Thông qua hoạt động khuyến công và bình chọn sản phẩm, đã góp phần quan trọng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất. Xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển các sản phẩm mới, phát triển sản phẩm có giá trị hàng hóa cao.
Qua đó, đã khuyến khích các cơ sở CNNT đầu tư phát triển sản xuất. Từ đó phát triển nhiều sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhà phân phối và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
Chủ động, tích cực trong tham mưu
Để có được những kết quả trên, thời gian qua, Sở Công Thương Quảng Trị đã chủ động tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Trị quy định nội dung và mức chi hoạt động khuyến công trên địa bàn và UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 – 2025. Công văn của UBND tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị của Bộ Công Thương về việc đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2021-2025. Công văn về việc tăng cường triển khai thực hiện các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị….
Đồng thời, tham mưu trình UBND tỉnh thành lập Hội đồng và tổ chức thực hiện tốt công tác bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh. Sau khi HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết số 38/2020/NQHĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã tổ chức quán triệt, xây dựng và ban hành các chính sách khuyến công phối hợp với yêu cầu và điều kiện phát triển của từng địa phương và triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch, bố trí nguồn kinh ph khuyến công và tổ chức tốt việc bình chọn sản phẩm CNNT cấp huyện.
Bên cạnh hệ thống văn bản được xây dựng hoàn chỉnh thì đến nay, hầu hết các huyện, thị xã, thành phố đã thành lập Trung tâm Phát triển Cụm công nghiệp và Khuyến công cấp huyện (9/10 huyện), với bình quân bố trí từ 5-7 cán bộ/huyện. Đây là một bước chuyển biến tích cực giúp ổn định tổ chức đội ngũ cán bộ khuyến công cấp huyện, qua đó phát huy vai trò là “cánh tay nối dài” của Trung tâm Khuyến công cấp tỉnh để triển khai các hoạt động đến tận cơ sở và nâng cao năng lực tổ chức hoạt động khuyến công và bình chọn sản phẩm CNNT trên địa bàn tỉnh.
Tập trung 9 giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng trong thời gian qua, nhưng nhìn chung hoạt động khuyến công và bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhất định như nguồn kinh phí hỗ trợ còn nhỏ so với các chương trình, dự án khác. Trước những khó khăn, thách thức và yêu cầu của thực tế, để hoạt động khuyến công tiếp tục phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả hỗ trợ cho doanh nghiệp trong thời gian tới, Sở Công Thương Quảng Trị tập trung triển khai các giải pháp sau:
Thứ nhất: Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt Chương trình khuyến công, Xúc tiến thương mại quốc gia và của tỉnh, tổ chức tốt công tác bình chọn sản phẩm CNNT cấp tỉnh; tham mưu xây dựng các cơ chế chính sách, đề xuất hỗ trợ kinh phí khuyến công và xúc tiến thương mại cho các đơn vị có sản phẩm CNNT được công nhận để phát triển sản xuất và mở rộng thị trường.
Thứ hai: Đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm công nhận là sản phẩm CNNT tiêu biểu mở rộng đầu tư, phát triển thị trường tiêu thụ, nâng cao năng lực quản lý, sức cạnh tranh của sản phẩm hướng đến phát triển bền vững.
Thứ ba: Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vai trò của hệ thống mạng lưới khuyến công cấp huyện đã bố trí. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc khảo sát, đánh giá nhu cầu thực tế của các cơ sở CNNT để triển khai các nội dung hoạt động khuyến công và bình chọn sản phẩm CNNT. Đặc biệt là nâng cao năng lực tư vấn, hướng dẫn lập hồ sơ, đề án kịp thời, đúng yêu cầu quy định. Hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các cơ sở có sản phẩm CNNT tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng và các ngành nghề chủ lực phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong tỉnh.
Thứ tư: Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch khuyến công hàng năm đảm bảo đúng tiến độ, đạt chất lượng. Triển khai thực hiện kế hoạch khuyến công được phê duyệt đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung, kết quả và tiến độ đề ra. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện đề án, từ đó có những biện pháp hỗ trợ kịp thời tháo gỡ cho doanh nghiệp.
Thứ năm: Đẩy mạnh đa dạng hóa các hoạt động thông tin tuyên truyền về các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, công tác bình chọn và tôn vinh sản phẩm CNNT nhằm chuyển tải đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tới các cơ sở CNNT và quảng bá hình ảnh, quảng bá thương hiệu các sản phẩm được công nhận; chú trọng tuyên truyền trực tiếp đến các cơ sở CNNT thông qua đội ng cán bộ làm công tác khuyến công cấp huyện và xúc tiến thị trường cho sản phẩm thông qua hệ thống thương mại điện tử.
Thứ sáu: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về hoạt động khuyến công để đáp ứng kịp thời với yêu cầu thực tiễn. Kiện toàn công tác tổ chức bộ máy, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác khuyến công từ tỉnh đến cơ sở để triển khai các hoạt động có hiệu quả.
Thứ bảy: Củng cố, nâng cao năng lực hoạt động khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp; tổ chức học tập kinh nghiệm về hoạt động khuyến công, tư vấn, khảo sát các mô hình tiết kiệm năng lượng, sản xuất và tiêu dùng bền vững có hiệu quả cao để về vận dụng trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai công tác khuyến công đạt hiệu quả cao.
Thứ tám: Kết hợp chặt chẽ giữa công tác khuyến công với công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm CNNT thông qua các chương trình hội chợ hàng CNNT, Hội nghị kết nối cung cầu, kết nối giao thương. Đây là cầu nối quan trọng để các doanh nghiệp và các sản phẩm CNNT tham gia kết nối thị trường, liên doanh liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện quảng bá phát triển thương hiệu, mở đại lý phân phối tại các tỉnh, thành phố,…
Thứ chín: Tăng cường nguồn kinh phí hỗ trợ khuyến công hằng năm nhằm tăng sức lan tỏa của chính sách khuyến công và bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu trên địa bàn tỉnh nhằm tạo động lực khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.