Phân tích tác động của quyền chọn thực đến hiệu quả dự án đầu tư

Đề tài Phân tích tác động của quyền chọn thực đến hiệu quả dự án đầu tư do TS. Nguyễn Trung Trực ( Khoa Tài chính - Kế toán, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành) thực hiện.

TÓM TẮT:

Có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư, trong đó có quyền chọn thực (Real option). Để là rõ vấn đề này, bằng phương pháp định tính, bài viết sẽ đi sâu phân tích tác động của quyền chọn thực đến hiệu quả dự án đầu tư. Kết quả phân tích cho thấy quyền chọn thực: quyền từ bỏ dự án trước hạn, quyền chọn thời gian thực hiện dự án, quyền mở rộng dự án, mỗi loại quyền chọn đều có một giá trị, có thể làm tăng giá trị của toàn bộ dự án. Do vậy, nghiên cứu có ý nghĩa làm cơ sở cho các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại, các cơ quan quản lý có quyết định đầu tư có hiệu quả.

Từ khóa: quyền chọn, dự án đầu tư, chi phí đầu tư ban đầu, hiệu quả dự án, hiện giá thuần (NPV), dòng tiền CF (Cashflow), lãi suất chiết khấu.

1. Lý thuyết

Theo Berk, DeMarzo and HarFord, 2024, Fundamentals of Corporate Finance, 6th edition. Published by McGraw-Hill và Terence C.M.Tse, Corporate Finance the basics,second Edition,2024, published by Routledge có nhiều yếu tác động đến hiệu quả đầu tư dự án như: kinh tế, chính trị, chiến tranh, thiên tai,…

a. Kinh tế: khi một quốc gia tăng trưởng, GDP sẽ tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, do đó làm tăng hiệu quả dự án đầu tư và ngược lại. Hoặc lạm phát, lãi suất, tỷ giá, thuế,… của một quốc gia ở mức thấp, ổn định,… sẽ làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, giảm chi phí sinh hoạt, tăng sức mua,… do đó, làm tăng hiệu quả dự án đầu tư.

b. Chính trị, chiến tranh: khi một quốc gia bất ổn về chính trị hoặc có chiến tranh sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP, tăng lạm phát, lãi suất, thuế, tỷ giá,... làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, tăng chi phí sinh hoạt, gia tăng thất nghiệp, làm giảm sức mua,… do đó làm giảm hiệu quả của dự án, như khủng hoảng chính trị ở Venzuela những năm 2016 trước đây hay cuộc chiến Ukraina- Nga, Israel-Hamas hiện nay,…

c. Thiên tai: khi thiên tai xảy ra làm sản xuất, kinh doanh giảm sút, suy thoái kinh tế, gia tăng thất nghiệp, lạm phát tăng,…làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, do đó làm giảm hiệu quả dự án.

Đề đối phó với những biến đổi trên trong nền kinh tế, theo Jonathan Berk và Peter Demarzo, corporate finance 6th, 2024, Harford published by Pearson Education có 3 loại quyền chọn thực đó là: quyền từ bỏ dự án trước hạn, quyền chọn thời gian thực hiện dự án, quyền mở rộng dự án. Mỗi loại quyền chọn đều có một giá trị, nó có thể làm tăng giá trị của toàn bộ dự án tổng quát, theo đó có công thức:

Giá trị Dự án = NPVDự án (Chưa kể quyền chọn) + Giá trị của quyền chọn    (1.1) 

Ngoài 3 yếu tố chính trên, còn có các yếu tác khác, như thị hiếu, xu hướng tiêu dùng trong tương lai, tiến bộ của khoa học công nghệ… cũng tác động đến hiệu quả dự án.

1.1. Quyền từ bỏ dự án trước hạn

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư, có thể xuất hiện tình huống, nếu sang nhượng dự án thu được số tiền cao hơn nếu tiếp tục thực hiện dự án, như Metro Cash & Carry được thành lập ở Việt Nam đầu những năm 2000, đến giữa năm 2013 được bán cho MM Mega Market Thái Lan. Trong đánh giá dự án, dự báo thực hiện doanh nghiệp (DN) có thể đưa ra nhiều kịch bản của nền kinh tế tác động đến hiệu quả dự án, như trong quá trình thực hiện có thể nhượng bán dự án, (quyền từ bỏ dự án trước hạn), điều này làm tăng dòng tiền của dự án, cụ thể như Hình 1.

