Nhiều nỗ lực vượt bậc
Từ đầu năm đến nay, Sở Công Thương đã ban hành 5 kế hoạch triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, đã triển khai và tổ chức thực hiện các Đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mua Lễ hội Xuân năm 2024; Đoàn kiểm tra “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024; Đoàn kiểm tra, hậu kiểm việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; Đoàn kiểm tra An toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu năm 2024. Theo đó, đã tiến hành kiểm tra tại 48 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Ban hành 06 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 80.556.000 đồng.
Công tác lấy mẫu, test nhanh tại được kiểm tra thường xuyên tại các điểm kiểm nghiệm nhanh cố định. Trong 9 tháng đầu năm 2024 đã tiến hành lấy 5.035 mẫu thực phẩm test nhanh cho kết quả 16 sản phẩm dương tính với hàn the (củ kiệu, tàu hủ ki, cá khoai, hoành thánh, dưa cải, mì tươi, bánh xu xê), 8 mẫu tôm dương tính với focmol, 3 sản phẩm rau dương tính với thuốc trừ sâu, 1 sản phẩm dương tính với dầu ôi khét…
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về an toàn thực phẩm được lồng ghép trong quá trình kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm; Đoàn kiểm tra đã tuyên truyền, yêu cầu các cơ sở kinh doanh, sản xuất chấp hành và thực hiện nghiêm các quy định mới về an toàn thực phẩm, tuyên truyền nguy cơ ngộ độc thực phẩm do hóa chất độc hại; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm cho các tiểu thương.
Có thể nói, những năm qua, Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu đã nhận được sự hỗ trợ rất tích cực của các cơ quan ban ngành. UBND tỉnh, Ban chỉ đạo ATTP tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản để triển khai Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới phù hợp tình hình thực tế tại địa phương. Các hoạt động thực hiện nội dung Chỉ thị số 17/CT-TTg đã được các ngành chủ động lồng ghép, bố trí trong các hoạt động thường xuyên và các đợt cao điểm về toàn thực phẩm đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương cũng đã có sự phối hợp giữa các ngành Y tế, Nông nghiệp, Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Cảnh sát Môi trường và UBND các cấp để đảm bảo tính thống nhất trong việc triển khai các hoạt động bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm.
Nhìn chung, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn chấp hành tốt các quy định của pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm, hàng hóa (thực phẩm) có nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh và bảo quản. Người tiêu dùng nhận thức tốt về an toàn thực phẩm, có chọn lựa thông minh. Nhận thức của các hộ kinh doanh ngày càng nâng lên, hàng hóa kinh doanh hầu hết có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và tiêu thụ sản phẩm tại các nơi sản xuất an toàn; đảm bảo cho người dân an tâm mua sắm các loại thực phẩm tại chợ. Việc đầu tư trang thiết bị tại các điểm kiểm nghiệm nhanh tại một số chợ trên địa bàn tỉnh không chỉ nhằm kiểm soát toàn thực phẩm mà còn phục vụ chung cho công tác kiểm soát toàn thực phẩm trên toàn địa bàn huyện, thị xã, thành phố. Các trang thiết bị test nhanh được đầu tư phục vụ công tác kiểm tra, giám sát toàn thực phẩm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về toàn thực phẩm tại địa phương, từng bước đưa việc quản lý an toàn thực phẩm tại các chợ đi vào nề nếp.
Những thách thức phát sinh
Tuy nhiên, Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn còn những cơ sở kinh doanh vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm như: vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong sản xuất; vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong sản xuất; Không bố trí riêng biệt theo quy định của pháp luật về nơi bảo quản thành phẩm, nhà vệ sinh; Kinh doanh rượu khi giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu được cấp đã hết hiệu lực; Kinh doanh không đúng đối tượng ghi trong Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu được cấp; vi phạm bảo quản sản phẩm thực phẩm không phù hợp với điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm đó; vi phạm sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số tiểu thương kinh doanh thực phẩm có thức chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm còn hạn chế. Cùng với đó là nguồn nhân sự phụ trách an toàn thực phẩm tại cấp huyện kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực, thường xuyên thay đổi nên không cập nhật được các kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ, dẫn đến sự hạn chế trong việc tham mưu thực hiện.
Đáng lưu ý hơn cả là sự bùng nổ của dịch vụ mua bán trực tuyến đối với các sản phẩm thực phẩm qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Tiktok… ngày càng phổ biến. Việc này đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của đội ngũ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm.
Đối phó với những thách thức này, trong những năm gần đây, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, các cơ sở kinh doanh chủ động trong công tác thực hiện cấp mới, cấp lại, gia hạn 100% trên môi trường mạng, số hóa hồ sơ, thanh toán trực tuyến tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, công khai minh bạch trong qua trình xử lý hồ sơ.
UBND tỉnh cũng đã áp dụng quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm bằng vòng nhận diện, tem giúp người tiêu dùng có thể sử dụng điện thoại thông minh để quét con tem này nhằm biết được thông tin của sản phẩm.
Ngoài ra tỉnh đã ban hành kế hoạch 228/KH-UBND ngày 30/8/2024 thực hiện Đề án Triển khai, áp dụng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2024, qua đó tiếp tục nghiên cứu, triển khai các chương trình, đề tài, dự án ứng dụng công nghệ, giải pháp truy xuất nguồn gốc.
Việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo đảm an toàn thực phẩm của tỉnh mang lại sự kết nối liên thông giữa các cơ quan, ban ngành, công tác quản lý các cơ sở, giấy phép hiệu quả góp phần thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, từng bước giảm thiểu tình trạng ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh.