EU ban hành quy định mới với hàng nhập khẩu trong diện điều tra phòng vệ thương mại

Quy định mới của EU sẽ giúp đơn giản hóa các thủ tục và giảm bớt gánh nặng cho ngành công nghiệp nội địa, ngăn chặn tình trạng nhập khẩu các mặt hàng đang trong diện điều tra tăng mạnh trước khi áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), các sản phẩm thép xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU gồm tấm thép cán nóng, tấm thép mạ, tấm thép không gỉ cán nguội
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), các sản phẩm thép xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU gồm tấm thép cán nóng, tấm thép mạ, tấm thép không gỉ cán nguội

Theo Báo cáo năm 2023 về các hoạt động phòng vệ thương mại của EU được công bố ngày 25/9/2024, tổng cộng có 182 biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng tại EU vào năm 2023, bao gồm 156 biện pháp chống bán phá giá, 25 biện pháp chống trợ cấp và một biện pháp tự vệ. Con số này tăng gần 40% so với năm 2018, khi có 133 biện pháp được áp dụng.

Số lượng cuộc điều tra mới được tiến hành vào năm 2023 gấp đôi so với năm 2022. 

Các ngành công nghiệp được bảo vệ bởi các biện pháp hiện hành bao gồm các ngành chiến lược như năng lượng gió, kính mặt trời và sợi quang; những điều này rất quan trọng đối với quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số của EU, bảo vệ SMEs trong khu vực: gốm sứ, xe đạp và cá hồi.

Đối với Việt Nam, trong năm 2023, EU đã điều tra 1 vụ việc chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mới với thép không gỉ cán nguội, cho rằng sau khi hàng hóa từ Indonesia bị Ủy ban Châu Âu (EC) áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, đã có sự thay đổi trong dòng chảy thương mại, chuyển tải hàng hóa từ Indonesia sang Việt Nam, Đài Loan (Trung Quốc) và Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU).

Đồng thời, năm 2023, EU cũng tiếp tục rà soát việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép và quyết định gia hạn biện pháp tự vệ thêm một năm (có hiệu lực từ ngày 1/7/2023 đến ngày 30/62024). Việt Nam bị áp dụng hạn ngạch chung với các nước khác theo từng quý đối với một số sản phẩm thép xuất khẩu sang EU.

Ngày 25/6/2024, EC công bố biện pháp tự vệ tiếp tục được gia hạn đến tháng 6/2026. EC cũng đồng thời điều chỉnh chức năng của biện pháp này để phù hợp với điều kiện thị trường.

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, cũng trong ngày 25/9/2024, EC đã quyết định đăng ký tất cả các mặt hàng nhập khẩu đang trong diện điều tra chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp, bao gồm cả các cuộc điều tra đang diễn ra mà chưa có quyết định tạm thời.

Sự thay đổi trong thực tiễn này nhằm mục đích đẩy mạnh/nâng cao việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại và là một phần trong những nỗ lực liên tục của Ủy ban nhằm giải quyết các tác động của cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm cả tình trạng dư thừa năng lực sản xuất. Cho đến nay, hàng nhập khẩu thường chỉ được đăng ký khi có yêu cầu chính đáng từ ngành công nghiệp EU.

EC đã quyết định đăng ký tất cả các mặt hàng nhập khẩu đang trong diện điều tra chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp, bao gồm cả các cuộc điều tra đang diễn ra mà chưa có quyết định tạm thời
EC đã quyết định đăng ký tất cả các mặt hàng nhập khẩu đang trong diện điều tra chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp, bao gồm cả các cuộc điều tra đang diễn ra mà chưa có quyết định tạm thời

Việc đăng ký hàng nhập khẩu các mặt hàng đang trong diện điều tra trong các vụ kiện chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp sẽ đơn giản hóa các thủ tục và giảm bớt gánh nặng cho ngành công nghiệp, đồng thời cung cấp cho Ủy ban thông tin chính xác và đầy đủ về nguồn gốc và số lượng hàng nhập khẩu của một sản phẩm đang trong diện điều tra, cũng như diễn biến thị trường rộng hơn. Điều này cũng sẽ ngăn chặn tình trạng nhập khẩu các mặt hàng đang trong diện điều tra tăng mạnh trước khi áp dụng các biện pháp.

Mục đích của việc đăng ký hàng nhập khẩu các mặt hàng đang trong diện điều tra là để có thể thu hồi thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng nếu đáp ứng được các điều kiện pháp lý. Tuy nhiên, việc thu hồi thuế hồi tố không phải là tự động và phải tuân theo một số điều kiện nhất định; quyết định đó chỉ được đưa ra ở giai đoạn cuối cùng của mỗi cuộc điều tra.

Việc đăng ký sẽ được thực hiện bởi các cơ quan hải quan của các quốc gia thành viên theo chỉ đạo của Ủy ban châu Âu thông qua các Quy định thực hiện riêng lẻ.

Quy định cơ bản về chống bán phá giá và chống trợ cấp cho phép Ủy ban chỉ đạo các cơ quan hải quan của các quốc gia thành viên đăng ký nhập khẩu sản phẩm đang chịu sự điều tra chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp đang chờ xử lý, để các biện pháp sau đó có thể được áp dụng đối với những mặt hàng nhập khẩu đó kể từ ngày đăng ký. Theo Điều 14(5) của quy định cơ bản về chống bán phá giá và Điều 24(5) của quy định cơ bản về chống trợ cấp, hàng nhập khẩu sẽ phải đăng ký sau khi có yêu cầu từ ngành công nghiệp Liên minh, trong đó có đủ bằng chứng để biện minh cho hành động đó. Hàng nhập khẩu cũng có thể phải đăng ký theo đề nghị riêng của Ủy ban.

Đáng chú ý, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, EU hiện theo dõi rất chặt các luồng thương mại liên quan đến các mặt hàng bị áp các biện pháp phòng vệ, doanh nghiệp Việt Nam cần phải bảo vệ mình và ngành không truyền tải, giúp các nước khác lẩn tránh thuế phòng vệ EU.

Ngày 8/8/2024, EC ban hành Thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, nhập khẩu vào EU. 

Ngày 19/12/2024, EC đã đăng công báo thông báo số C/2024/7541 về việc khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon.

Thy Thảo