1.2. Quyền chọn thời gian để thực hiện dự án

Với cuộc chiến giữa Ukraina- Nga và Israel- Hamas hiện nay, nếu một doanh nghiệp muốn đầu tư vào những quốc gia này có thể sẽ gặp nhiều rủi ro, vì tình hình có thể xảy ra các tình huống ngoài dự kiến. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp lùi thời gian thực hiện dự án, DN sẽ có nhiều thông tin hữu ích và chính xác hơn, điều kiện hoạt động sẽ tốt hơn, do đó dự án càng có hiệu quả hơn, cụ thể như Hình 3.

1.3. Quyền chọn mở rộng sản xuất

Ở những quốc gia có sự ổn định kinh tế, chính trị, có chính sách kinh tế tài chính phù hợp: lạm phát, lãi suất, thuế, tỷ giá,… ở mức phù hợp sẽ có tăng trưởng GDP ngày càng cao và do đó nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ngày càng tăng, DN có điều kiện mở rộng sản xuất trong tương lai, như phát triển năng lượng tái tạo: điện gió, điện mặt trời,... ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay. Khi xem xét dự án đầu tư, DN nên chú ý quyền mở rộng sản xuất, kinh doanh trong tương lai. Vì nó có thể làm tăng hiệu quả dự án đầu tư, như trình bày tại Hình 5.

 

2. Thực trạng

Để làm rõ lý thuyết quyền chọn thực bao gồm: Quyền từ bỏ dự án trước hạn; Quyền chọn thời gian thực hiện; Quyền mở rộng sản xuất trong dự án đầu tư, chúng ta xem xét các thực tế sau:

2.1. Quyền từ bỏ dự án trước

Công ty TNHH Cửu Long đang xem xét một dự án xây dựng khu du lịch năm 2023, với các số liệu sau:    

 

 

Với kết quả trên, quyền từ bỏ dự án trước hạn NPV của dự án tăng 773,73 triệu đồng (từ -643,18 lên +130,55)

Việc từ bỏ dự án trước hạn được các công ty, ngân hàng nước ngoài áp dụng rất thành công ở Việt Nam, như: Metro Cash & Carry thành lập và hoạt động ở Việt Nam đầu những năm 2000, với đặc điểm sử dụng diện tích mặt đất rất lớn (không xây lầu), vì họ dự báo giá trị quyền sử dụng đất ở Việt Nam sẽ tăng trong tương lai. Và lúc bấy giờ giá trị quyền sử dụng đất còn thấp, khi đến giữa những năm 2013 giá trị quyền sử đất ở Việt Nam tăng cao, họ đã quyết định bán các Metro Cash & Carry ở Việt Nam cho MM Mega Market Thái Lan với giá cao hơn ban đầu nhiều lần, thu khoản lợi nhuận lớn, làm tăng hiệu quả dự án. Tương tự Ngân hàng City bank bắt đầu hoạt động từ năm 1998, đến tháng 1/2022 bán lại toàn bộ mạng lưới bán lẻ cho Ngân hàng United Overseas Bank Limited (UOB)… và Citi bank đã thu về một khoản lợi nhuận lớn.

2.2. Quyền chọn thời gian để thực hiện dự án

Công ty TNHH Đông Hồ đang xem xét một dự án đầu tư mới năm 2023, với các thông tin sau:

 

Dự án phát sinh ra dòng tiền thuần OCF (Operating cash flow): (vào cuối các năm 1,2,3,4, tức năm 2024; 2025; 2026; 2027) nhưng phụ thưộc vào điều kiện thị trường tốt và xấu như Hình 6. 

Với kết quả trên, chúng ta thấy với quyền chọn thời gian thực hiện dự án, NPV của dự án tăng 7,736 triệu đồng (Từ -122 lên +7,614 tỷ đồng)

Hiện nay, với cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine, Israel- Hamas,… các doanh nghiệp có thể áp dụng quyền chọn thời gian thực hiện dự án, nếu đầu tư vào những quốc gia này, sẽ cho kết quả tốt hơn.

2.3. Quyền chọn mở rộng sản xuất

Công ty TNHH Cống Cả nghiên dự án đầu tư năm 2024, với dữ liệu như sau:

 

Do NPV<0 nên dự án bị từ chối. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Công ty TNHH Cống Cả có thêm thông tin, nếu dự án trên được thực ngay bây giờ thì cuối năm thứ hai (năm 2026) sẽ có cơ hội mở rộng sản xuất với xác xuất 55% và chấm dứt hoạt động với xác suất 45%, nhưng phải đầu tư thêm vào cuối năm thứ 2 (năm 2026) là 220 tỷ đồng và tạo ra dòng tiền CFt cuối mỗi năm 75 tỷ đồng, kéo dài 5 năm (2027; 2028; 2029; 2030; 2031). Dữ liệu này được thể hiện như Hình 7.

