Công đoàn Dệt May góp phần tạo nên những dấu ấn, lan tỏa sự đoàn kết, gắn bó và không khí phấn khởi trong CNVCLĐ
Công đoàn Dệt May Việt Nam (Công đoàn Dệt May) hiện quản lý trực tiếp 116 Công đoàn cơ sở (CĐCS) có trụ sở đóng trú tại 3 miền Bắc - Trung - Nam (12 đơn vị có vốn Tập đoàn Dệt May Việt Nam chi phối 100%; 82 đơn vị là Công ty CP; 11 đơn vị là công ty TNHH, 03 công ty liên doanh với nước ngoài; 8 đơn vị thuộc khối HCSN) với tổng số 104.808 đoàn viên công đoàn/110.322 LĐ (trong đó đoàn viên nữ chiếm tỉ lệ trên 70%). Công đoàn Dệt May còn tham gia với các Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) địa phương phối quản các Công đoàn ngành Dệt May Bình Dương, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh (với tổng số 120 CĐCS, 34.903 đoàn viên /38.635 lao động).
Tại Hội nghị Đại diện Công đoàn Dệt May Việt Nam cho biết ngay từ đầu năm 2024, trên cơ sở Chương trình hành động thực hiện nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội VI Công đoàn Dệt May, Công đoàn Dệt May đã ban hành chương trình công tác năm 2024 với các nội dung trọng tâm, công việc trọng điểm, gắn với thời gian cụ thể và tập trung vào các dịp, sự kiện trọng đại của Ngành và tổ chức Công đoàn, trong đó công tác chỉ đạo, điều hành được đổi mới, vận dụng linh hoạt, sáng tạo.
Trong quá trình hoạt động, tổ chức Công đoàn Dệt May luôn gắn các phong trào, lồng ghép hoạt động công đoàn với nhiệm vụ chính trị, đảm bảo sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, tranh thủ sự hỗ trợ tạo điều kiện của chuyên môn đồng cấp; Gắn công tác lãnh đạo chỉ đạo với hoạt động kiểm tra, giám sát, nắm bắt và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh; đặt nhu cầu hợp pháp chính đáng của NLĐ lên hàng đầu để thực hiện công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ NLĐ; Đồng thời chú trọng thực hiện cải cách hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công đoàn, tiết kiệm thời gian, chi phí…
Kết quả năm 2024, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã thực hiện đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu do Tổng liên đoàn giao như tuyên truyền; thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hoạt động Tháng công nhân, chất lượng bữa ăn ca, kiểm tra tài chính, kết nạp Đảng viên; chủ tịch CĐCS mới được bầu được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức. Toàn Ngành không có vụ án nào về lao động khởi kiện tại tòa. Riêng chỉ tiêu phát triển đoàn viên không đạt là do bối cảnh khó khăn đặc thù của Ngành Dệt May (năm 2024, đa số doanh nghiệp trong Ngành duy trì quy mô hiện có, chỉ tuyển mới thay thế cho lao động nghỉ hưu, thôi việc, không thực hiện đầu tư mở rộng, dẫn đến không có nhiều dư địa trong phát triển đoàn viên)
Các kết quả nổi bật năm 2024 của Công đoàn Dệt May Việt Nam
1. Phối hợp với NSDLĐ có nhiều giải pháp duy trì việc làm, bảo toàn đội ngũ và nâng cao đời sống cho NLĐ, có nhiều chính sách hỗ trợ đơn vị thúc đẩy sản xuất. Thu nhập của NLĐ luôn giữ vững và cao hơn mức bình quân chung của toàn ngành dệt may (10,06 triệu đồng/người/tháng)
2. Tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Ngày hội Công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” Xuân Giáp Thìn 2024 tại 5 điểm trên cả nước. Đẩy mạnh chăm lo cho NLĐ với tổng số tiền chi của toàn hệ thống trên 63 tỷ đồng.
3. Thương lượng và ký kết thành công Thỏa ước Lao động tập thể ngành lần thứ VI với nhiều nội dung tiến bộ hơn quy định của pháp luật.
4. Tổ chức Kỷ niệm 95 năm ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam và Hội diễn văn nghệ ngành Dệt May lần thứ Nhất tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam.
