Đức
-
Nga ngưng hoạt động tuyến đường ống Nord Stream 1, châu Âu lo ngại đứt gãy nguồn cung kéo dài
Hoạt động bảo trì này diễn ra đúng lúc nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi giá xăng dầu tăng vọt và Nga cắt hoặc giảm mạnh nguồn cung khí đốt nhằm trả đũa các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào nước này.
-
Nga chuẩn bị tạm ngưng cung cấp khí đốt, lo ngại khủng hoảng năng lượng tại châu Âu sẽ bùng phát
Thị trường hiện tập trung quan sát diễn biến nguồn cung khí đốt từ Nga sang Liên minh châu Âu khi lo ngại Nga có thể tận dụng việc bảo trì tuyến đường ống Nord Stream 1 để ngưng cung cấp khí đốt cho châu Âu, khiến cuộc khủng hoảng năng lượng tại đây trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.
-
Nhu cầu sử dụng than tăng mạnh trên toàn cầu, giá than vượt 400 USD/tấn
Thị trường năng lượng toàn cầu đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của than đá khi ngày càng nhiều nước đẩy mạnh thu mua mặt hàng này bất chấp cam kết hạn chế sử dụng để chống biến đổi khí hậu. Giá than đã hiện đã vượt ngưỡng 400 USD/tấn và có thể tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
-
Nhiều nước châu Âu cảnh báo thiếu hụt khí đốt
Hàng loạt nền kinh tế lớn tại châu Âu như Đức, Italy, Áo và Hà Lan đã bắt đầu kích hoạt cảnh báo sớm trong lộ trình ứng phó khủng hoảng thiếu hụt nguồn cung khí đốt. Giá khí đốt tại châu Âu được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
-
Giá than đang “âm thầm” quay về đỉnh lịch sử, dự báo còn tiếp tục tăng trong thời gian tới
Giá than đá hiện đạt 400 USD/tấn, tăng tới 237% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa mức tăng của dầu thô, khí tự nhiên và các loại năng lượng truyền thống khác. Giới phân tích cảnh báo giá than đá có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới và thế giới vẫn còn phải phụ thuộc vào nhiệt điện than.
-
EU cho phép các doanh nghiệp châu Âu tiếp tục mua khí đốt từ Nga
Uỷ ban châu Âu vừa cho phép các công ty năng lượng trong Liên minh châu Âu có thể tiếp tục mua khí đốt từ Nga mà không vi phạm các biện pháp trừng phạt đang áp dụng đối với Nga.
-
Đức giảm mạnh sự phụ thuộc vào dầu thô, khí đốt và than từ Nga
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, vừa cho biết đã giảm mạnh sự phụ thuộc vào dầu thô, khí đốt và than đá từ Nga. Nước này cũng đang đẩy mạnh tìm kiếm các nguồn cung năng lượng thay thế nhằm hướng tới chấm dứt sự phụ thuộc năng lượng vào Nga.
-
Giá dầu thô tăng trở lại, Đức đột ngột thay đổi quan điểm về việc cấm nhập khẩu dầu từ Nga
Giá dầu thô thế giới đang tăng trở lại sau khi Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đột ngột cho biết không ủng hộ việc cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Thị trường kỳ vọng nhu cầu sử dụng dầu thô tại châu Âu sẽ tiếp tục được duy trì.
-
Áo tái khẳng định vẫn tiếp tục nhập khí đốt từ Nga
Bộ trưởng Năng lượng Áo Leonore Gewessler vừa cho biết nước này sẽ không thể ngưng nhập khẩu khí đốt từ Nga, việc ngưng nhập khẩu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Áo. Thủ tướng Áo Karl Nehammer còn cho biết không chỉ nước Áo mà cả Đức và Hungary sẽ vẫn cần đến nguồn khí đốt từ Nga.
-
Đức sẽ dừng nhập khẩu dầu từ Nga vào cuối năm nay
Chính phủ Đức vừa tuyên bố sẽ dừng nhập khẩu dầu thô từ Nga vào cuối năm nay trong bối cảnh cuộc xung đột quân sự Nga – Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu sớm kết thúc.
-
Giải mã Công trình thương mại Net-zer0 - Điện mặt trời mái nhà & Hiệu quả năng lượng
Mới đây, tọa đàm “Giải mã Công trình Thương mại Net-zero – Điện mặt trời mái nhà & Hiệu quả năng lượng” đã được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ Công trình Hiệu quả Năng lượng Việt Nam 2021 (VEEBW 2021). Tọa đàm do Dự án Điện mặt trời mái nhà trong ngành Thương mại và Công nghiệp (CIRTS) của GIZ và Mạng lưới Hiệu quả Năng lượng Việt Nam (EEN-Vietnam) đồng tổ chức.
-
VPI và GICON® tập trung nghiên cứu phát triển các dự án điện gió ngoài khơi
VPI và GICON® sẽ hợp tác nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới ở Việt Nam, trọng tâm là sản xuất điện gió ngoài khơi và sử dụng khi không được huy động để sản xuất hydro bằng nước biển; sử dụng công nghệ sinh học và điện phân nước để chuyển hóa sinh khối thành methane sinh học…