 

Kết quả trên, cho thấy với quyền chọn mở rộng sản xuất , NPV của dự án tăng 18,86 tỷ đồng (Từ - 15,02 tỷ đồng lên +3,81 tỷ đồng)

Việc áp dụng quyền chọn mở rộng sản xuất được các công ty nước ngoài thực hiện rất thành công ở Việt Nam trên một số lĩnh vực. Khi Việt Nam bắt đầu mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment) từ năm 1987, các công ty nước ngoài với lợi thế về vốn lớn, công nghệ hiện đại, thị trường rộng lớn ở nhiều nước,… đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam bằng các chính sách như hạ giá bán, chấp nhận lỗ một vài năm đầu, sau khi chiếm thị trường Việt Nam, họ đã mở rộng sản xuất lấy lãi ở những năm sau bù lỗ cho những năm đầu, như trong lĩnh vực sản xuất nước ngọt, bột giặt,…

3. Kết luận

Qua phân tích trên cho thấy quyền chọn thực: quyền từ bỏ dự án trước hạn, quyền chọn thời gian thực hiện dự án, quyền mở rộng dự án, mỗi loại quyền chọn đều có một giá trị, có thể làm tăng giá trị của toàn bộ dự án. Các doanh nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng thu ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế thành công.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tài liệu trong nước

1. Nguyễn Trung Trực, (2018), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1, Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Trung Trực, (2015), Giáo trình Quản trị tài chính, Nhà xuất bản kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Tài liệu nước ngoài

1. David J. Denis, 2024. Handbook of Corporate Finance. Published by McGraw-Hill.

2. Bodie, Kane, Marcus, 2021. Investments, 12th edition. Published by McGraw-Hill.

3. Berk, DeMarzo and HarFord, 2024, Fundamentals of Corporate Finance, 6th edition. Published by McGraw-Hill.

4. Denzil Watson and Antony Head, 2023. Corporate Finance Principles and Practice, 9th edition, Published by Pearson.

5. Eugene F.Brigham and Joel F.Houston, 2020. Fundermentals of Financial Management, 10E. Pulished by Cengage Learning.

6. Frederic S.Mishkin. Stanley G Eakins, 2018 Finacial markets and Institutions ninth edition. Published by Pearson.

7. Frederic S.Mishkin. Stanley G Eakins, 2019, The Economics of Money Banking and Finacial Markets, Global edition, twelfth edition. Published by Pearson.

8. Jeff Madura, 2021. International Financial Management, 14th edition. Published by McGraw-Hill.

9. Jeff Madura, Ariful Hoque, Chandrasekhar Krishnamurt 2022. International Financial Management, 02nd edition. Published by by Pearson.

10. Jeff Madura, Roland Fox, 2023. International Financial Management, 6th edition. Published by by Pearson.

11. Jonathan Berk, Peter DeMarzo, 2024, Corporate Financial, 6th. Published by Pearson.

12. Terence C.M.Tse, Corporate Finance the basics,second Edition,2024, published by Routledge.

13. R.Glenn Hubbard, Anthony Patrick O’Brien, Money, Baking, and the financial system third edition, 2018. Published by Pearson.

14. Parrino, Bates, Gillan, Kidwell, 2022, Fundamentals of Corporate Finance, 5th edition. Published by John Wiley & Sons, Inc.

15. Piotr Łasak, Jonathan Williams, 2024, Digital Transformation and the Economics of Banking, First published 2024 by Routledge 4 Park Square, Milton Park, Abingdon, Oxon OX14 4RN.

16. Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield and Jeffrey Jaffe, 2022. Corporate Finance 13 th edition. Published by McGraw-Hill.

17. S. David Young, Jacohen, Daniel A Bens, 2019. Corporate Financial Reporting and Analysis, fourth.

18. Stephen G. Cecchetti, Kermit L. Schoenholt z, 2021, Money, Banking, and Financial markets, Sixth Edition, Published by McGrawHill Education.

Analysis of the Impact of Real Options on Investment Project Efficiency

PHD. NGUYEN TRUNG TRUC

Faculty of Finance and Accounting, Nguyen Tat Thanh University

Abstract:

There are numerous solutions to enhance the efficiency of investment projects, among which real options are a notable approach. To clarify this issue, this article employs qualitative methods to deeply analyze the impact of real options on the efficiency of investment projects. The analysis results indicate that real options-such as the option to abandon the project early, the option to choose the project execution time, and the option to expand the project-each hold a certain value and can increase the overall value of the project. Therefore, this research is meaningful as a basis for businesses, commercial banks, and regulatory agencies to make more effective investment decisions.

Keywords: options, investment project, initial investment cost, project efficiency, Net Present Value (NPV), Cash Flow (CF), discount rate.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 15 tháng 6 năm 2024]

Tạp chí Công Thương