“Miếng bánh béo bở”
Thị trường cà phê tại Việt Nam đang được xem là "miếng bánh béo bở” cho nhiều doanh nghiệp. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 22.000 cửa hàng cà phê và con số này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại (Theo Dcorp R- Keeper Việt Nam). Cũng theo hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor, mô hình chuỗi cửa hàng cà phê tại Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng đáng chú ý. Báo cáo này cũng cho biết sản lượng tiêu thụ cà phê rang xay của Việt Nam niên vụ 2017-2018 ước khoảng 2,55 triệu bao, do sự phát triển nhanh chóng của các cửa hàng cà phê.
Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê tại Việt Nam. Theo các chuyên gia, tệp khách hàng lớn, lợi nhuận cao nên kinh doanh quán cà phê là xu hướng kinh doanh sinh lời hấp dẫn và khả năng thu hồi vốn nhanh. Đặc biệt, trong đó phải kể đến hình thức kinh doanh đăng ký đại lý nhượng quyền cà phê. Hình thức này đang rất được ưa chuộng tại nước ta bởi mức độ rủi ro thấp và chi phí đầu tư ban đầu không quá cao.
Tuy nhiên, với hàng trăm thương hiệu cà phê đang tồn tại trên thị trường, không ít các start up đã "chết yểu" khi vừa bước chân vào cuộc chơi này.
Đâu là lựa chọn khôn ngoan?
Theo các chuyên gia, việc kinh doanh quán cà phê không chỉ phụ thuộc vào vị trí mặt bằng, chất lượng sản phẩm, thiết kế quán hay dịch vụ... mà chìa khóa thành công nằm ở việc lựa chọn thương hiệu.
Khởi nghiệp kinh doanh quán cà phê từ năm 2017, nhưng do không tìm hiểu kỹ về thương hiệu cà phê, anh Mạnh Anh đã phải nhận bài học đắt giá, khi cửa hàng cà phê trên đường Võ Văn tần, Tp Hồ Chí Minh của anh đã nhanh chóng đóng cửa sau 6 tháng hoạt động. Thương hiệu cà phê mà tôi lựa chọn để làm đại lý chưa thực sự nổi bật về chất lượng, hương vị nên việc khách hàng đến và quay lại là rất hạn chế. Hơn thế, thương hiệu tôi chọn cũng không phải quá lớn nên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc nhận diện thương hiệu”- anh Mạnh Anh chia sẻ.
Bên cạnh những bài học đắt giá về những đại lý nhượng quyền quán cà phê thất bại, cũng có không ít những start up khởi nghiệp thành công khi chọn đúng thương hiệu để khởi nghiệp. Đáng chú ý trong danh sách những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu cà phê phải kể đến cái tên Vui Coffee, tiền thân là Cà Phê Cư Bao.
Vui Coffee là một trong những thương hiệu đang nhận được sự quan tâm lớn của người tiêu dùng tại Việt Nam.
Thương hiệu này được thành lập từ năm 2012 với chuỗi quán rộng khắp cả nước, đến nay đã có hơn 330 điểm. Đây là cái tên quên thuộc với người sành dòng cà phê nguyên chất “đúng nghĩa” tại Việt Nam. Theo thống kê, trung bình một cửa hàng dưới hình thức nhượng quyền của Vui Coffee có thể tiêu thụ hàng trăm ly cà phê mỗi ngày.
Chủ quán Vui Coffee tại Lê Trung Nghĩa - Tân Bình cho biết, khi quyết định chọn Vui Coffee để đăng ký nhượng quyền, tôi không thể ngờ lại có lượng khách ổn định đến thế. Đến nay, mỗi ngày chúng tôi có thể bán hàng trăm ly cà phê là chuyện bình thường.
Sở dĩ, Vui Coffee được đánh giá cao trong kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là do thế mạnh về nguồn gốc cà phê. Cà phê của thương hiệu này được UTZ Certified (Hà Lan) chứng nhận, cà phê nguyên chất 100%, lợi nhuận cao nhưng chi phí thấp. Được biết, UTZ Certified là chương trình chứng nhận cà phê toàn cầu mà các thương hiệu kinh doanh cà phê trên thế giới đều mong muốn có được.
Theo đại diện của thương hiệu Vui Coffee để có doanh thu bền vững “Cần có một ly cà phê chuẩn gu”. Để làm được việc này cần phải có sự đồng bộ từ khâu rang xay cho đến phục vụ, hơn thế nữa là cà phê phải nguyên chất và sạch, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng để người sành cà phê yên tâm.