Phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe tại thành phố Vũng Tàu

THS. PHẠM THỊ THANH HUYỀN (Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế quốc dân)

TÓM TẮT:

Du lịch chăm sóc sức khỏe được định nghĩa là “một hiện tượng nhằm nâng cao sức khỏe cá nhân cho khách du lịch đến các điểm đến cung cấp các dịch vụ và trải nghiệm để trẻ hóa cơ thể, tâm trí và tinh thần ”(Chen và cộng sự, 2008). Loại hình du lịch này ngày càng trở thành một chiến lược quan trọng với các điểm đến thu hút khách du lịch. Đặc biệt qua đại dịch Covid - 19 trong năm 2020, du lịch chăm sóc sức khỏe được coi là xu hướng mới của du lịch ở các nước, trong đó có châu Á.

Việt Nam nói chung và Vũng Tàu nói riêng có đủ điều kiện để phát triển loại hình du lịch này, tuy nhiên vẫn còn thiếu các nghiên cứu về nhu cầu và mong muốn của khách du lịch cũng như phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe. Bài viết này sẽ bàn về phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe tại thành phố Vũng Tàu.

Từ khóa: du lịch, chăm sóc sức khỏe, sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe, thành phố Vũng Tàu.

1. Đặt vấn đề

Các định nghĩa về chăm sóc sức khỏe thường không nhất quán, từ tên gọi du lịch chăm sóc sức khỏe (Smith & Kelly, 2006; Steiner & Reisinger, 2006), du lịch chữa lành và du lịch spa đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, có những lý thuyết để phân biệt du lịch chăm sóc sức khỏe và du lịch y tế. Cụ thể, khách du lịch y tế cố gắng điều trị trong các cơ sở có điều kiện y tế trong khi khách du lịch chăm sóc sức khỏe cố gắng giữ gìn sức khỏe của họ và ngăn ngừa các bệnh tiềm ẩn (Mueller & Kaufmann, 2001). Khái niệm về sức khỏe được phát triển bởi bác sĩ người Mỹ (1959), người đã mô tả sức khỏe là tình trạng sức khỏe cụ thể bao gồm sức khỏe chung của cơ thể, tâm trí và tinh thần, tùy thuộc về môi trường của nó. Du lịch chăm sóc sức khỏe là nỗ lực của các cá nhân để duy trì trạng thái khỏe mạnh của họ thông qua các hoạt động do các tổ chức y tế cung cấp. Nghiên cứu và thực nghiệm về chất lượng nên tập trung vào xác định nguyên nhân của sức khỏe, thay vì nguyên nhân của bệnh (Ren, Xing & Fu, 2007).

Ngày càng có nhiều điểm đến chăm sóc sức khỏe cho thị trường khách du lịch, xuất phát từ thời gian nhàn rỗi của người lao động và tầng lớp thượng lưu đã nâng cao nhận thức về phòng ngừa sức khỏe và liên tục bị buộc phải đối phó với căng thẳng trong công việc (Dwyer, Edwards, Mistilis, Roman, & Scott, 2009; Heung & Kucukusta, 2013). Du lịch chăm sóc sức khỏe bao gồm việc kết hợp các liệu pháp yoga và spa với khoa học (ví dụ: tư vấn) và tinh thần (ví dụ: thiền định) hỗ trợ cho sức khỏe tâm lý và toàn diện phương pháp tiếp cận sức khỏe thể chất, bao gồm cả chế độ ăn kiêng (Gustavo, 2010). Do đó, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng có xu hướng cung cấp dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe phục vụ cho tâm trí, cơ thể và tinh thần. Sức khỏe thể chất thường được giải quyết thông qua tập thể dục và ẩm thực lành mạnh bên cạnh các dịch vụ chăm sóc, chẳng hạn như massage chuyên dụng. Trẻ hóa cơ thể được giải quyết thông qua các hoạt động giải trí, như hướng dẫn khiêu vũ hoặc các phương pháp điều trị chính thức hơn, như các buổi tư vấn. Cuối cùng, tâm linh có thể được khuyến khích thông qua thiền định hoặc thời gian được sử dụng trong tự nhiên như những hoạt động điển hình.

