Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Mông Cổ

Việt Nam và Mông Cổ thiết lập quan hệ ngoại giao từ 17/11/1954. Trải qua 56 năm, mối quan hệ giữa hai nước luôn được duy trì thân thiết và ngày càng được củng cố. Vừa qua, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc h



Đất nước Mông Cổ rộng lớn với những tiềm năng đặc biệt.
Mông Cổ là một quốc gia Trung Á giáp với Liên bang Nga về phía bắc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về phía nam. Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ 19 trên thế giới đồng thời là quốc gia không giáp biển có diện tích lớn thứ nhì, sau Kazakhstan. Với một diện tích rộng lớn nhưng dân số chỉ khoảng 3 triệu người, Mông Cổ trở thành nước có mật độ dân cư thấp nhất hành tinh. Phần lớn đất đai Mông Cổ không thể trồng trọt được, chủ yếu là thảo nguyên, đồi núi và sa mạc nhưng ngành chăn nuôi lại tương đối phát triển. Mông Cổ có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào mà nhiều quốc gia không có được, đặc biệt là trữ lượng đồng. Hiện giá trị ngành nông nghiệp nước này chiếm 21,2% GDP, công nghiệp chiếm 29,5% và dịch vụ chiếm 49,3%.

Đầu năm 2010, Chuyên gia trưởng của phái đoàn Quỹ Tiền tệ (IMF), ông Steven Barnett tới Mông Cổ khảo sát, cho biết: Mông Cổ đang từ chỗ đứng trên bờ vực sụp đổ về kinh tế chuyển sang kỷ nguyên tăng trưởng phi thường. Kinh tế Mông Cổ lâm vào tình cảnh khó khăn vào cuối năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra. Nhu cầu bên ngoài đối với hàng hóa của Mông Cổ giảm, trong khi giá đồng thế giới đi xuống đã đặt nước này vào tình trạng căng thẳng.

Đầu năm 2009, kinh tế của Mông Cổ rơi vào tình trạng trì trệ, dự trữ ngoại tệ nhanh chóng cạn kiệt, nguồn thu không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ và hệ thống ngân hàng chịu sức ép nặng nề. Tuy nhiên, trong báo cáo mới đây, IMF dự báo thu nhập bình quân (GDP) đầu người của quốc gia nhỏ có chưa đến 3 triệu dân này sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2018 so với các mức hiện nay, từ 2.000 USD lên 8.300 USD.

Theo IMF, kinh tế Mông Cổ có được bước ngoặt “ngoạn mục” là nhờ ba nhân tố. Đầu tiên và quan trọng nhất là chính sách đúng đắn, trong đó có việc dành ưu tiên cho việc chi tiêu để kiểm soát thâm hụt ngân sách, duy trì phúc lợi xã hội cho người nghèo, thắt chặt chính sách tiền tệ để ổn định nền kinh tế và khống chế lạm phát. Những chính sách này đã giúp nâng dự trữ ngoại tệ của quốc gia lên mức cao kỷ lục 1,5 tỷ USD. Thứ hai là nhu cầu về kim loại của Trung Quốc cùng với việc giá đồng tăng trở lại đã tạo ra những cơ hội cho sự vươn lên của kinh tế Mông Cổ.

Khoảng 50% kim ngạch thương mại của Mông Cổ là buôn bán với Trung Quốc. Năm 2009, 75% hàng xuất khẩu của Mông Cổ (trị giá 1,4 tỷ USD và tương đương 1/3 GDP của nước này) là sang Trung Quốc. Cuối cùng là khoản vay từ IMF đã cho phép Mông Cổ thực hiện những biện pháp chính sách cần thiết. IMF cũng đã giúp đỡ Chính phủ Mông Cổ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô và cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật cần thiết.

Theo IMF, động lực chính cho tăng trưởng của kinh tế Mông Cổ trong thập kỷ tới sẽ đến từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có của nước này, với nhiều dự án sắp được triển khai. Một trong những dự án hứa hẹn nhất là dự án khai thác mỏ Oyu Tolgoi, với số vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay ở Mông Cổ, sẽ đi vào khai thác trong vòng ba năm tới. Mỏ này dự kiến sẽ đóng góp 5% sản lượng đồng toàn cầu và mang lại nguồn thu 127 tỷ USD cho Mông Cổ. Hơn thế, dự án khai thác mỏ than Talvan Tolgoi có thể còn mang về cho Mông Cổ tới 1.000 tỷ USD, tính theo mức giá hiện nay.

