Và lúc này, anh nghiễm nhiên phải học thêm nghề nấu thủy tinh để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này. Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà máy trở lại hoạt động và năm 1976, Xí nghiệp Liên hiệp Bóng đèn Điện Quang ra đời (năm 1993 được đổi tên thành Công ty Bóng đèn Điện Quang) trên cơ sở sáp nhập thêm Xí nghiệp Đèn ống và Xí nghiệp Bình Minh (tiền thân của Xí nghiệp Đồng An ngày nay). Được thực sự làm việc trong môi trường tự do, dân chủ, Đặng Văn Nhở như cá gặp nước, phát huy hết khả năng của mình, trở thành một trong những kỹ thuật viên trụ cột của Xí nghiệp, vì lúc này, các chuyên gia Nhật Bản đã về nước.
Nhớ lại những ngày đầu mới thành lập Xí nghiệp, sản lượng ống thủy tinh rất thấp, chỉ đạt 3 tấn/ngày. Đặng Văn Nhở đã cùng với các cán bộ, công nhân nghiên cứu, mở rộng dây chuyền sản xuất, nâng công suất nấu lên 5-6 tấn/ngày. Hơn 30 năm lăn lộn với nghề nấu thủy tinh, anh đã góp phần rất lớn vào sự phát triển của Điện Quang ngày nay. Anh có thể nhìn ngọn lửa để biết lò đã đủ nhiệt hay chưa. Trong quá trình chạy lò, anh có thể nhìn các hiện tượng để phán đoán tình huống và đưa ra các giải pháp cụ thể, hiệu quả nhất. Dù vậy, sau nhiều năm hoạt động, lò sản xuất thủy tinh do Nhật để lại đã quá lạc hậu, tiêu hao nguyên vật liệu lớn, nên giá thành sản phẩm quá cao, trong khi cuộc chiến cạnh tranh giành thị phần trên thị trường diễn ra ngày càng quyết liệt. Trước tình thế đó, năm 2001, Tổng Giám đốc và Ban lãnh đạo Công ty Bóng đèn Điện Quang đã quyết định đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm thủy tinh kiềm các loại với công suất 24 tấn/ngày, tổng vốn đầu tư 3,5 triệu USD. Dây chuyền sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đã giảm giá thành mỗi tấn thủy tinh tới 30%, không những đáp ứng được nhu cầu sản xuất bóng đèn của Công ty mà còn nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường trong nước và quốc tế. Năm 2002, sản phẩm ống thủy tinh xuất khẩu đã đạt trên 600.000 USD, chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu của toàn Công ty. Không dừng lại ở đây, năm 2003, Ban lãnh đạo Công ty đã có kế hoạch tiếp tục nâng sản lượng thủy tinh lên để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu. Đóng góp vào thành công này, có bàn tay và khối óc của Phó Giám đốc Xí nghiệp Đặng Văn Nhở.
Cùng với bước đường phát triển của Công ty, từ một công nhân, Đặng Văn Nhở lần lượt kinh qua nhiều chức vụ và đến năm 1996, anh được đề bạt làm Phó Giám đốc Xí nghiệp. Là người nhiệt huyết, hết lòng vì Xí nghiệp, luôn vui vẻ nên anh luôn chiếm được cảm tình của mọi người trong Công ty. Người anh trai sinh đôi của anh, Đặng Văn Nhắc hiện cũng đang làm Quản đốc Phân xưởng thủy tinh trong Xí nghiệp với hơn 30 năm trong nghề. Hai anh đều có một gia đình hạnh phúc, vợ đảm, con ngoan trong mái ấm của khu cư xá Điện Quang do Công ty xây dựng. Năm nào cũng vậy, vào giây phút thiêng liêng nhất trước khi bước sang năm mới, hai anh em họ Đặng luôn có mặt với anh em công nhân trực ca để đón giao thừa bên lò thủy tinh, với một suy nghĩ rất giản đơn, “Xí nghiệp đã trở thành ngôi nhà thứ hai của chúng tôi từ rất lâu rồi”.
Người 33 năm đón giao thừa bên lò thủy tinh
TCCT
Sinh năm 1954, tại Long An, trong một gia đình nghèo, Đặng Văn Nhỡ đã phải sớm nếm trải những nhọc nhằn trong cuộc mưu sinh thời chiến tranh, bom đạn. Học chưa hết cấp 2, anh phải nghỉ học để lên Sài