Các nghiên cứu về nhu cầu đã nhấn mạnh thư giãn và phục hồi sức khỏe là động lực nổi bật để đi nghỉ dưỡng sức khỏe (Koh và cộng sự, 2010; Pesonen và cộng sự, 2011; Voigt và cộng sự, 2011). Thư giãn là một động lực hàng đầu được đánh giá cao hơn các hoạt động khác như cơ hội tham gia giải trí hoặc đơn giản là dành thời gian trong thiên nhiên (Chen và cộng sự, 2008). Theo nghiên cứu của Kelly’s (2012), một phần lớn khách nghỉ dưỡng xếp hạng mong muốn "thư giãn và giảm căng thẳng" trước tiên, tiếp theo là cải thiện sức khỏe và tham gia vào các thực hành như yoga.

Những người đi nghỉ dưỡng sức khỏe có thể được chia thành 2 nhóm chính. Một phân khúc nhỏ bao gồm những người có mục đích duy nhất để đi du lịch là giữ gìn sức khỏe, trong khi phần lớn kết hợp sức khỏe như một hoạt động của kỳ nghỉ của họ.

2. Nhu cầu du lịch chăm sóc sức khỏe của khách nội địa

Trong năm 2019, Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế và 85 triệu lượt khách nội địa với doanh thu 755 nghìn tỷ đồng. Việt Nam cũng nằm trong top 10 nước có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất, top 15 nước có ẩm thực đường phố ngon nhất trên thế giới. Việt Nam được coi là đất nước có rừng vàng, biển bạc với 3.260 km đường biển, thuận lợi để phát triển du lịch biển cũng như du lịch nghỉ dưỡng, là loại hình du lịch chiếm phần lớn.

Trên thế giới, gần 60% khách đi du lịch vì mục đích tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng. Trong đó, nhu cầu nghỉ dưỡng chiếm gần 60% tổng lượng khách du lịch trên toàn thế giới (UNWTO, 2019). Đặc biệt trong hội thảo du lịch năm 2020 ở Thái Lan, đề xuất du lịch chăm sóc sức khỏe và chữa lành là xu hướng của tương lai, do những áp lực về công việc, cuộc sống cũng như thiệt hại từ đại dịch Covid 2 trên toàn thế giới. Nhóm khách nghỉ dưỡng cũng là nhóm đặt số lượng phòng khách sạn 4 đến5 sao nhiều nhất (Grant Thornton, 2018) so với các nhu cầu khác. (Hình 1)

Về nhu cầu du lịch chăm sóc sức khỏe của du khách nội địa, năm 2020, tác giả đã khảo sát 500 người tại Hà Nội, trong đó có 198 người phản hồi quan tâm tới hoạt động du lịch chăm sóc sức khỏe và thu được những đặc điểm về nhân khẩu học như Bảng 1.

Bảng 1. Hồ sơ nhân khẩu học của người tham gia khảo sát (n=198)

Tiêu chí

Tỷ lệ %

Tiêu chí

Tỷ lệ %

Độ tuổi

Giới tính

18-24

25-34

35-44

Trên 45

19

34

35

5

Nam

Nữ

44

56

Nghề nghiệp

 

Học vấn

 

Học sinh, sinh viên

9

Đại học

62

Nhân viên văn phòng

39

Thạc sỹ

29

Lao động tự do

17

Tiến sỹ

5

Cán bộ công chức

10

Giáo sư

1

Kinh doanh tự do

18

Khác

3

Công an, cảnh sát, quân đội

4

Tần suất bị stress

 

Khác

3

Không bị

3

Thu nhập (đồng)

 

1 tuần/ 1 lần

34

0 - 9.999.999

27

1 tháng/ 1 lần

27

10.000.000 - 19.999.999

36

3,4 tháng/ 1 lần

14

20.000.000 - 29.999.999

20

6 tháng/ 1 lần

9

30.000.000 trở lên

17

Trên 12 tháng/ 1 lần

13

 

 

Nguồn: Tác giả khảo sát.

