Cụ thể, doanh thu bán lẻ hàng hoá ước đạt 39,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,4% so với tháng trước và tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán lẻ lương thực, thực phẩm tăng 9,9% so với tháng trước và tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, đồ dùng dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,3% và tăng 13,3%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 3,7% và tăng 12,9%; đá quý, kim loại quý tăng 2,2% và tăng 45,6%...
Bên cạnh đó, doanh thu khách sạn, và nhà hàng cũng tăng đạt 5,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% và tăng 2,6%; doanh thu du lịch, lữ hành đạt 430 tỷ đồng, tăng 2,2% và giảm 7,2%; doanh thu từ các dịch vụ khác đạt 12,8 nghìn tỷ đồng, tăng 7% và giảm 0,8%.
Qua đây có thể thấy, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịp Tết Nhâm Dần của người dân tăng cao, doanh thu thương mại, dịch vụ trên địa bàn Thành phố đã có sự phục hồi mạnh từ cuối năm 2021.
Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2022 trên địa bàn TP tăng nhẹ (tăng 0,1%) so với tháng trước và tăng 2,71% so với cùng kỳ năm trước. Theo quy luật, những ngày sát Tết Nguyên đán nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao, thị trường giá cả các mặt hàng thường tăng mạnh.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài, cùng với đó là TP. Hà Nội thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo cung, cầu hàng hóa, bình ổn giá, ổn định thị trường nên nhìn chung giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm trên địa bàn Thành phố đều ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến.
[Quảng cáo]