Doanh nghiệp đối phó như thế nào với thay đổi mới trong áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia tiến hành điều tra và áp dụng nhiều nhất các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Điểm khác biệt là nếu như trước đây các vụ việc điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của Mỹ chủ yếu tập trung vào hoạt động điều tra chống bán phá giá như cá tra, cá ba sa hoặc tôm, thì gần đây nước này còn sử dụng những hoạt động điều tra mới, gọi là chống lẩn tránh thuế (là hàng được sản xuất, lắp ráp tại quốc gia khác ở mức độ tương đối và được hoàn thiện tại Việt Nam với hàm lượng giá trị thấp để mượn xuất xứ Việt Nam xuất sang Mỹ nhằm hưởng thuế ưu đãi sẽ bị đưa vào tầm ngắm điều tra chống lẩn tránh).

Bằng chứng là số lượng vụ việc đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng gia tăng tương đối rất nhanh. Đến thời điểm hiện tại thống kê có tổng cộng trong số 51 vụ việc từ Mỹ thì có đến 22 vụ việc là điều tra chống lẩn tránh. Số lượng này chiếm khoảng 1/4 số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Thậm chí đến năm 2021 Mỹ còn sửa đổi lại các quy định pháp luật về điều tra chống lẩn tránh và áp dụng các biện pháp chống lẩn tránh để làm sao các thủ tục, các điều kiện quy định được chặt chẽ hơn và tạo cho cơ quan có thẩm quyền, ở đây là Bộ Thương mại Mỹ, quyền hạn phù hợp hơn cho các hoạt động điều tra. 

Với việc thay đổi quy định này khiến cho hàng hóa Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ, khi tiếp tục là đối tượng có rất nhiều các cuộc điều tra chống lẩn tránh từ Mỹ, theo ông Trung. 

Theo Bà Trần Thị Thu Hương - giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại, VCCI - cho hay kim ngạch của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ năm 2021 tăng một cách ấn tượng, lên đến 23%, chủ yếu là những mặt hàng dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ và những mặt hàng về sắt thép kim loại.

Lý giải về việc Mỹ đưa ra các biện pháp lẩn tránh với hàng xuất khẩu Việt Nam, bà cho rằng do nước này muốn kiểm soát tình hình lạm phát nên hạn chế và ngăn chặn nhập khẩu hàng hóa vào thị trường. Do đó, việc thay đổi về quy định của Mỹ khiến chúng ta thấy rằng phạm vi những sản phẩm có nguy cơ bị áp mức thuế hoặc điều tra lẩn tránh sẽ mở rộng hơn trước đây rất nhiều.

Ông Đỗ Ngọc Hưng - tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ - cho hay Mỹ cũng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với nhiều nước như Malaysia, Thái Lan nhưng số vụ việc ở Việt Nam tăng cao nhất vì hàng xuất khẩu của ta vào Mỹ gia tăng nhanh về tỉ trọng, giá trị, lần đầu tiên vượt tới hơn 100 tỉ USD. 

Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã đạt 101,2 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra các nước trên thế giới. Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh của xuất khẩu, xu hướng điều tra các vụ việc phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng gia tăng.

Theo thống kê, Hoa Kỳ là thị trường khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, với tổng cộng 51 vụ, tính đến tháng 11-2022, chiếm gần ¼ tổng số vụ. Trong đó, Hoa Kỳ gia tăng các vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại (chiếm 22 vụ), cho thấy xu hướng sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại tinh vi và quyết liệt hơn so với trước. Các sản phẩm bị điều tra khá đa dạng, như: Gỗ, cá tra - basa, tôm, mật ong, thép, máy cắt cỏ....

 

Có rất nhiều doanh nghiệp cho rằng, trước chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gần như họ không có cơ hội để xuất khẩu hàng sang thị trường Hoa Kỳ. Nhưng kể từ sau khi có chiến tranh thương mại lại là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp của Việt Nam có khả năng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Đối với thị trường Hoa Kỳ bắt đầu tăng lên rất nhanh từ năm 2018 – 2019 – 2020 - 2021 và thậm chí chúng ta có thể thấy trong năm 2021 mặc dù cả thế giới bị khủng hoảng dịch bệnh Covid-19, nhưng chính trong giai đoạn đó các doanh nghiệp lại xuất khẩu rất tốt vào thị trường Hoa Kỳ, bà Hương nói.

Tuy nhiên, do vấn đề lạm phát tại thị trường Hoa Kỳ khiến chính quyền nước này đã hạn chế và ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hóa để kiểm soát tình hình lạm phát trong nước. Và một trong những biện pháp họ đưa ra là những biện pháp về phòng vệ thương mại. Cụ thể là biện pháp về chống bán phá giá và biện pháp về phòng vệ thương mại lẩn tránh về thuế chống bán phá giá. Kèm theo đó là những thay đổi quy định về những sản phẩm bị đánh thuế lẩn tránh thuế chống bán phá giá.

Để nhận biết, bà Trần Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu ra bốn đặc điểm nhận dạng cho một sản phẩm về lẩn tránh thuế chống bán phá giá. Thứ nhất, đó là những sản phẩm được sản xuất và được lắp ráp tại thị trường Hoa Kỳ. Đặc điểm là những sản phẩm được bán ra có cùng một phân loại và cùng một chủng loại đối với các hàng hóa bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá và chống trợ cấp; Thứ hai là những sản phẩm đó được sản xuất nhưng sử dụng nguyên phụ liệu có xuất xứ từ những nước bị áp thuế chống bán phá giá; Thứ ba là người ta cho rằng quá trình sản xuất gia công không đáng kể, chưa đáng kể; Và cuối cùng là phần tỷ trọng nguyên phụ liệu được sử dụng trong quá trình gia công đó chiếm đáng kể so với cả trị giá của sản phẩm.

Vì thế, theo bà Hương, qua thay đổi về quy định của Hoa Kỳ chúng ta thấy rằng phạm vi những sản phẩm có nguy cơ bị áp mức thuế hoặc điều tra lẩn tránh sẽ mở rộng hơn trước đây rất nhiều. Đó là một trong những lý do để chúng ta lý giải rằng tại sao các vụ kiện về lẩn tránh trong thời gian vừa rồi tăng và thậm chí với phạm vi như thế này chúng ta cũng phải lường trước trong tương lai cũng sẽ còn tiếp tục tăng nữa.

Để gia tăng giá trị thặng dư trên sản phẩm xuất khẩu, bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng như hạn chế các vụ việc phòng vệ thương mại, ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại - Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ khuyến nghị: các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường tìm hiểu pháp luật về các quy định về phòng vệ thương mại.

Đặc biệt, trong quá trình sản xuất và xuất khẩu phải luôn luôn tạo được các giá trị gia tăng, giá trị thặng dư trên sản phẩm xuất khẩu, qua đó cũng góp phần tăng giá trị xuất khẩu tuyệt đối cũng như mang lại các lợi ích cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, mà lại hạn chế các vụ việc về phòng vệ thương mại mà các cơ quan liên quan của các nước, trong đó có Hoa Kỳ hiện nay đang áp dụng cũng như đang tiến hành điều tra, ông Hưng nói.

Đăng Huy