Nguyên nhân do sản lượng tăng và nhu cầu nhu cầu về gạo tại các quốc gia châu Á như Indonesia, Malaysia, Trung Quốc và Philippines tăng lên trong bối cảnh giá gạo ở mức thấp.
Trong năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 7,6 triệu tấn. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo Việt Nam sẽ xuất khẩu được 6,5 triệu tấn gao trong năm 2014. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lũy kế xuất khẩu gạo của Việt Nam từ đầu năm 2014 đến ngày 15/5/2014 đạt 1,9 triệu tấn.
Trong bản tóm tắt báo cáo quốc gia về Việt Nam, FAO dự báo tổng sản lượng thóc của Việt Nam trong năm 2014 đạt 44,2 triệu tấn (tương đương 27,5 triệu tấn gạo), tăng nhẹ so với mức 44 triệu tấn thóc (tương đương 27,5 triệu tấn gạo) trong năm 2013. Theo FAO, mặc dù diện tích canh tác lúa gạo đã giảm xuống, chuyển sang gieo trồng các loại cây khác nhưng sản lượng thóc của Việt Nam trong niên vụ Đông Xuân 2014 được dự báo sẽ đạt 20,3 triệu tấn, tương đương với mức sản lượng trong năm 2013 do mức sản lượng cao, điều kiện thời tiết thuận lợi và nguồn cung nước tưới tiêu được đảm bảo. FAO cũng cho biết giá bán buôn gạo tại Việt Nam trong tháng 4/2014 tại Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm xuống do nguồn cung gạo từ vụ Đông Xuân niên vụ 2013/2014 (tháng 1/2013 – tháng 7/2014) ở mức cao. USDA ước tính Việt Nam sẽ xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo trong năm 2014.
Trong giai đoạn 1/1-8/5/2014, Việt Nam đã xuất khẩu 1,82 triệu tấn gạo, giảm 35% so với 2,8 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2013. Trong tóm tắt về Việt Nam, FAO đã dự đoán tổng sản xuất lúa gạo của Việt Nam trong năm 2014 đạt khoảng 44,2 triệu tấn ( khoảng 27,6 triệu tấn gạo xay xát), cao hơn khoảng 44 triệu tấn ( khoảng 27,5 triệu tấn gạo xay xát) được sản xuất trong năm 2013. Tuy nhiên, cơ quan Liên Hợp Quốc dự đoán sản xuất lúa gạo vụ Đông- Xuân 2014 chỉ đạt 20,3 triệu tấn, tương đương so với vụ mùa năm ngoái do đã chuyển một phần diện tích lúa sang cây trồng khác bởi sản lượng cao hơn, điều kiện thời tiết thuận lợi và nguồn cung cấp nước đầy đủ.