Từ kết quả người tham gia khảo sát có thể thấy tỷ lệ nữ giới tham gia khảo sát nhiều hơn nam giới. Hầu hết những người được trả lời đều nằm trong độ tuổi từ 35-44 tuổi (35%) và 25-34 tuổi (34%) với học vấn cao, thu nhập tầm trung là chủ yếu. Đa số người tham gia khảo sát đều chịu một mức độ stress cao thường xuyên với tần suất hàng tuần (34%). Tỷ lệ này cũng tương ứng với nhóm tuổi từ 35-44 tuổi. Từ đó cho thấy nhóm đối tượng hay bị stress thường là từ độ tuổi 25 đến 44 tuổi tập trung ở các ngành xa rời cuộc sống tự nhiên và thường tiếp xúc với máy tính và bận rộn với công việc. Đây cũng là nhóm có thu nhập ổn định, chủ yếu sống ở thành thị, chịu áp lực công việc và tổ chức gia đình lớn, dễ gây căng thẳng. Với tỷ lệ nữ giới chiếm đa số, họ có nhiều tâm lý căng thẳng xuất phát từ vai trò công tác xã hội và vai trò trong gia đình. Đặc biệt sau đợt đại dịch Covid-19 phải giãn cách xã hội, tâm lý khách du lịch nội địa cảm thấy tù túng, bế tắc, thiếu cơ hội giao lưu bạn bè, trải nghiệm môi trường mới và tách biệt với thiên nhiên.

Bảng 2. Động cơ du lịch chăm sóc sức khỏe của khách nội địa

Động cơ

Tỷ lệ (%)

Trải nghiệm điều mới mẻ

45

Thanh lọc tâm hồn

89

Nâng cao sức khỏe

85

Hòa mình vào thiên nhiên

100

Tìm về sự bình yên

76

Nguồn: Tác giả khảo sát

Theo ý kiến của người tham gia khảo sát, Bảng 2 cho thấy các động cơ du lịch chăm sóc sức khỏe của khách nội địa, động cơ hòa mình vào thiên nhiên là yếu tố quan trọng nhất (100%), sau đó là vì mục đích thanh lọc tâm hồn và nâng cao sức khỏe (gần 90%), tìm về sự bình yên (76%) và trải nghiệm điều mới mẻ (45%).

Bảng 3. Những hoạt động khách yêu thích khi trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe

Hoạt động

Tỷ lệ (%)

Đi bộ tiếp xúc với thiên nhiên

98

Tắm suối nước nóng

75

Liệu pháp chữa trị tự nhiên (châm cứu, thuốc thảo dược)

78

Spa

76

Thiền

78

Giao lưu văn hóa địa phương

54

Thực dưỡng

77

Bảng 3 cho thấy, khách nội địa thích hoạt động đi bộ tiếp xúc với thiên nhiên, thiền và spa cũng như các liệu pháp chữa trị tự nhiên (> 70%), số lượng khách lựa chọn hoạt động giao lưu văn hóa địa phương như một liệu pháp tinh thần chiếm 54% và đa số khách đồng ý thực dưỡng để tăng hiệu quả cho chuyến đi.

3. Đề xuất giải pháp cho tỉnh Vũng Tàu du lịch chăm sóc sức khỏe với đối tượng khách nội địa

Bà Rịa - Vũng Tàu nổi tiếng với du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao biển, du lịch MICE với hơn 300 km đường biển có bãi cát thoai thoải, cảnh quan hấp dẫn. Vũng Tàu có số giờ nắng trung bình lên tới 2000 - 2600 giờ/năm, nhiệt độ trung bình ổn định ở mức 27 độ, lượng mưa trung bình hàng năm thấp, khoảng 1600mm, độ ẩm khá đồng đều, xấp xỉ 75%. Nhờ ưu thế tự nhiên này, Vũng Tàu trở thành một đô thị du lịch, thu hút ngày càng nhiều khách. Không chỉ vậy, đây còn là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe.

Hiện nay, Vũng Tàu có những cụm điểm du lịch sau phù hợp với loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe nhờ cảnh quan hoang sơ tuyệt đẹp, hệ sinh thái đa dạng, không gian khí hậu mát mẻ hay có nguồn suối khoáng nóng thư giãn lý tưởng:

