Tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) NPL dệt may năm 2019 ước đạt 22,38 tỷ USD, tăng hơn 2%% so với năm 2018. Về NK vải đạt 13,5 tỷ USD, tăng hơn 5,6%; NK phụ liệu dệt may đạt 3,86 tỷ USD, tăng 4,5%; NK bông đạt 2,6 tỷ USD, giảm 13,65%, NK xơ sợi đạt 2,42 tỷ USD, tăng 0,04%. KNXK một số mặt hàng may mặc chủ lực ước đạt từ 1 tỷ USD trở lên.
Cũng theo số liệu thống kê của Vitas cho thấy, năm 2019 dệt may Việt Nam xuất siêu 16,62 tỷ USD, tăng 2,25 tỷ USD so với năm 2018. Chênh lệch giữa KNXK và KNNK nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 10,19 điểm phần trăm. Tỷ lệ giá trị nội địa tăng thêm đạt 49,35%, giảm 0,05 điểm phần trăm so với năm 2018.
Thị trường Hoa Kỳ: KNXK hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2019 ước đạt 15,2 tỷ USD tăng 8,9% và chiếm tỷ trọng 38,97% (riêng hàng vải và may mặc ước đạt 14,9 tỷ USD, tăng 8,87% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng 45,2%). Xung đột thương mại Mỹ - Trung cũng ảnh hưởng nhất định đến nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ do giá cả đắt hơn và diễn biến khó lường làm cho người dân Mỹ thận trọng hơn.
Tại thị trường EU, do hiệp định EVFTA chưa có hiệu lực nên XK dệt may chưa tạo ra mức tăng trưởng bứt phá. Dự báo, năm 2019 KNXK hàng dệt và may mặc sang thị trường EU đạt 4,4 tỷ USD, tăng 2,23% chiếm tỷ trọng 11,28%, trong đó mặt hàng vải và may mặc ước đạt 4,25 tỷ USD chỉ tăng 2,95% so với năm 2018.
Ở các thị trường, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEA, KNXK ở các thị trường này đều tăng từ 07 – hơn 10%. Riêng thị trường Nhật Bản, KNXK ước đạt đạt 4,2 tỷ USD, tăng 479%, chiếm tỷ trọng 10,77%, trong đó mặt hàng vải và may mặc ước đạt 3,94 tỷ USD, tăng hơn 3% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng hơn 11%
Năm 2019 là năm các DN sản xuất sợi tiếp tục gặp khó khăn do nhu cầu tiêu thụ không tăng, giá giảm. Tuy vẫn duy trì sản xuất, xuất khẩu, nhưng nhiều DN chịu thua lỗ. Nguyên nhân là do mặt hàng sợi, vải của Trung quốc nằm trong gói 200 tỷ USD bị Mỹ áp thuế 10% từ ngày 24/9/2018 và ngày 10/5/2019 bị nâng lên 25%. Trong khi đó, khoảng 60% sợi XK ra nước ngoài của Việt Nam là xuất sang Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc phá giá đồng nội tệ để đối phó với Mỹ cũng làm cho hiệu quả thu được của các DN Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc giảm.
Về thị trường nội địa, ông Vũ Đức Giang, chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, với trên 95 triệu dân và thu nhập ngày càng tăng, thời gian qua nhiều DN trong nước đã hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đầu tư đáng kể cho thị trường nội địa, như đầu tư thiết kế sản phẩm, xây dựng thương hiệu, phát triển và nâng cấp hệ thống siêu thị, cửa hàng tại các thành phố, thị xã, thậm chí cả ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, các DN dệt may hiện đang gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với hàng nhậu lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhưng được dán mác và thương hiệu hàng Việt Nam. Đặc biệt, nhiều thương hiệu lớn của nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam và có ưu thế cạnh tranh vượt trội so với hàng trong nước.