chuỗi cung ứng
-
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trực tiếp chỉ đạo Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương
Trước yêu cầu cấp bách về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho các tỉnh phía Nam, ngày 19/7, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp phụ trách và chỉ đạo “Tổ công tác đặc biệt” của Bộ Công Thương.
-
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Quyết không để nhân dân thiếu thực phẩm, rau quả, thuốc men
Tính đến thời điểm hiện tại, 19 tỉnh ở khu vực phía Nam đã áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong bối cảnh này, Bộ Công Thương đã có những giải pháp, những chỉ đạo cụ thể để đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân các tỉnh phía Nam.
-
Thị trường hàng hóa phía Nam: Tiếp tục được cải thiện, có thêm nhiều điểm bán hàng mới
Tình hình cung ứng hàng thực phẩm tươi sống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam tiếp tục được cải thiện. Có thêm nhiều điểm bán rau, củ, quả do các doanh nghiệp mở, góp phần tăng nguồn cung ứng cho thị trường.
-
Liên Bộ Công Thương - Nông nghiệp họp khẩn, cam kết không để đứt gãy chuỗi cung ứng
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, hai ngành Công Thương - Nông nghiệp cần đoàn kết, phối hợp thực hiện nhiều nhiệm vụ chung. Trong đó, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu, không để đứt gãy chuỗi cung ứng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
-
Sử dụng phiếu hẹn giờ mua hàng, siêu thị của Saigon Co.op không còn cảnh chen lấn
Hiện phương pháp phát phiếu hẹn giờ đang được Saigon Co.op từng bước áp dụng mở rộng tại các Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile khu vực cao điểm để tránh người dân dồn về siêu thị cùng một thời điểm, giảm tối đa hiện tượng tắc nghẽn và không đảm bảo 5K.
-
Đề xuất giảm thuế nhập khẩu giúp đảm bảo nguồn cung nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi
Bên cạnh góp phần bình ổn giá, giảm giá thành đầu vào cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, việc giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với ngô còn góp phần giảm giá cho ngành sản xuất khác như bánh kẹo, thực phẩm.
-
Vĩnh Phúc tăng cường phát triển công nghiệp hỗ trợ
Nhằm tăng cường “trợ lực” cho ngành công nghiệp hỗ trợ, tháng 7/2021, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Kế hoạch số 167/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 6/8/2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặt mục tiêu trở thành một mắt xích cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu.
-
Saigon Co.op đấu tranh không tăng giá hàng hóa, tăng cường món ăn chế biến sẵn
Theo thông tin từ Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), dù chịu nhiều áp lực từ các chi phí phát sinh trong công tác vận tải, vận chuyển, xét nghiệm, một số mặt hàng khó khăn cục bộ và rất nhiều khó khăn về nhân sự nhưng nhà bán lẻ này quyết tâm không tăng giá hàng hóa để chia sẻ áp lực chi tiêu cùng người dân, đồng thời bắt đầu bổ sung các loại thực phẩm chế biến nấu chín để tăng tính tiện lợi mùa dịch.
-
Thị trường trong nước là động lực cho doanh nghiệp thực hiện "mục tiêu kép"
Thị trường trong nước với quy mô gần 100 triệu dân đang là tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp (DN) khai thác, vượt qua khó khăn và thách thức đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép”.
-
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Đặc sản Việt Nam sẽ từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng quốc tế
“Tôi hy vọng rằng, chúng ta không chỉ dừng lại với 3 tấn vải thiều xuất khẩu bằng hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới, mà sẽ là con số lớn hơn rất nhiều. Nhiều loại trái cây nông sản, đặc sản từ nhà sản xuất Việt Nam sẽ đến tận tay người tiêu dùng quốc tế”.
-
13 tấn hàng hóa đầu tiên được phân phối tới hệ thống 34 điểm bán bình ổn lưu động của Viettel Post
13 tấn hàng hóa đầu tiên bao gồm nhiều loại nông sản, thực phẩm tươi như rau, củ, quả đã được phân phối tới hệ thống 34 điểm bán bình ổn lưu động của Viettel Post trên toàn thành phố Hồ Chí Minh sáng 13/7/2021, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.
-
Bình Thuận xây dựng kịch bản tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch COVID-19
Kịch bản đặt ra về thị trường tiêu thụ thanh long trong những tháng cuối năm của Bình Thuận theo kế hoạch sẽ gồm: xuất khẩu khoảng 280.000 tấn; tiêu thụ nội địa khoảng 80.000 tấn; tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng online và đưa vào các doanh nghiệp, cơ sở chế biến khoảng 75.000 tấn.