Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong doanh nghiệp
Hệ thống Công đoàn Dệt May VN hiện có 460 Công đoàn cơ sở (CĐCS) với hơn 238.480 đoàn viên trên tổng số trên 280.840 CBCNVLĐ. Trong đó, CĐ Dệt May VN quản lý trực tiếp 108 CĐCS với trên 106.350 đoàn viên, gồm 6 CĐCS thuộc DN 100% vốn Nhà nước, 87 CĐCS là Cty CP, 11 CĐCS thuộc khối hành chánh sự nghiệp và 4 Cty liên doanh với nước ngoài. Ngoài ra, CĐ Dệt May VN đã ký kết phối hợp với 4 CĐ ngành dệt may địa phương như: Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Lâm Đồng với 213 CĐCS với hơn 61 ngàn đoàn viên. Hàng năm, Tập đoàn Dệt May VN vẫn thường xuyên tạo việc làm mới cho hàng triệu lao động, do mối quan hệ giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động( NSDLĐ) rất được hệ thống Công đoàn ngành quan tâm chú trọng, nhằm đảm bảo được các quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản cho cả hai bên. Bởi vậy, Công đoàn Dệt May VN luôn sát cánh cùng Tập đoàn đồng thuận cao trong việc quan tâm đến ổn định việc làm, đời sống cho NLĐ, coi đây là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Ký kết Thỏa ước lao động tập thể của Công đoàn Dệt May Việt NamNhằm hạn chế khó khăn cho các DN và ổn định tâm lý NLĐ ngay từ những tháng đầu năm 2013, CĐ Dệt May VN đã phối hợp với Tập đoàn Dệt May VN trực tiếp phát động nhiều phong trào thi đua LĐ sản xuất với các mục tiêu, giải pháp thực hiện thiết thực và được các CĐCS tham gia tích cực. Qua các phong trào thi đua ban tổ chức đã trao nhiều giải thưởng cho các đơn vị có thành tích xuất sắc nhất ở các lĩnh vực như: sản xuất kinh doanh đạt lợi nhuận cao nhất, xây dựng mối quan hệ LĐ hài hòa tốt nhất, thu hút nhiều LĐ nhất và tăng trưởng doanh thu nội địa cao nhất… Thu nhập của NLĐ không ngừng tăng thêm, bình thu nhập của NLĐ các đơn vị trực thuộc Công đoàn Dệt May đạt gần 5,2 triệu đồng/ người/ tháng tăng 16,4 %so với năm 2012 đồng thời mang lại sự ổn định, phát triển bền vững các DN ngành Dệt May.
Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động
Song song, cùng các phong trào thi đua lao động sản xuất giỏi trong năm, CĐ ngành Dệt May và các CĐCS còn tích cực phối hợp với các đơn vị, DN tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao và chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho NLĐ. Cụ thể, trong dịp Tết nguyên đán 2013 các cấp công đoàn đã vận động DN thưởng tháng lương thứ 13 và thưởng Tết cho CN. Kết quả, 100% các DN hưởng ứng và thưởng tết cho NLĐ với mức từ 1,5 – 2 tháng lương/người. Một số đơn vị còn bố trí xe hoặc hỗ trợ tiền tàu xe cho NLĐ về quê ăn tết, trợ cấp thăm hỏi CBCNV có hoàn cảnh khó khăn, bố trí nhà ở cho công nhân, duy trì nhà trẻ mẫu giáo, khám sức khỏe định kỳ cho công nhân….
Ngoài ra, các CĐCS còn tổ chức nhiều hoạt động khác phong phú như: Tổ chức đi tham quan về nguồn, các danh lam thắng cảnh của đất nước (May Đức Giang, May Nam Định…); tổ chức nói chuyện chuyên đề về “xây dựng tổ ấm gia đình” (Cty CP Thời trang phát triển cao), tư vấn về chăm sóc SKSS (Tổng Cty CP May Việt Tiến, Tổng Cty May Đồng Nai, Tổng Cty May Nhà Bè, …) hoặc tổ chức thi cắm hoa, nấu ăn, thi viết về đề tài phụ nữ “công nhân viên thanh lịch” của nhóm 4 đơn vị Quốc tế Thắng Lợi, sơ kết phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, thi tìm hiểu luật bình đẳng giới...
Hành trình về nguồn học tập và phát huy truyền thống lao động nữ ngành Dệt MayCông nhân lao động ngành Dệt May có đặc thù hơn 80% là lao động nữ, nên công tác nữ công được Công đoàn quan tâm đúng mức. Vào những dịp 8/3 và 20/10 các CĐCS thường xuyên tổ chức tặng quà cho 80.526 lượt nữ CNVC mức từ 100.000 - 500.000đ/người với tổng trị giá trên 8,3 tỷ đồng, tổ chức 45.813 người đi tham quan nghỉ mát trong nước và nước ngoài với số tiền 41,6 tỷ đồng đã tạo khí thế sôi nổi trong thi đua lao động sản xuất và phong trào CNVCLĐ. Đồng thời, triển khai phong trào thi đua “Phụ nữ tích học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và phong trào “5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kết luận số 55-KL/TW của Ban Bí thư “về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” . ....
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động
Năm 2013, Công đoàn Dệt May VN đã phối hợp cùng Tập đoàn Dệt May VN chỉ đạo, hướng dẫn các CĐCS, DN tổ chức Hội nghị NLĐ, xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở. Đến nay đã có 88/105 CĐCS hưởng ứng việc tự xây dựng bảng nội quy văn hóa DN. Tham gia cùng Viện Công nhân - Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn khảo sát một số CĐCS về: mức sống tối thiểu của người lao động trong doanh nghiệp năm 2013; chất lượng cán bộ và hoạt động của CĐCS; những bức xúc cấp bách đối với giai cấp công nhân sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 20/NQ-TW; thực trạng công nhân tham gia sở hữu trong doanh nghiệp cổ phần. Trong năm đã tổ chức 2 lần hội thảo, tổng kết đánh giá việc thực hiện Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) và ký kết triển khai lần 2 TƯLĐTT ngành. Tính đến nay đã có 100 đơn vị với trên 136 ngàn LĐ tham gia và việc ký kết TƯLĐTT ngành. “Từ khi thực hiện ký kết TƯLĐTT ngành, công đoàn đã thể hiện được rõ các chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của NLĐ và hạn chế được những vụ đình công bất hợp pháp. Đồng thời TƯLĐTT ngành còn mang lại sự ổn định, phát triển bền vững cho DN.
Bước sang năm 2014, dự báo ngành Dệt May VN tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, vì vậy hệ thống CĐ Dệt May đã chỉ đạo các CĐCS tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn luôn đồng hành, sát cánh cùng người lao động, cùng các doanh nghiệp, vượt khó hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ SXKD năm tới. Trên cơ sở đó, CĐ ngành tiếp tục triển khai 4 chương trình trọng điểm, trong đó đặc biệt chú trọng triển khai việc mở rộng ký kết và thực hiện TƯLĐTT ngành tại các đơn vị, DN, tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật và chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.
Thu Hoài