5. Công tác Truyền thông tiếp tục được đổi mới phong phú, đa dạng trên tất cả các kênh, các nền tảng; Tham gia 2 cuộc thi trực tuyến do TLĐ phát động, đứng thứ 2 khối Công đoàn ngành và Công đoàn Tổng Công ty. Có 01 tập thể và 02 cá nhân được TLĐ tôn vinh khen thưởng.
6. Tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân, nhiều hoạt động sâu rộng được các cấp công đoàn hưởng ứng tập trung vào công tác chăm lo, thi đua trong CNLĐ. Tổng số kinh phí chi của cả hệ thống lên tới trên 4.4 tỷ đồng. Khen thưởng 23 lượt tập thể có thành tích về việc thực hiện chế độ chính sách và ATVSLĐ, tổ chức tốt các hoạt động thiết thực dành cho NLĐ...
7. Việc nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho NLĐ được chú trọng, có 69.890 lượt người được học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. Tổ chức tâp huấn nghiệp vụ cho 483 lượt cán bộ công đoàn chuyên trách, CĐCS tại 3 khu vực.
8. Phối hợp vớp Tập đoàn DMVN tổ chức thành công Ngày Hội Lao động sáng tạo ngành Dệt May lần thứ VI năm 2024, khen thưởng 18 tập thể và 57 tác giả, nhóm tác giả xuất sắc.
9. Năm thứ 6 liên tiếp xét chọn, tôn vinh “DN vì NLĐ”, trong đó 7 đơn vị đạt danh hiệu cấp quốc gia, 12 đơn vị đạt danh hiệu cấp ngành.
10. Xét chọn và tôn vinh 26 Gia đình dệt may tiêu biểu; trao Giải thưởng “Nguyễn Thị Sen” cho 10 nữ CNVCLĐ tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển ngành. Tổ chức chương trình “Bay cao ước mơ” tôn vinh con NLĐ đạt thành tích xuất sắc trong học tập và trao học bổng “Đồng hành cùng em đến trường” cho con NLĐ khó khăn.
Có thể nói những kết quả, hoạt động nổi bật được các cấp của Công đoàn Dệt May nỗ lực thực hiện trong năm 2024, đã góp phần tạo nên những dấu ấn, lan tỏa sự đoàn kết, gắn bó và không khí phấn khởi trong CNVCLĐ, góp phần quan trọng thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của từng DN và toàn hệ thống.
Với các thành tích đạt được, năm 2024 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tặng 7 cờ, 36 bằng khen cho 43 tập thể và cá nhân thuộc Công đoàn Dệt May “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh”; đồng thời tặng 2 cờ, 7 bằng khen chuyên đề văn hóa thể thao, ATVSLĐ cho các tập thể và cá nhân. Công đoàn Dệt May tặng 34 cờ, 60 bằng khen toàn diện cho các đơn vị cơ sở và 162 cá nhân xuất sắc.
Năm 2024, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Ngành tiếp tục được duy trì có nhiều khởi sắc, nhất là ngành May. Đại đa số các doanh nghiệp trong hệ thống đảm bảo việc làm, thu nhập tăng, đời sống của NLĐ được cải thiện. Nhiều đơn vị đã có đủ việc làm cho NLĐ hết Quý I năm 2025, một số còn ký được đơn hàng hết Quý II thậm chí là Quý III/2025. Năm 2024, Kim ngạch xuất khẩu dệt may cán đích 44 tỷ USD, đạt 100% kế hoạch đề ra, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là tín hiệu tích cực tạo động lực cho ngành dệt may phát triển ổn định trong năm 2025 và những năm tiếp theo. Năm 2024, thu nhập bình quân của NLĐ trong hệ thống Công đoàn Dệt May đạt 10,06 triệu đồng/người/tháng (tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023). Tình hình quan hệ lao động ổn định. Toàn hệ thống không xảy ra ngừng việc tập thể hoặc phát sinh tranh chấp lao động.