Về quan hệ ngoại giao, Mông Cổ vẫn duy trì các quan hệ thân cận và các phái bộ ngoại giao với nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Nga, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Chính phủ Mông Cổ tập trung trên việc khuyến khích đầu tư và thương mại nước ngoài.

Quan hệ ngoại giao – kinh tế Việt Nam – Mông Cổ.
Về quan hệ ngoại giao: Mông Cổ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 17/11/1954. Trong chuyến thăm lần này, Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ đã khẳng định, trải qua 56 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa 2 nước không ngừng được vun đắp và phát triển. Ông cũng khẳng định: Chính sách ngoại giao nhất quán của Mông cổ là luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Việt nam luôn coi trọng và mong muốn cùng với Mông Cổ thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống tốt đẹp giữa hai nước; bày tỏ hài lòng nhận thấy cùng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, quan hệ hợp tác kinh tế luôn được các bộ, ngành liên quan của hai bên quan tâm thúc đẩy.

Việt Nam sẵn sàng là cầu nối để Mông Cổ mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong ASEAN cũng như ủng hộ Mông Cổ tổ chức Diễn đàn Nghị viện châu Á Thái Bình Dương vào năm tới.

Cho đến nay, hai nước đã ký hơn 20 hiệp định song phương và thỏa thuận cấp Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Hai bên đều thể hiện mong muốn sẽ tích cực trao đổi các đoàn văn hóa – nghệ thuật, hợp tác du lịch, qua đó tăng thêm tình cảm hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.

Về quan hệ thương mại: Cho đến nay quan hệ thương mại hai nước còn khiêm tốn, tuy vậy có nhiều tiềm năng để phát triển. Trong năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Mông Cổ mới chỉ dừng lại con số khoảng 10 triệu USD (con số này đã giảm so với thời gian 10 năm trước ở mức 16 triệu USD).

Đến nay, được chính phủ hai nước khuyến khích và hỗ trợ, Việt Nam và Mông Cổ đã có một công ty liên doanh có tên là ChuViet-Go giữa Công ty Mongol Food (Mông Cổ) và Công ty Chu Việt (Việt Nam) vào tháng 9/2010.

Công ty liên doanh này có chức năng hoạt động như đầu tư, xuất nhập khẩu và thương mại, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống, du lịch, có trụ sở được đặt tại Việt Nam.

Theo thỏa thuận, phía Monggol Food sẽ giới thiệu và bán sản phẩm cà phê, phở tại một nhà hàng ở Mông Cổ. Mông Cổ sẽ cung cấp rộng rãi các mặt hàng như len, sợi, da thuộc và da sơ thuộc, còn Việt Nam cung cấp các loại sản phẩm nông, lâm, hải sản.

Hai bên thống nhất trao đổi trang thiết bị, công nghệ, quy trình sản xuất các sản phẩm cao xương ngựa tại Mông Cổ, xúc xích ngựa và một số thực phẩm khác tại nhà máy Thiên Phước ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Ở lĩnh vực nông nghiệp, Mông Cổ xuất khẩu thịt, sản phẩm gia súc sang Việt nam và nhập gạo, rau quả, chè và hàng hóa nông sản khác của Việt Nam. Việt Nam hiện đang tiến hành cung cấp với điều kiện ưu đãi hạt giống dưa chuột muối cho Mông Cổ.

Việc thành lập liên doanh này là khởi đầu tốt đẹp, tạo tiền đề cho việc xúc tiến giao thương giữa doanh nghiệp hai bên trong tương lai.

Tăng cường hợp tác trao đổi giữa hai nước trong thời gian tới.
Qua chuyến thăm cấp cao lần này của Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ, lãnh đạo hai nước đã nhất trí: với tiềm năng sẵn có, Việt Nam và Mông Cổ cần tăng cường hợp tác trong một số lĩnh vực thế mạnh. Mông Cổ mong muốn được tiếp cận nhiều hơn với thị trường Việt Nam nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông sản, thực phẩm. Ngược lại, Chủ tịch Quốc hội Damingiin Demberel cho biết, Mông Cổ là quốc gia có nhiều tiềm năng về khoáng sản và luôn sẵn sàng hợp tác với Việt nam trong việc tiến hành các hoạt động khai thác chung.

Về phía Việt Nam, ngoài lĩnh vực thương mại, Việt Nam cũng mong muốn hợp tác trong giáo dục, đào tạo với Mông Cổ và quốc phòng, an ninh. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Ủy ban liên Chính phủ hai bên cần tiếp tục nghiên cứu, đàm phán, hiện thực hóa các hợp tác giữa hai quốc gia để mối quan hệ hợp tác Việt Nam và Mông Cổ không ngừng được củng cố, phát triển trong thời gian tới.

  • Tags: