[INFOGRAPHIC] Những thành tựu nổi bật sau gần 4 năm thực thi CPTPP

Hiệp định CPTPP đã trải qua 3 năm thực thi với nhiều kết quả tích cực. Cơ hội đến từ thị trường các nước thành viên CPTPP vẫn còn rất lớn, dư địa để khai thác thị trường trong CPTPP còn nhiều. Điều này được minh chứng bằng việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP trong 3 năm qua liên tục duy trì ở mức 2 con số.
Những thành tựu nổi bật sau gần 4 năm thực thi CPTPP

1. Cam kết của các nước đối với Việt Nam sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực:

- Canada: Xoá bỏ 95% số dòng thuế

- Nhật Bản: Xóa bỏ 86% số dòng thuế

- Pê-ru: Xóa bỏ 80,7% số dòng thuế

- Mexico: Xóa bỏ 77,2% số dòng thuế

- Chile: Xóa bỏ 95,1% số dòng thuế

- Australia: Cắt giảm 93% số dòng thuế

- New Zealand: Xóa bỏ 94,6% số dòng thuế

- Singapore: Xóa bỏ hoàn toàn thuế quan

- Malaysia: Xóa bỏ 84,7% số dòng thuế

- Brunei: Xóa bỏ 92% số dòng thuế.

2. Thương mại hai chiều

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021: 91,2 tỷ USD

+ Xuất khẩu: 45,71 tỷ USD

+ Tăng trưởng: 18,1%

+ Nhập khẩu: 45,5 tỷ USD.

+ Tăng trưởng: 37,6 %

+ Việt Nam xuất siêu: 200 triệu USD

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2022:

+ Xuất khẩu: 38,8 tỷ USD

+ Tăng trưởng: 21,1%

+ Nhập khẩu: 34,4 tỷ USD

+ Việt Nam xuất siêu: 4,4 tỷ USD

3. Thương mại hai chiều với 3 nước chưa có FTA với Việt Nam năm 2021

Canada:

- Xuất khẩu: 5,27 tỷ USD

- Nhập khẩu: 0,76 tỷ USD

- Việt Nam xuất siêu: 4,51 tỷ USD

Mexico:

- Xuất khẩu: 4,61 tỉ USD

- Tăng trưởng: 46,1%

- Nhập khẩu:  500 triệu USD

- Tăng trưởng: - 4,5 %

- Việt Nam xuất siêu: 4,11 tỷ USD

Peru:

- Xuất khẩu: 559,9 triệu USD

- Tăng trưởng: 84,4%

- Nhập khẩu: 73,8 triệu USD

- Tăng trưởng: -15,6%

- Việt Nam xuất siêu: 486,1 triệu USD

Những thành tựu nổi bật sau gần 4 năm thực thi CPTPP

4. Thu hút vốn FDI

- Năm 2019, Việt Nam thu hút xấp xỉ 9,5 tỷ USD vốn FDI từ các nước CPTPP.

- Năm 2020 đạt 11,8 tỷ USD, tăng 24,4% so với năm 2019

- Năm 2021 đạt 14,8 tỷ USD tăng 25,4% so với năm 2021.

5. Một số đối tác chính đầu tư FDI vào Việt nam:

Singapore

- Tính đến tháng 3/2022, các nhà đầu tư Singapore có 2.866 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký trên 67,5 tỷ USD, đứng thứ 1/139 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

- Dự án tiêu biểu:

+ Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu, cấp phép năm 2020, tổng vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD;

+ Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II, cấp phép năm 2021, tổng vốn đầu tư đăng ký 3,12 tỷ USD.

Nhật Bản

- Tính đến ngày 20/6/2022, các nhà đầu tư Nhật Bản có 4.878 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với hơn 65 tỷ USD vốn đăng ký.

-Dự án tiêu biểu:

+ Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II, cấp phép năm 2021, vốn đầu tư 1,3 tỷ USD

+ Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III, cấp phép năm 2022, vốn đầu tư 1,19 tỷ USD.

Malaysia

- Tính đến 20/02/2022, Malaysia có 668 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 12,8 tỷ USD, đứng thứ 10/140 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Dự án tiêu biểu: Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 2, thuộc Trung tâm Điện lực Duyên Hải, công suất 1.200MW, vốn đầu tư 2,2 tỷ USD

6. Tỷ lệ sử dụng C/O của một số mặt hàng

- Sắt thép và các sản phẩm sắt, thép: 76%

- Giày dép: 43%,

- Xơ sợi: 33%.

- Điện thoại và linh kiện điện thoại: 13%

- Thủy sản: 6%...

Những thành tựu nổi bật sau gần 4 năm thực thi CPTPP
Những thành tựu nổi bật sau gần 4 năm thực thi CPTPP