|
|
|
.697 |
|
CSHP3 |
|
|
|
|
|
.832 |
CSHP2 |
|
|
|
|
|
.772 |
CSHP1 |
|
|
|
|
|
.673 |
CSHP4 |
|
|
|
|
|
.649 |
3.3. Kết quả hồi quy tuyến tính bội
Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0.692 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 69,2%. Nói cách khác, khoảng 69,2% khác biệt của mức độ thỏa mãn quan sát có thể được giải thích bởi sự khác biệt của 6 nhân tố: chất lượng giảng viên - CLGV, cơ sở vật chất - CSVC, chương trình đào tạo - CTĐT, sự tin cậy - STC, sự cảm thông - SCT, chính sách học phí - CSHP). (Bảng 3)
Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội của 6 nhân tố nghiên cứu
Coefficientsa |
||||||||
Mô hình |
Hệ số chưa chuẩn hóa |
Hệ số chuẩn hóa |
t |
Sig. |
Thống kê đa cộng tuyến |
|||
B |
Sai số chuẩn |
Beta |
Độ chấp nhận của biến |
Hệ số phóng đại phương sai (VIF) |
||||
1 |
(Hằng số) |
.137 |
.145 |
|
.945 |
.345 |
|
|
CLGV |
.083 |
.027 |
.125 |
3.039 |
.003 |
.689 |
1.452 |
|
CSVC |
.169 |
.022 |
.280 |
7.723 |
.000 |
.882 |
1.134 |
|
CTDT |
.213 |
.029 |
.290 |
7.212 |
.000 |
.719 |
1.391 |
|
STC |
.131 |
.027 |
.185 |
4.924 |
.000 |
.821 |
1.217 |
|
SCT |
.212 |
.026 |
.325 |
7.984 |
.000 |
.701 |
1.427 |
|
CSHP |
.148 |
.028 |
.216 |
5.355 |
.000 |
.718 |
1.394 |
4. Hàm ý giải pháp
* Hàm ý sự cảm thông
- Cho sinh viên gia hạn đóng học phí nếu sinh viên chậm đóng vì các lý do chính đáng.
- Miễn giảm học phí đối với những đối tượng đặc biệt như có sổ hộ nghèo, cận nghèo.
* Hàm ý chương trình đào tạo
- Cải thiện chất lượng chương trình đào tạo KNM gắn liền với nhu cầu doanh nghiệp.
- Xây dựng mối quan hệ thắt chặt với các cơ quan, doanh nghiệp nơi tiếp nhận những sản phẩm đào tạo của nhà trường để xây dựng những bước cải tiến chuẩn đầu ra.
* Hàm ý cơ sở vật chất
- Cải thiện các cơ sở vật chất hiện đại hơn cho sinh viên học kỹ năng mềm, góp phần để tiếp cận tri thức một cách dễ dàng hơn.
- Tiếp tục trang bị nhiều sách giáo khoa về KNM, tạp chí, báo, internet, wifi đó là môi trường tốt cho việc giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học.
* Hàm ý chính sách học phí
- Giảm học phí cho sinh viên học cả khóa học.
- Miễn giảm cho những sinh viên thuộc diện đặc biệt hoặc sinh viên đạt loại thủ khoa đầu vào, xuất sắc.
* Hàm ý sự tin cậy
- Tạo niềm tin vững chắc trong mối quan hệ giữa nhà trường và sinh viên bằng những thông tin chính xác, theo kế hoạch đề ra.
- Liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, làm tăng giá trị chứng nhận đào tạo bằng nhiều phương thức như chứng chỉ, chứng nhận.
* Hàm ý chất lượng giảng viên
- Nhà trường cần tiếp tục đào tạo giảng viên chuyên sâu về giảng dạy kỹ năng mềm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Mỗi giảng viên nên tự nghiên cứu và cập nhật những phương pháp giảng dạy mới và phù hợp với các hoạt động giảng dạy KNM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008): Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh.
- Hoàng Trọng (2008): Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội, NXB Thống kê.
- Fallows S. and Steven C. (2000): Integrating Key Skills in Higher Education. Kogan Page, London.
- Juran M. Joseph (1995): A history of managing for quality: The evolution, trends, and future directions of managing for quality. Milwaukee, Wisconsin.
- Marcel M. Robles (2012): Executive Perceptions of the Top 10 Soft Skills Needed in Today’s Workplace. Business Communication Quarterly, 75(4) 453 - 465.
Factors impact the satisfaction level of student about the quality of soft skill training provided by Long An University of Economics and Industry
Ph.D Tran Thi Thuy Trang
Faculty of Economics, Van Hien University
Nguyen Thi Nhu Y
Long An University of Economics and Industry
ABSTRACT:
This research was conducted by using interview and questionnaire methods with 300 students studying at Long An University of Economics and Industry. Then, the collected data was processed and analyzed by the SPSS 20.0. The result of regression analysis showed that lecturer quality, material facilities, training program, reliability, sympathy and tuition policy factors impact the satisfaction level of student about the quality of soft skill training provided by Long An University of Economics and Industry.
Keyword: Satisfaction, training quality, soft skill, Long An University of Economics and Industry.