Khi chất GABA này tương tác với các phân tử khác trong vùng cấu tạo dưới đồi não (vùng não có chứa nhiều trung tâm thần kinh quan trọng như kiểm soát thân nhiệt, khát, đói…) làm người ta cảm thấy thèm ăn. Một số người có dạng gen này hoạt động tích cực hơn, tạo nhiều GABA trong não hơn, và tình trạng tụ quá nhiều GABA sẽ kích thích những người này ăn bình thường. Đây là cơ sở để giải thích vì sao người béo lại ăn nhiều.
Các nhà khoa học đã so sánh gen GAD 2 của những người béo phì với những người có cân nặng bình thường và phát hiện gen này có hai dạng: Một dạng có tác dụng chống béo phì, trong khi một dạng đột biến làm tăng nguy cơ béo phì. Các nhà nghiên cứu cho rằng, với việc phát hiện ra gen này, có thể trong vài năm tới, người ta sẽ phát hiện một phương pháp chụp chiếu xác định những người có nguy cơ sẽ béo phì khi về già, để thực hiện những biện pháp phòng ngừa có hiệu quả.
Phát hiện gen gây béo phì
TCCT
Một nhóm các nhà khoa học Pháp mới đây đã phát hiện ra gen làm đói nhanh, nguyên nhân gây tình trạng ăn nhiều và béo phì ở nhiều người trên thế giới hiện nay. Sau khi nghiên cứu ở khoảng 1200 người Ph