Đẩy mạnh CNH, HĐH song phải gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới, vừa qua, Ban cán sự Đảng- Bộ Công nghiệp đã tổ chức Hộ

PV: Xin Thứ trưởng đánh giá một cách tổng quan về những việc đã làm được và chưa làm được trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 của ngành Công nghiệp thời gian qua?

                Thứ trưởng Nguyễn Xuân Thúy: Như chúng ta đã biết, Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) ban hành ngày 16 tháng 7 năm 1998, là văn kiện quan trọng nhất có tính chiến lược của Đảng về xây dựng nền văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Quán triệt phương hướng chung, 5 năm qua, Ban Cán sự Đảng bộ Công nghiệp đã có những chỉ đạo hết sức chặt chẽ, nhằm làm cho tất cả cán bộ, Đảng viên thuộc Bộ nắm vững và nhất trí cao với các quan điểm chỉ đạo, phương hướng, nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết. Chính vì thế, Ban Cán sự Đảng Bộ Công nghiệp đã chỉ đạo, phối hợp với Đảng bộ Khối Công nghiệp Hà Nội, Đảng uỷ cơ quan Bộ, Đảng uỷ khối cơ sở Bộ Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trong việc triển khai học tập và quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 cho các cấp uỷ và cán bộ chủ chốt. Trên cơ sở đó, các cấp uỷ Đảng tổ chức triển khai đến các Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, xác định trọng tâm của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) là: xây dựng "nền văn hoá doanh nghiệp"; tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hoá, văn minh công nghiệp trong cán bộ, Đảng viên, công nhân viên trong mỗi doanh nghiệp đều có những nét đặc thù riêng. Trên cơ sở 10 nhiệm vụ cụ thể và 5 quan điểm chỉ đạo cơ bản nêu trong Nghị quyết, các Đảng uỷ, Đảng bộ đã chọn những nhiệm vụ trọng tâm để tổ chức thực hiện cho phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mình như lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Công nghiệp, quản lý sản xuất kinh doanh, các đơn vị sự nghiệp. Và như vậy, có thể đánh giá những mặt đã làm được trong 5 năm qua.

                Thứ nhất, về công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống: Trong những năm qua, thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), đặc biệt là tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh trong cán bộ Đảng viên và quần chúng, nhằm ngăn chặn và đẩy lùi sự thoái hoá biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và các hoạt động phản văn hoá. Hàng năm, nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, các đơn vị tổ chức tốt các đợt thi đua tuyên truyền giáo dục truyền thống, chính sách pháp luật... từ đó, xây dựng môi trường văn hoá phong phú lành mạnh, văn minh công nghiệp, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, tiếp nhận thông tin, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao của cán bộ công nhân viên chức. Nhiều đơn vị đã biết phát huy những truyền thống tốt trong phong trào thi đua và đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân cần cù sáng tạo, lập thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Ngành và đất nước.

                Thứ hai, phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo và khoa học- công nghệ: "Giáo dục- Đào tạo là quốc sách hàng đầu", điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII). Giáo dục- Đào tạo là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; là điều kiện quan trọng để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển toàn diện mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hoá- xã hội. Vì vậy, một nội dung quan trọng khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) là thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 2, trong đó vấn đề cốt lõi là xây dựng con người văn hoá, môi trường văn hoá. Trong 5 năm qua, Ban Cán sự đã chú trọng đến công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, Đảng viên; bồi dưỡng kết nạp Đảng viên mới. Ban Cán sự đã chỉ đạo mở được 6 lớp Cử nhân và Cao cấp lý luận chính trị cho 489 cán bộ chủ chốt, 25 lớp lý luận chính trị cho 3.059 Đảng viên mới, mở lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng cho 7.352 quần chúng ưu tú, đã kết nạp 3.643 Đảng viên mới.

                Công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo trong 5 năm qua đã được Ban Cán sự luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Đã có 2.666 đề tài được nghiên cứu trong đó có 181 đề tài cấp nhà nước, 537 đề tài cấp Bộ và cấp Tổng công ty.

                Thứ ba, kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh: Các chỉ tiêu chủ yếu như GTSXCN, doanh thu, nộp ngân sách, kim ngạch xuất khẩu đều có mức tăng trưởng khá, đạt nhịp độ tăng từ 13% đến 17%/năm, đặc biệt có một số doanh nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng cao và liên tục nhiều năm đạt mức tăng trên 25%; các hệ thống quản lý chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội ISO 9000, 1400 và SA 8000 được quan tâm, công tác đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ được coi trọng và đẩy mạnh. Thu nhập bình quân hàng năm đều tăng.