Hoạt động công đoàn Ngành cần hướng tới là tinh gọn, hiệu quả, sáng tạo
Ông Phan Văn Anh chia sẻ, năm 2024 - năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội công đoàn các cấp các cấp, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã chủ động sáng tạo trong việc triển khai Nghị quyết đặc biệt trong công tác chỉ đạo, tuyên truyền, quán triệt học tập Nghị quyết…(kết quả các cấp công đoàn trong toàn Ngành nắm rất sâu về chủ trương Nghị quyết…); Triển khai sáng tạo nhiều hoạt động, sự kiện phát động trong công nhân viên chức lao người lao động các cấp công đoàn ngành Dệt May thi đua lao động sản xuất chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; Chủ động đào tạo tâp huấn cán bộ công đoàn nhất là cán bộ công đoàn cơ sở cũng như đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn tay nghề cho người lao động;
Đồng thời làm tốt công tác chăm lo cho đoàn viên người lao động thường xuyên liên tục, tập trung vào các thời điểm cao điểm, tạo điểm nhấn tính lan tỏa như Tháng công nhân, Tết cổ truyền…đặc biệt tổ chức thiết thực, hiệu quả các phong trào thi đua lao động như lao động giỏi lao động sáng tạo…góp phần vào việc ổn định phát triển bền vững của các doanh nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động.
Về nhiệm vụ thời gian tới ông Phan Văn Anh nhấn mạnh, năm 2025 có nhiều sự kiên lớn như Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội Thi đua toàn quốc kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng, đất nước, dân tộc…Theo đó, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Công đoàn Dệt May tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn trong cán bộ công đoàn trong công nhân viên chức người lao động ngành Dệt May ( như tuyền về Đại hội đảng các cấp, ngày lễ lớn, trọng đại của đất nước…để vận động đoàn viên người lao động hưởng ứng tham gia;
Đồng thời đẩy mạnh truyên truyền, tập huấn về Luật Công đoàn 2024 (mới được Quốc hội thông qua) để các cấp công đoàn nắm bắt về những thay đổi, nội dung mới trong Luật trong tổ chức thực hiện các hoạt động…tăng cường triển khai đào tạo, tập huấn tuyên truyền về Điều lệ Công đoàn Việt Nam, hướng dẫn thi hành Luật Công Đoàn Việt Nam, tiếp tục phát triển đoàn viên, đẩy mạnh công tác đối thoại…
Công đoàn Dệt May Việt Nam có những bước tiến thực chất gắn bó với NLĐ, công nhân trong ngành Dệt May
Tham dự Hội nghị ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam đánh giá cao những hoạt động thực chất, gắn bó với người lao động người công nhân trong ngành Dệt May của các cấp Công đoàn Dệt May, theo ông Trường đây là những tiền đề quan trọng cho phát triển bền vững của Tập đoàn và lực lượng lao động ngành Dệt May.
Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dệt May Việt Nam nhìn nhận tổ chức Công đoàn Ngành đã trở thành đối tác tin cậy hiệu quả của các Hội đồng quản trị, cơ quan điều hành doanh nghiệp trong hệ thống. Công đoàn Dệt May đã có những bước tiến thực chất, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua thách thức kéo dài từ 2023 (thiếu việc làm, đơn hàng và thu nhập thấp cũng là năm có lợi nhuận, hiệu quả thấp nhất trong suốt 10 qua) đến 6 tháng đầu năm 2024.
Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam chia sẻ vì giữ được các tài sản quan trọng đối với các doanh nghiệp là người lao động, khách hàng và vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu, qua giai đoạn khó khăn, tận dụng cơ hội từ thị trường ngành Dệt May Việt Nam đã vươn lên hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu năm 2024 trong đó có chỉ tiêu thu nhập của người lao động (lần đầu tiên hệ thống có lương bình quân cho người lao động vượt qua 10 triệu đồng đây có thể được xem như kỳ tích với một ngành nhiều lao động như Dệt May (120 nghìn đoàn viên công đoàn trong hệ thống Công đoàn Dệt may, 60 nghìn công nhân lao động trực tiếp…chưa kể các đơn vị thành viên, đơn vị liên kết).
Ông Lê Tiến Trường cho biết thêm từ vài năm gần đây trong Hệ thống, Công đoàn Dệt May đã triển khai các hoạt động mang tính thực chất, gắn bó cao, không còn là câu chuyện xin - cho mà là phối hợp cùng doanh nghiệp tổ chức các hoạt động và chứng minh chất lượng bằng hiệu quả thực tế từ các hoạt này. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hoạt động của Công đoàn Dệt May theo chủ trương tinh gọn hiệu quả mà Đảng ủy Tập đoàn Dệt May Việt Nam yêu cầu.
Đánh giá về cơ hội thách thức của Ngành giai đoạn tiếp theo ông Trường chia sẻ đi vào khu vực có giá trị cao hơn sẽ là định hướng phát triển của Ngành Dệt May thời gian tới đồng thời sản xuất tinh gọn, lấy công nghệ tự động hóa để tăng năng suất, hiệu quả… vì thế dư địa phát triển đoàn viên với Công đoàn Dệt May sẽ khó thực hiện, theo đó mục tiêu của Công đoàn Dệt May sẽ phải là tập trung vào nâng cao đời sống ngày càng tốt hơn cho những đoàn viên hiện có.
Về triển khai nhiệm vụ thời gian tới ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh năm 2025 sẽ diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như Đại hội Đảng bộ các cấp (…theo đó một số chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Công đoàn Dệt May nhiệm kỳ 2023 - 2028 cũng sẽ phải cập nhật để phù hợp với bối cảnh mới. Ông Trường cho biết trong 5 năm tới Tập đoàn dự kiến đặt mục tiêu tăng gấp đôi lợi nhuận hợp nhất và đạt mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu của các đơn vị (trong Tập đoàn), trên cơ sở là các giải pháp tự động hóa và các khu vực giá trị gia tăng cao nhưng không tăng số lượng lao động thậm trí còn giảm. Theo đó ước chừng đến năm 2030 Tập đoàn chỉ sử dụng khoảng 45 nghìn lao động (hiện là 60 nghìn )…
Bối cảnh này ông Trường nhấn mạnh nhiệm vụ của hoạt động công đoàn Ngành cần hướng tới là tinh gọn, hiệu quả, tính sáng tạo và năng suất của sản phẩm mới, tổ chức công đoàn cũng cần tham gia góp ý những kiến nghị, sáng kiến theo hướng tinh gọn hóa hệ thống, lao động, lựa chọn ra những vấn đề phục vụ việc tối ưu cho hoạt động sản xuất từ góc độ người lao động; Chủ động tham gia xây dựng báo cáo chính trị ở cấp cơ sở sẽ là yếu tố quan trọng cho các giải pháp và mục tiêu của tổ chức công đoàn 5 năm tới, đồng thời gắn chặt với mục tiêu giải pháp của doanh nghiệp; Phát triển đoàn viên chăm lo cho đoàn viên sẽ có nhiều thách thức với yêu cầu đổi mới sáng tạo theo đó tỷ lệ lao động có trình độ cao trong Ngành sẽ ngày càng gia tăng theo đó ông Trường nhấn mạnh hoạt động công đoàn trong hệ thống thời gian tới cũng cần thay đổi, hướng tới có chú trọng quan tâm người lao động có trình độ cao để giữ chân, giúp họ gắn bó với doanh nghiệp…
Dự báo năm 2025 ngành Dệt May vẫn phải đối mặt với những thách thức do nhu cầu thị trường chưa thực sự ổn định, cước vận tải biển, chi phí sản xuất tăng; lực lượng lao động có xu hướng ngày một giảm, tuyển dụng mới khó khăn; đặc biệt là yêu cầu “xanh hóa” từ chuỗi sản xuất đến chuỗi cung ứng. Trước những khó khăn, thách thức Công đoàn Dệt May xác định các nhiệm vụ trọng tâm là đồng hành với doanh nghiệp và NLĐ khắc phục khó khăn, tổ chức sâu rộng các phong trào thi đua, thúc đẩy phát triển SXKD; chăm lo, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.
Với chủ đề “Tập trung phát triển đoàn viên, nâng cao chất lượng đội ngũ; xây dựng DN phát triển bền vững, tham gia xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh” Công đoàn Dệt May Việt Nam cho biết năm 2025 sẽ tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ theo 8 nội dung: Tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chế độ chính sách; bảo vệ, chăm lo cho NLĐ; Đẩy mạnh tuyên truyền vận động; thông tin, truyền thông; Tham gia quản lý, tổ chức các phong trào thi đua; Công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; Công tác nữ, gia đình và trẻ em; Công tác kiểm tra giám sát; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công đoàn; đồng thời cụ thể hóa bằng các chương trình thiết thực, hiệu quả gắn liền với thực tiễn.
Cũng tại Hội nghị Công đoàn Dệt May đã kêu gọi toàn hệ thống thi đua đoàn kết, lao động sáng tạo, phát huy sức mạnh tập thể phấn đấu hoàn thành xuất sắc các mục tiêu nhiệm vụ năm 2025.