Cụm Bình Châu - Hồ Linh là khu rừng rộng và dài, có khoảng 43 km sông, suối lớn nhỏ chảy quanh năm: sông Hỏa, suối Nhỏ, suối Cát, bàu Nhám, bàu Bàng, hồ Núi Le, hồ Linh, hồ Tràm,... Về cảnh quan thiên nhiên, Bình Châu có rừng nguyên sinh với hệ sinh thái thuộc loài rừng bán nhiệt đới khô. Khu vực này có 6 hệ sinh thái thành phần là hệ sinh thái rừng hơi ẩm nhiệt đới, nửa rụng lá trên đất đỏ bazan; hệ sinh thái rừng hơi khô ẩm nhiệt đới nửa lụng rá trên đất xám bạc màu có độ dốc thấp; hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá nhiệt đới vùng đất cát khô dốc thoải; hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá cây họ dầu trên nền đất cát tương đối ẩm; hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Bên cạnh đó, Bình Châu còn có suối nước nóng nhiệt độ từ 37 độ C đến 82 độ C, chứa hàm lượng nito, silic, clo, natri, lưu huỳnh cao giúp trị nhiều bệnh tật, cho cơ thể được được hồi phục sức khỏe, quên đi mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày.

Khu Long Hải - Phước Hải: Bãi biển Long Hải có vẻ đẹp sơn thủy hữu tình, chạy dài, uốn lượn phía nam chân núi Thùy Vân với bãi cát trắng mịn, sạch đẹp và làn nước xanh trong. Nhờ đó, việc đi bộ, chu du trên bờ cát cũng là một trải nghiệm thú vị giúp khách du lịch tìm về với sự bình yên trong tâm hồn, chỉ cần đi, đi và đi, không cần suy nghĩ gì cả bạn sẽ cảm thấy tâm hồn. Ngoài những trải nghiệm với biển thì khi đến với Phước Hải bạn còn được chiêm ngưỡng cuộc sống lao động bình yên, tĩnh lặng của ngư dân Phước Hải.

Cụm du lịch Côn Đảo: Nhờ lợi thế cách biệt với đất liền, hội tụ rất nhiều cảnh quan hùng vĩ và thiên nhiên tươi đẹp, hệ sinh vật đa dạng, khí hậu hài hòa, gồm 16 hòn đảo nhỏ với khung cảnh hoang sơ, có bãi tắm được bình chọn là top 10 quyến rũ nhất hành tinh từ tạp chí Lonely Planet và rừng nguyên sinh. Rừng nguyên sinh Côn Đảo là khu bảo tồn quốc gia rộng 6.043ha trên 14 hòn đảo nằm trong quần đảo Côn Lôn, được bao bọc đường hành lang biển rộng 4 km. Quần đảo bao gồm 3 hệ sinh thái: Rừng nhiệt đới quanh năm xanh tốt, Rừng đồi cát khô, Rừng đước và rừng sau đước. Khu rừng có 100 loài chim và thú lưỡng cư thuộc 50 họ và 22 lớp: 18 loại động vật có vú; 62 loài chim; 19 loài bò sát; 6 loài ếch và 150 loại động vật thân mềm. Bãi biển đẹp như một bức tranh vẽ hoàn hảo của thiên nhiên với bãi cát trắng phẳng lì, nước biển trong xanh và những con sóng nhỏ êm đềm. Bãi biển Côn Đảo nói chung có khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và được bao phủ bởi những mảng xanh của rừng cây, núi đá. Ở Côn Đảo còn có bãi Suối Nóng, có những đoạn trên 50 độ C là một hoạt động khách du lịch chăm sóc sức khỏe quan tâm và muốn thử

Cụm du lịch Hồ Tràm - Núi Cốc: Biển Hồ Tràm gây ấn tượng với khung cảnh hoang sơ của những rừng dương xanh ngắt trải dài. Ngồi trên bờ biển, tận hưởng không gian lộng gió, lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rào, khách du lịch sẽ cảm thấy thư thái, bình yên.

Để xây dựng sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có thể lưu ý các giải pháp sau:

- Phát triển các tour du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe bao gồm tour du lịch thiền - yoga tại những nơi thiên nhiên còn hoang sơ, yên tĩnh, không khí trong lành thích hợp cho du khách tập yoga, ngồi thiền, tận hưởng các liệu pháp spa giải tỏa căng thẳng, tắm suối nước nóng, đi bộ trong rừng hay đi bộ dọc bãi biển

- Đa dạng các hạng mục công trình nghỉ dưỡng được xây dựng như khu tắm khoáng nóng, khu giếng trời, khu tắm bùn khoáng,... là khu vực dành cho mọi cá nhân có được không gian thư giãn yên bình, tốt cho sức khỏe.

