Theo báo cáo của Hiệp hội Bia – Rượu – NGK Việt Nam Hội tại nghị BCH lần thứ 3 và Hội nghị tổng kết năm 2016 và nhiệm vụ năm 2017, sản lượng bia các loại của toàn ngành năm 2016 đạt 3 tỷ786,7 triệu lít, tăng 9,3% so với năm 2015, nộp ngân sách nhà nước đạt 40.000 tỷ đồng. Trong đó, Bia Sài Gòn đạt 1 tỷ 640,6 triệu lít; Bia Hà Nội đạt 717,4 triệu lít; riêng khối FDI đạt 1 tỷ 428,7 triệu lít.
Hiệp hội là tiếng nói của doanh nghiệp
Với vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nước, trong năm qua, Hiệp hội đã tích cực tham gia xây dựng cơ chế, chính sách đối với ngành Bia - Rượu - Nước giải khát, trong đó có Dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia (dự thảo); Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt; Nghị định về kinh doanh rượu (thay thế Nghị định số 94/2012/NĐ-CP)... Những ý kiến của Hiệp hội đã được Quốc hội lắng nghe, tiếp thu và điều chỉnh một số quy định cho phù hợp với thực tế và chưa đưa dự án luật Phòng chống tác hại của rượu bia vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2016 và 2017. Hiệp hội đã chủ động cung cấp thông tin tại các diễn đàn và cơ quan báo chí về vai trò, vị trí của ngành Đồ uống đối với kinh tế, xã hội của đất nước, những số liệu chính xác, khách quan về mức tiêu thụ bia, rượu của Việt Nam và trên thế giới. Theo đó mức tiêu thụ rượu, bia ở Việt Nam chỉ ở mức trung bình thấp (mức tiêu thụ bia ở Việt Nam chỉ chỉ đứng thứ 52 thế giới, chứ không phải đứng hàng đầu thế giới như một số thông tin phản ánh).
Đối với hội viên, Hiệp hội luôn tích cực liên hệ, trao đổi thông tin, nắm bắt những khó khăn của doanh nghiệp hội viên để có những hỗ trợ kịp thời. Năm 2016, Hiệp hội kết nạp thêm 2 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 127 hội viên. Ngoài việc làm tốt vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách liên quan đến ngành, Hiệp hội còn tích cực tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức đoàn gồm 7 doanh nghiệp tham dự Hội chợ và Triển lãm PROPAK ASIA 2016 tại Thái Lan; tổ chức Triển lãm Quốc tế Đồ uống Việt Nam 2016 tại TP.HCM; tổ chức Hội chợ Đồ uống và hàng tiêu dùng Xuân 2017 tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội)… Đồng thời tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo để lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị về các chính sách mới; Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn về kiến thức quản lý và chuyên môn như “Kỹ năng phát triển thị trường, chăm sóc và quản lý mối quan hệ với khách hàng”; “Nâng cao năng lực Quản lý cấp trung và kỹ năng giao việc cấp dưới và Quản lý Sản xuất tinh gọn LEAN Manufacturing”; tập huấn nâng cao kiến thức xử lý môi trường trong các nhà máy bia do chuyên gia Nhật Bản truyền đạt; tập huấn về văn hóa uống của VARD…
Ngoài việc ghi nhận những kết quả đạt được trong năm 2016, các doanh nghiệp hội viên còn mong muốn Hiệp hội cần nâng cao vị trí, vai trò hơn nữa trong việc đóng góp ý kiến với các bộ ngành, nhất là công tác truyền thông cần thực hiện qua nhiều kênh để có sức lan tỏa hơn nữa. Các doanh nghiệp kiến nghị nên thay đổi tên dự án Luật là Luật phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn. Không nên đánh đồng khái niệm giữa bia và rượu, cần tách bạch rõ ràng.
Hiệp hội với công tác truyền thông
Năm 2016, Hiệp hội đã tích cực phối hợp với các bộ ngành, cơ quan, trường học, cơ quan báo chí tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền, truyền thông về Uống có trách nhiệm… Tuyên truyền, vận động người tiêu dùng sử dụng rượu, bia đúng mức, uống có văn hóa và có trách nhiệm với bản thân và xã hội, phê phán những biểu hiện lạm dụng đồ uống có cồn, uống thiếu văn hóa…
Trong năm 2017, Hiệp hội sẽ đổi mới và đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm cung cấp các thông tin trung thực cho xã hội để có cái nhìn đúng về ngành đồ uống có cồn; Phối hợp với một số cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tổ chức tiếp nhận đăng ký điểm kinh doanh đồ uống bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm…, đẩy mạnh công tác truyền thông về Văn hóa uống và uống có trách nhiệm, xây dựng văn hóa uống lành mạnh, góp phần giúp ngành phát triển bền vững và quan trọng là làm sao để các cơ quan quản lý và người tiêu dùng có cái nhìn thiện cảm, đúng đắn hơn với ngành Đồ uống. Đồng thời, tiếp tục tham gia xây dựng cơ chế, chính sách đối với ngành Bia - Rượu - Nước giải khát; triển khai các kế hoạch cụ thể như: Đề án về Luật phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn; Diễn đàn Văn hóa uống và phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn; Đề án Điểu tra thu thập tư liệu, biên soạn và xuất bản sách về truyền thống ngành bia Việt Nam; Dự án khảo sát, đánh giá thực trạng sản xuất, sử dụng rượu ở Việt Nam và tác động của các chính sách liên quan, trong đó tập trung vào nhóm sản phẩm rượu tự nấu, rượu làng nghề, rượu nhập lậu;
VBA đã tặng Cờ thi đua cho 5 doanh nghiệp tiêu biểu đã những thành tích xuất sắc và đóng góp tích cực cho các hoạt động của ngành.Lãnh đạo VBA tặng Bằng khen cho 13 doanh nghiệp có thành tích xuất sắc và đóng góp tích cực cho các hoạt động của Hiệp hội.Ông Trần Hùng - Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia
Nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định, các sản phẩm bia, rượu do các doanh nghiệp trong ngành sản xuất đều có chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm. Bia rượu là một nét văn hóa, gắn liền với đời sống của người dân, dùng để tiếp khách quý nên không thể nói bia rượu có tác hại được và cũng không nên đánh đồng khái niệm giữa bia và rượu, giữa bia rượu và thuốc lá.
Ông Trần Hùng, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cho rằng “Người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, các thương hiệu có uy tín, tránh dùng các loại rượu trôi nổi trên thị trường, rượu pha chế, không rõ nguồn gốc. Vụ ngộ độc rượu ở Lai Châu cũng là do sử dụng rượu trôi nổi trên thị trường, rượu pha cồn công nghiệp methanol… Sản lượng rượu do các doanh nghiệp sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng hiện nay chỉ chiếm 20% trên thị trường, còn 80% là rượu dân tự nấu, rượu không rõ nguồn gốc. Hiệp hội nên phối hợp với các đơn vị truyền thông tuyên truyền để người dân hiểu rõ tác hại của việc sử dụng rượu tự nấu.
Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam đánh giá cao kết quả hoạt động của Hiệp hội cũng như đóng góp của ngành Đồ uống đối với kinh tế - xã hộiNguyên Vỵ