Đây có thể là một tín hiệu tích cực đối với môi trường, nhưng lại là một thách thức đối với nhiều quốc gia và các công ty sản xuất điện.
Trong báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới năm 2018 tập trung vào điện của EIA cho biết lĩnh vực này đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ nhất kể từ khi ra đời hơn 100 năm trước, nhu cầu dầu dự kiến không đạt đỉnh điểm trước năm 2040.
IEA dự đoán nhu cầu năng lượng có thể tăng hơn 25% từ nay đến năm 2040, phần lớn là từ Ấn Độ. Trong đó, nhu cầu điện toàn cầu được dự đoán sẽ tăng khoảng 60%, qua đó nâng tỷ trọng của điện trong tổng nhu cầu năng lượng từ 19% như hiện nay lên khoảng 25%, trong khi tầm quan trọng của than đá và dầu lại giảm dần.
Tất cả các nguồn điện tái tạo bao gồm cả thủy điện sẽ chiếm 70% sản lượng điện gia tăng. Hỗ trợ của chính phủ các nước và sự tiến bộ công nghệ đã khiến giá điện sản xuất từ các nguồn tái tạo giảm xuống, trong đó giá điện từ năng lượng Mặt Trời được dự đoán sẽ tiếp tục giảm hơn 40% từ nay đến năm 2040.
Trong khi đó, tỷ trọng điện sản xuất từ than đá sẽ giảm từ 40% như hiện tại xuống còn 25%. Vì vậy, các nguồn năng lượng tái tạo được cho là sẽ “lội ngược dòng” và thế chỗ của than đá.
Dù sự gia tăng của năng lượng tái tạo sẽ có lợi cho môi trường, nhưng điều này sẽ đặt ra một thách thức, đặc biệt là vì những nguồn năng lượng này phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên như Mặt Trời và gió.
Chính phủ các nước và các công ty năng lượng sẽ phải đầu tư hơn 2.000 tỷ USD/năm vào các nguồn cung năng lượng mới, cải cách các thị trường năng lượng, và theo đuổi các công nghệ mới.
IEA thậm chí còn nêu ra viễn cảnh nhu cầu điện tăng đến 90% từ nay đến năm 2040 chứ không chỉ 60% như nêu trên. Sự gia tăng này tương đương gấp hai lần nhu cầu điện hiện tại của Mỹ.
IEA cho rằng khi mà 50% số phương tiện hoạt động bằng điện thì chất lượng không khí sẽ được cải thiện đáng kể.