Hải Dương : làm giàu từ việc nuôi cá lồng trên sông

Cứ mỗi dịp hè về, Người dân xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương lại rộn rã thu hoạch cá lồng. Nghề nuôi cá trên sông mang lại sự sung túc của không ít hộ gia đình. Đây là hướng làm kinh tế mới,

Năm 2009 nghề nuôi cá lồng chính thức bắt đầu, lúc đầu chỉ vài hộ gia đình nuôi, mỗi hộ có 3 - 4 lồng. Những năm đầu, giá bán cao nên người nuôi lãi lớn. Các hộ gia đình mạnh dạn vay vốn ngần hàng để tang số lượng lồng nuôi. Theo thối kê của UBND xã Nam Tân, huyện Nam Sách, địa phương hiện tại có 74 hộ nuôi với số lượng 1.162 lồng. Loại cá được nuôi chủ yếu là cá lăng đen, chép giòn, trắm giòn, diêu hồng, trê lai…..Trung bình mỗi lồng thu hoạch 4 - 5 tấn cá.

Trao đổi với người dân nơi đây,được biết, Nuôi cá ở sông có thể thực hiện với số lượng lớn vì nước sông luôn sạch, cá sống khỏe hơn nước trong ao. Trung bình mỗi lồng có diện tích 36 -54 m2 là người nuôi có thể cho thu hoạch tới 5 tấn cá. Với mỗi lồng nuôi, từ đầu tư xây dựng, tiền giống, tiền thức ăn, thuê nhân công là 210 – 230 triệu đồng. Sau khi thu hoạch, trừ chi phí, mỗi lồng lãi từ 100 triệu đồng. Những năm được giá, một lồng cá có thể lãi đến 150 triệu đồng.

Vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn, nhưng người dân nơi đây vẫn mạnh dạn thực hiện ít nhất mỗi hộ cũng phải có 20 - 40 lồng, nhà nhiều nhất đầu tư đến 76 lồng. Nuôi cá lồng không vất vả như trồng lúa nhưng phải có người trông và cho cá ăn đúng giờ, áp dụng chặt chẽ biện pháp khoa học kỹ thuật vì vậy luôn đảm bảo nguồn cá đủ cung cấp cho các lái buôn.

Cho cá ăn đúng giờ, áp dụng chặt chẽ biện pháp khoa học kỹ thuật

Trao đổi với tôi ông Hoàng Văn Toan, chủ tịch UBND xã Nam Tân cho biết, nghề nuôi cá là nghề kinh tế mũi nhọn của xã, so với trồng lúa thì nghề nuôi cá lồng cho mức thu nhập cao hơn gấp nhiều lần. Hàng năm, UBND xã thường xuyên phối hợp với Chi cục Thủy sản của huyện, tỉnh tổ chức tập huấn về kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng chống dịch bệnh. Thông qua các buổi tập huấn giúp các hộ nâng cao kiến thức để nuôi cá lồng đạt hiệu quả cao hơn.

Thương lái đến tận nơi để thu mua cá khi đến dịp thu hoạch

Nghề nào cũng có rủi ro, Nghề nuôi cá lồng cũng vậy, tuy thu nhập lớn nhưng mức rủi ro cao. Từ đầu năm 2017, nhiều hộ nuôi lo lắng vì cá nhiễm bệnh xuất huyết ngoài da với biểu hiện là nốt chấm đỏ rồi loét dần gây chết cá, bệnh nấm mang ở cá…. Chưa có thuốc đặc trị. Anh Hùng chủ 10 lồng cá đang lo lắng vì bệnh lạ ở cá bởi phần lớn vốn đầu tư đều vay ngân hàng, trường hợp cá bị bệnh sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập và trả lãi ngân hàng.

Cá bị bệnh nấm mang ngoài ra và chết

Do vậy, khi chọn con giống phải chọn cá giống khỏe mạnh. Trường hợp phát hiện cá bệnh lập tức phải cách ly để tránh lây sang những con khác. Thường xuyên giữ vệ sinh xung quanh khu vực nuôi, xử lý nguồn nước bằng phương pháp khoa học để đảm bảo môi trường sống trong sạch cho cá. Nếu các hộ cùng thực hiện tốt biện pháp phòng chống dịch bệnh, việc nuôi cá lồng cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm là trong tầm tay./.


HUY TƯỞNG