- Các công trình xây dựng và cơ sở kinh doanh du lịch cân nhắc việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, hữu cơ, tự nhiên và có nguồn gốc địa phương hơn, phương pháp điều trị và các phương tiện để cung cấp cho khách du lịch một cảm giác về nơi này và cũng để phục vụ cho sự phát triển nhu cầu của người tiêu dùng đối với các dịch vụ này (theo nhiều cách liên quan đến sự quan tâm ngày càng tăng trong giữ gìn sức khỏe).

- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe bổ trợ cho sản phẩm đặc trưng vốn có của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là tắm biển, tổ chức các hoạt động sử dụng các thực phẩm lành mạnh và hữu cơ, massage, xông hơi, nghỉ mát, đi bộ đạp xe, tắm suối nước nóng,… Kết hợp các loại hình bổ trợ làm phong phú thêm trải nghiệm của du khách khi tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

- Xây dựng và triển khai các chương trình du lịch chăm sóc sức khỏe trọn gói, chiến dịch tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch chăm sóc sức khỏe Bà Rịa - Vũng Tàu như điểm đến chăm sóc sức khỏe với quy mô lớn trong và ngoài nước, chú trọng các hãng truyền thông lớn trên thế giới, các khẩu hiệu mang hình ảnh lành mạnh cho sức khỏe, có sức hấp dẫn.

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền và giới thiệu các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của địa phương thông qua việc tham gia vào các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế, lựa chọn các hội chợ du lịch phù hợp với mục tiêu thu hút khu du lịch chăm sóc sức khỏe, hội chợ tại các nước là thị trường mục tiêu của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu. Đặc biệt, tham gia các hội chợ và lễ hội, liên hoan du lịch trong nước và quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Muller, H., Lanz-Kaufmann, E. (2001). Wellness Tourism: Market analysis of special health tourism segment and implications for the hotel industry. Journal of Vacation Mar­keting, 7(1).
  2. Koh, S., Yoo, Ј.Ј.-Е., & Boger, C.A., Jr. (2010). Importance-performance analysis with benefit segmentation of spa goers. International Journal of Contemporary Hospitality Management, 22(5), 718-735.
  3. Chen, J.S., Prebensen, N., & Huan, T.C. (2008). Determining the motivation of wellness travelers. Anatolia, 19(1), 103-115.
  4. Ren, H., Xing, W.H., & Fu, F. (2007). The concept of wellness from the perspective of Chinese culture. Journal of Exercise Science and Fitness, 5(2), 95-101.
  5. Pesonen, J., Laukkanen, T., & Komppula, R. (2011). Benefit segmentation of potential wellbeing tourists. Journal of Vacation Marketing, 17(4), 303-314.
  6. Dwyer, L., Edwards, D., Mistilis, N., Roman, C., & Scott, N. (2009). Destination and enterprise management for a tourism future. Tourism Management, 30, 63-74.
  7. Heung, V., & Kucukusta, D. (2013). Wellness tourism in China: Resources, development and marketing. International Journal of Tourism Research, 15(4), 346-359.
  8. Smith, M., & Kelly, C. (2006). Wellness tourism. Tourism Recreation Research, 31(1), 1-4.
  9. Voigt, C. (2010). Understanding wellness tourism: An analysis of benefits sought, health-promoting behaviours and positive psychological well-being (Doctoral dissertation, University of South Australia).

Developing the wellness tourism products in Vung Tau City

 Master. Pham Thi Thanh Huyen

Faculty of Tourism and Hospitality, National Economics University

ABSTRACT:

Wellness tourism is defined as a phenomenon that promotes the personal wellness of tourists when travelling to destinations where provides services and experiences to rejuvenate body, mind and spirit ( Chen et al., 2008). This type of tourism is increasingly becoming an important strategy for tourist destinations to attract travellers. Especially, the on-going COVID-19 pandemic has made the wellness tourism become a new tourism trend in many countries, includingg Asian countries. Vietnam in general and Vung Tau City in particular have many advantages to develop the wellness tourism. However, there are not many researches on the needs and the expectations of tourists for the wellness tourism. This paper presents the development of wellness tourism in Vung Tau City.

Keywords: tourism, health care, wellness tourism products, Vung Tau City.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 20, tháng 8 năm 2021]