                Thứ tư, về đợt sinh hoạt chính trị tự phê bình và phê bình: Việc xây dựng, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, lối sống cho cán bộ, Đảng viên phải xuất phát từ việc tự phê bình và phê bình của mỗi cán bộ, Đảng viên và các tổ chức Đảng. Với tinh thần đó, các Đảng uỷ, Đảng bộ đã hướng dẫn các tổ chức cơ sở Đảng tổ chức sinh hoạt chính trị phê và tự phê bình trong Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 và Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2). Hướng dẫn đã xác định trọng tâm của đợt sinh hoạt chính trị tập trung với 3 nội dung chủ yếu như nhận thứ tư tưởng và thái độ chính trị đối với đường lối, chủ trương của Đảng và nguyên tắc xây dựng Đảng, phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, tổ chức và sự chỉ đạo, điều hành.

                Thứ năm, thực hiện chính sách kinh tế đối với phát triển văn hoá: Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động tuyên truyền báo chí, cơ sở khám chữa bệnh nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên, Ban Cán sự đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ dành sự quan tâm cả về vật chất và tinh thần cho việc nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người lao động như: phát triển phong trào thể thao, văn nghệ quần chúng, phát động các phong trào thi đua "phát huy sáng, tiết kiệm, hạ giá thành sản phẩm", "tiết kiệm 5% chi phí sản xuất", "năng suất, chất lượng, hiệu quả, hạ giá thành"... Dành một phần chi phí tiết kiệm để thực hiện công tác từ thiện, hỗ trợ người nghèo. Nhiều đơn vị duy trì và phát triển các quỹ nội bộ như "Quỹ hỗ trợ gia đình nghèo", "Quỹ tình thương", "Quỹ xã hội"... các cấp công đoàn vận động cán bộ công nhân viên đóng góp cho hàng nghìn lượt người vay làm kinh tế phụ gia đình, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn...

                Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã làm được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Hiện nay, quá trình hội nhập khu vực và thế giới là đòi hỏi khách quan, tất yếu, vừa là cơ hội, vừa là thách thức với nước ta, trong đó có cả vấn đề hội nhập về văn hoá. Mặc dù Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) đã ban hành được 5 năm, song tính thời sự vẫn còn nguyên giá trị và ngày càng trở nên quan trọng, cấp bách trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

                Việc xây dựng, ban hành pháp luật và các chính sách văn hoá, thể chế hoá nghị quyết, xây dựng và thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng là một trong những tồn tại cơ bản để đưa Nghị quyết của Đảng vào đời sống xã hội.

                Việc kiểm tra thực hiện các chương trình hành động chưa thường xuyên, chưa trở thành nền nếp của các cấp uỷ Đảng và lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Việc phối hợp hành động giữa các ngành, các cấp, giữa trung ương và địa phương trong lĩnh vực văn hoá thiếu đồng bộ, chỉ đạo tập trung. Một số việc còn mang tính phong trào, thời vụ, không có chiều sâu, nên thiếu tính bền vững như việc thực hiện nếp sống kỷ cương, tuân thủ pháp luật, phong trào thể dục thể thao... 

 PV: Vậy qua đợt kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) vừa qua, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì trong công tác giáo dục tư tưởng, nếp sống văn hoá cũng như sản xuất, kinh doanh của toàn ngành thời gian tới, thưa Thứ trưởng?

                Thứ trưởng Nguyễn Xuân Thúy: Có thể rút ra hai bài học chính, đó là bài học về bộ máy lãnh đạo: Tổ chức quán triệt, học tập sâu sắc Nghị quyết Trung ương 5, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của Nghị quyết không những trong cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức trong Ngành, mà việc quán triệt Nghị quyết phải trở thành cuộc vận động lớn trong toàn xã hội. Kiên trì liên tục tổ chức thực hiện với nhận thức đây là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, là động lực to lớn góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị của toàn Đảng, toàn dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp, liên tục của cấp uỷ Đảng và chính quyền.

                Bài học về bản thân cán bộ, Đảng viên: Mỗi cán bộ, Đảng viên nhận thức sâu sắc hơn nữa nội dung của Nghị quyết, gương mẫu thực hiện và vận động quần chúng cùng thực hiện. Quan điểm phát triển văn hoá cần được cụ thể hoá ngay trong các dự án, quy hoạch, chương trình kinh tế- xã hội, các dự án đầu tư phát triển kinh tế.

                Đồng thời, không ngừng nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, đoàn kết nội bộ, chống mọi biểu hiện thoái hoá, biến chất, các hành vi tiêu cực, tham ô, tham nhũng trong cơ quan đơn vị và ngoài xã hội. Cũng như tăng cường và có các biện pháp kiểm tra việc thực hiện, chấp hành Nghị quyết Trung ương 5 trong cán bộ, Đảng viên, uốn nắn kịp thời các biểu hiện chệnh hướng, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm.

                 PV: Để Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) tiếp tục đi vào cuộc sống, tạo động lực cho chiến lược phát triển ngành Công nghiệp trong thời kỳ mới, xin Thứ trưởng cho biết những phương hướng và các biện pháp triển khai trong thời gian tới là gì?

                Thứ trưởng Nguyễn Xuân Thúy: Nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Ban Cán sự tập trung lãnh đạo nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá lành mạnh, tác phong văn minh công nghiệp trong cán bộ, đảng viên, công nhân viên trong toàn ngành Công nghiệp. Phải coi trọng "xây" đi đôi với "chống", trong đó "xây" là chính. Nội dung văn hoá cũng phải thể hiện trong hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Trong thời gian tới, cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:

                1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tổ chức hoạt động thi đua trong lao động sản xuất, nhằm xây dựng đội ngũ công nhân lao động, đề cao tinh thần yêu nước, tinh thần tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung, vì sự phát triển của đơn vị, có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh công nghiệp, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước chung của cộng đồng, có ý thức bảo vệ tài sản, di sản văn hoá.

                2. Quan tâm xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong ngành công nghiệp, tăng cường tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao và tham gia vào hoạt động ở địa phương nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, tạo được khí thể thi đua sôi nổi trong Ngành. Tiến hành thường xuyên công tác tuyên truyền, nêu gương những điển hình tiên tiến. Nhân rộng các gương người tốt, việc tốt. Thực hiện tiết kiệm, tránh lãng phí, xa hoa, xoá bỏ hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan, tạo lập được nếp sống văn minh.

                3. Các Đảng uỷ, tổ chức cơ sở Đảng có kế hoạch thực hiện cụ thể, thiết thực, tạo điều kiện cho tổ chức Công đoàn và Thanh niên hoạt động tích cực trong việc xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên cần phải ý thức được đầy đủ trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện nếp sống văn minh, gương mẫu chấp hành những quy định của Nhà nước, quy định của địa phương nơi mình cư trú. Hàng năm, trong các thời kỳ phân tích chất lượng chi bộ, đảng viên, bình xét các danh hiệu thi đua của tổ chức chính quyền và các đoàn thể quần chúng nên coi đây là một tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất, lối sống của cán bộ, đảng viên, đoàn viên; Mặt khác, cần nghiêm khắc phê bình và xử lý kỷ luật thích đáng đối với những người vi phạm nếp sống văn minh công nghiệp trong đơn vị.

                Để Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) tiếp tục đi vào cuộc sống, trong thời gian tới, Ban Cán sự Đảng tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, công nhân viên trong ngành Công nghiệp hưởng ứng cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", là hình thức thiết thực nhằm đưa Nghị quyết Trung ương 5 đi vào cuộc sống. Các đơn vị bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên chức. Tuyên truyền các hoạt động văn hoá xã hội (kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, chú trọng bảo tồn các di sản văn hoá, tổ chức phong trào văn hoá, văn nghệ, tuyên truyền phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan, cờ bạc, số đề). Biểu dương gương "người tốt việc tốt", những tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua lao động sản xuất.

                Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) về giáo dục và đào tạo, coi trọng giáo dục lý luận chính trị, giáo dục pháp luật, đạo đức lối sống và truyền thống cách mạng trong cán bộ, Đảng viên, công nhân viên chức, học sinh. Phát động các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng, củng cố và nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hoá cơ sở, xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh công nghiệp trong cán bộ, công nhân viên. Xây dựng và hoàn thiện nội quy, quy định về môi trường văn hoá, nếp sống văn minh công nghiệp.

PV: Xin cám ơn Thứ trưởng!

  • Tags: