FAO đã cho biết hoạt động xuất khẩu gạo của Thái Lan được dự báo sẽ tăng lên nhờ vào các kế hoạch xả bán kho gạo dự trữ của Chính phủ Thái Lan ra thị trường nội địa Thái Lan và quốc tế. Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, Pakistan và Mỹ cũng được dự báo tăng lên trong năm 2014. Ấn Độ được dự báo sẽ tiếp tục nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm 2014.
Lượng gạo nhập khẩu của các quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Nepal và Philippines được FAO dự báo sẽ tăng lên trong năm nay do giá gạo quốc tế giảm thấp hơn và nguồn cung gạo tại các quốc gia này giảm xuống. Theo FAO, lượng gạo được các quốc gia Châu Phi và khu vực Châu Âu nhập khẩu có khả năng sẽ tăng lên trong năm 2014.
FAO dự báo sản lượng gạo xay xát trên toàn cầu trong năm 2014 sẽ tăng 0,6% lên mức 493,9 triệu tấn so với mức 491,1 triệu tấn trong năm 2012. Sản lượng gạo của Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Pakistan, Nigeria, Guyana được dự báo sẽ tăng lên. Tuy nhiên, sản lượng gạo cảu Trung Quốc, khu vực EU, Thái Lan và Mỹ được dự báo sẽ giảm xuống. Theo FAO, sự sụt giảm sản lượng gạo của khu vực EU và Mỹ chủ yếu do người nông dân chuyển từ trồng lúa gạo sang trồng các giống cây trồng khác có mức sinh lời cao hơn, qua đó thu hẹp diện tích canh tác lúa gạo. Sản lượng gạo của Trung Quốc được dự báo giảm do điều kiện thời tiết bất lợi, còn tại Thái Lan chủ yếu do việc Chính phủ Thái Lan ngừng chương trình trợ giá thu mua lúa gạo và giá gạo gạo.
Theo ước tính của FAO, sản lượng thóc trong năm 2013 của Việt Nam ước đạt 44,1 triệu tấn, tăng 1% so với mức 43,7 triệu tấn trong năm 2012. Sản lượng thóc của Ấn Độ trong năm 2013 ước đạt tăng 1% lên mức 159,3 triệu tấn so với mức 157,9 triệu tấn trong năm 2012. Ngược lại, sản lượng thóc của Thái Lan được dự báo giảm khoảng 4% xuống chỉ còn 36,6 triệu tấn trong năm 2013 so với mức 38 triệu tấn trong năm 2012. Sản lượng thóc của Trung Quốc cũng được ước đạt 204,5 triệu tấn trong năm 2013, giảm 0,7% so với mức 205,9 triệu tấn trong năm 2012.
FAO đã ước tính tổng lượng gạo dự trữ trên toàn cầu trong năm 2013 đạt 179,1 triệu tấn, tăng 4,1 triệu tấn tương ứng 2,3% so với mức 175 triệu tấn trong năm 2012. Nguyên nhân, Trung Quốc đã nỗ lực gia tăng mức dự trữ gạo của nước này lên mức 55% lượng gạo dự trữ trên toàn cầu. Bên cạnh đó việc kho gạo dự trữ gạo Thái Lan tăng lên theo chương trình trợ giá thu mua lúa gạo cùng với hoạt động xuất khẩu gạo của Thái Lan gặp nhiều khó khăn cũng đã khiến tổng lượng gạo dự trữ trên toàn cầu tăng lên. FAO cũng dự báo mức dự trữ gạo của Sri Lanka và Việt Nam tăng lên, tuy nhiên, mức dự trữ gạo tại Ấn Độ được dự báo sẽ giảm xuống do Ấn Độ thi hành đạo luật An ninh lương thực quốc gia Ấn Độ; lượng gạo dự trữ tại Pakistan, Philippines cũng được dự báo giảm.