Lần đầu tiên Việt Nam có Tiêu chuẩn Quốc gia về chợ kinh doanh thực phẩm

Việc ban hành Quốc gia TCVN 11856: 2017 được các địa phương, tiểu thương đón nhận vì nó rất phù hợp với thực tế. Đó là nhận định của bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng, Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương đưa ra tại buổi Tọa đàm Giải pháp nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm, sự kiện do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 20/10/2022.

Theo bà Lê Việt Nga, quá trình xây dựng mô hình thí điểm chợ an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương đã xây dựng dự thảo về Tiêu chuẩn quốc gia chợ kinh doanh thực phẩm và qua đó đã được Bộ Khoa học - Công nghệ chấp thuận, ban hành năm 2017. Đây là căn cứ rất tốt, là khuôn mẫu để các địa phương cũng như các hợp tác xã, các doanh nghiệp tham khảo xây dựng những chợ mới, hoặc cải tạo những chợ trước đây chưa đảm bảo về mặt hạ tầng cơ sở, chưa đảm bảo về mặt chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật đối với nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

Qua đó, các địa phương có hướng mới để xây dựng và cải tạo các chợ theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm, đấy là một bước tiến rõ rệt trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống.

Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng, Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương

Tiêu chuẩn Quốc gia về chợ kinh doanh thực phẩm có nhưng quy định đối với hạ tầng cơ sở các chợ truyền thống, chợ an toàn thực phẩm thì phải được phân các mặt hàng ra, không được để lây nhiễm chéo. Muốn đạt tiêu chuẩn này thì phải tuân thủ những quy định tại văn bản quy phạm pháp luật đối với nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, điều kiện thông gió.

Mặt khác, tiểu thương phải được tập huấn, khám sức khỏe, nắm được những việc đối với ngành hàng họ muốn kinh doanh… Việc kinh doanh thực phẩm an toàn thì tiểu thương phải nắm được gì, đây là cơ sở để xây dựng ra những chợ mới đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm. 

Cũng theo bà Lê Việt Nga, Tiêu chuẩn này đã được Bộ Công Thương báo cáo với cấp có thẩm quyền. Cụ thể, là Thủ tướng Chính phủ và trình sang Quốc hội để đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới. Theo đó, tiêu chí để đạt được nông thôn mới nâng cao là phải có chợ mô hình chợ an toàn thực phẩm ở tuyến xã và mô hình chợ an toàn thực phẩm sẽ được tham khảo một phần hoặc áp dụng toàn bộ đối với Tiêu chuẩn quốc gia 11856 : 2017 do Bộ Khoa học - Công nghệ ban hành, Bộ Công Thương là cơ quan soạn thảo.

Chúng tôi nghĩ rằng, thời gian tới, để đạt được tiêu chuẩn về nông thôn mới nâng cao thì các địa phương sẽ cùng nhau cố gắng để có được nhiều mô hình, không chỉ còn có vài trăm chợ mà tôi hy vọng rằng thời gian tới là hàng ngàn mô hình chợ an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856.

Để thực hiện tốt tiêu chuẩn này, Bộ Công Thương đã có hướng dẫn cụ thể, minh bạch, phù hợp với điều kiện địa phương rất linh hoạt, dễ áp dụng để làm sao chúng ta có được những chợ an toàn thực phẩm thống nhất toàn quốc về nhận thức, mô hình hoạt động, mô hình quản lý, về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Bộ Công Thương cũng cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía chính quyền địa phương, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia này vào thực tiễn Việt Nam.

Trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Minh Luân - Phó Tổng giám đốc HTX chợ Hải An, Ủy viên BCH Hiệp hội Phát triển Chợ Việt Nam cho biết, các chợ mới xây dựng theo mô hình xã hội hóa được thẩm duyệt thiết kế theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia ngay từ ban đầu là 11856: 2017 để kinh doanh thực phẩm các yếu tố về hạ tầng và cơ sở vật chất thuận lợi, đảm bảo.

Ông Hoàng Minh Luân - Phó Tổng giám đốc HTX chợ Hải An, Ủy viên BCH Hiệp hội Phát triển Chợ Việt Nam

Tuy vậy, với các chợ cũ hiện nay cần cải tạo, sửa chữa hạ tầng, để đảm bảo được quy định của tiêu chuẩn quốc gia 11856: 2017 thì các chợ kinh doanh thực phẩm về các yếu tố cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất gặp rất nhiều khó khăn và bất cập.

Theo ông Luân, trên toàn quốc có 8.549 chợ, trong đó, chợ hạng I hiện nay có 229 chợ, chiếm 22,7%, chợ hạng II có 903 chợ, chiếm 10,7%, còn lại là 7.205 chợ hạng III, chiếm đến 85% và có trên 140 chợ nữa chưa được phân hạng đầu tư theo diện quy hoạch phát triển chợ trên phạm vi toàn quốc cũng như các địa phương.

Vì vậy, các chợ mới xây dựng theo mô hình xã hội hóa được thẩm duyệt thiết kế theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia ngay từ ban đầu là 11856: 2017 để kinh doanh thực phẩm thì các yếu tố về hạ tầng và cơ sở vật chất phải thuận lợi, đảm bảo được.

Những chợ cũ cần cải tạo, sửa chữa hạ tầng, để đảm bảo được quy định của tiêu chuẩn quốc gia 11856:2017 thì các chợ kinh doanh thực phẩm về các yếu tố cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất gặp rất nhiều khó khăn và bất cập.

Cụ thể, sau khi khảo sát chợ thành thị, chợ địa phương, các chợ miền núi, thậm chí là các chợ vùng sâu, vùng xa thì thấy hiện nay các hộ tiểu thương và các bà con đang kinh doanh theo lối mòn truyền thống. Khó khăn ở đây là ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hộ tiểu thương hay là các đơn vị quản lý khai thác chợ hiện nay và sự đồng thuận của hộ tiểu thương cũng đang gặp rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý và khai thác, vận hành chợ. Ông Luân cho biết thêm.

 

Thăng Long