Các nước thành viên ASEM chiếm 38% số dân và 53,4% GNP của thế giới. ASEM hoạt động trên nguyên tắc: bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi; Thúc đẩy đồng đều 3 lĩnh vực là tăng cường đối thoại chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế và đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực khác...Các hội nghị trong khuôn khổ ASEM được tổ chức luân phiên ở châu á và châu Âu. Thể thức cao nhất của ASEM là hội nghị cấp cao được tổ chức 2 năm một lần, quyết định các vấn đề lớn và dài hạn. Bên cạnh đó có các cuộc họp bộ trưởng các ngành ngoại giao, kinh tế, tài chính, môi trường và diễn đàn doanh nghiệp á-âu.
Cho đến nay, tiến trình hợp tác á-Âu đã trải qua 4 hội nghị cấp cao. Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 1 (ASEM1) được tổ chức năm 1996 tại thủ đô Băng Cốc (Thái Lan). Hội nghị này đã thỏa thuận 17 hoạt động cụ thể thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính, hải quan, môi trường v.v...; Hội nghị cấp cao ASEM 2 được tổ chức năm 1998 tại thủ đô Luân Đôn (Vương quốc Anh), đã tiếp tục tăng cường hợp tác và đặt cơ sở cho quan hệ đối tác lâu dài giữa hai châu lục. Hội nghị đã ra tuyên bố riêng về tình hình tài chính ở châu á, trong đó, châu âu đã cam kết giúp châu á khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ. Bên cạnh đó, Hội nghị đã đưa ra 8 sáng kiến mới và ghi nhận 11 sáng kiến khác mở rộng khả năng hợp tác sang các lĩnh vực KH&CN, y tế, phúc lợi trẻ em, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; Hội nghị cấp cao ASEM 3 được tổ chức năm 2000 tại thủ đô Xơ-un (Hàn Quốc), đã thông qua 3 văn kiện quan trọng: Khuôn khổ hợp tác á-âu 2000, trong đó định ra khuynh hướng, nguyên tắc, và những ưu tiên chủ yếu của ASEM trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, tuyên bố của ASEM về hòa bình của bán đảo Triều Tiên, thông qua và ghi nhận 23 sáng kiến mới để thúc đẩy hợp tác giữa hai châu lục; Hội nghị cấp cao ASEM 4 được tổ chức năm 2002 tại thủ đô Cô-pen-ha-ghen (Đan Mạch), đã thông qua tuyên bố Cô-pen-ha-ghen về hợp tác chống khủng bố, trong đó có chương trình hợp tác của ASEM về chống khủng bố. Tuyên bố chính trị Cô-pen-ha-ghen về hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Kể từ ASEM 1 đến nay, ASEM đã triển khai nhiều hoạt động ở hầu hết các nước thành viên và đạt được nhiều kết quả cụ thể về các lĩnh vực hợp tác kinh tế như: Chương trình hành động xúc tiến đầu tư với mục tiêu chủ yếu là thông qua cải thiện môi trường đầu tư giữa các nước thành viên, nhằm thúc đẩy đầu tư của hai châu lục. Hiện nay, các hoạt động đẩy mạnh việc triển khai đầu tư chủ yếu bao gồm : Xây dựng trang Web về đầu tư ở châu á-Âu; Tổ chức không định kỳ hội nghị của các xí nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tổng hợp lại những chương trình, đào tạo, giao lưu giữa các doanh nghiệp của 2 châu lục; Chương trình hành động làm thuận lợi hóa thương mại, đã xác định được các lĩnh vực hợp tác gồm thống nhất tiêu chuẩn hóa, trình tự kiểm dịch động, thực vật, sở hữu trí tuệ, trình tự hải quan...đã đạt được tiến triển nhất định. Các nước thành viên ASEM đã thể hiện rõ tiềm lực của mình và ý nguyện hợp tác tích cực. Ngoài ra, ASEM còn tiến hành giao lưu và đối thoại các vấn đề kinh tế trọng đại trong khu vực và thế giới như hợp tác kinh tế khu vực, khủng hoảng kinh tế châu á, gia nhập WTO, toàn cầu hóa, quốc tế hóa đồng Euro và đồng Yên của Nhật Bản...Thông qua những cuộc đối thoại này, đã tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai châu lục và tăng cường hợp tác kinh tế khu vực và thế giới.
Đặc biệt, tháng 7 năm 2003 vừa qua, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 5 được tổ chức tại Bali (Inđônexia) đã thành công tốt đẹp. Hội nghị đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Đã khẳng định sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa hợp tác ASEM, nhằm thúc đẩy vai trò trung tâm và thiết yếu của các thể chế đa phương, nhất là Liên hợp quốc; Đẩy mạnh quan hệ đối tác kinh tế, nhằm phát huy hết tiềm năng, cơ hội của mỗi khu vực, đồng thời đóng góp vào việc thúc đẩy thương mại quốc tế thông qua vòng đàm phán Đô ha và tiếp tục trao đổi về các phương cách vận hành ASEM hữu hiệu hơn; Đã thỏa thuận nhiều biện pháp thúc đẩy các quyết định đạt được tại Hội nghị cấp cao ASEM 4 và Hội nghị Bộ truởng Ngoại giao ASEM lần thứ 4 trên 3 lĩnh vực hợp tác là đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác trong các lĩnh vực khác...Trong đó, đáng chú ý là Hội nghị nhất trí việc thúc đẩy hoạt động của “Nhóm đặc trách kinh tế ASEM, nhằm đưa ra các khuyến nghị thực chất và cụ thể tăng cường hợp tác kinh tế, đầu tư và tài chính giữa hai châu lục. Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEM lần thứ 5 này sẽ là bước chuẩn bị quan trọng đầu tiên cho Hội nghị cấp cao ASEM 5 tại Hà Nội, dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 10/2004.
Ngay từ đầu tiến trình ASEM, Việt Nam đã tham gia một cách tích cực và đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc tăng cường hợp tác giữa hai châu lục và sự tiến triển của ASEM. Nổi bật là Việt Nam có 3 sáng kiến được các nước thành viên ủng hộ rộng rãi. Đó là sáng kiến kết hợp y học cổ truyền với y dược hiện đại trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, xây dựng thể chế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tích cực ủng hộ việc thông qua và đồng ý với đề nghị của Trung Quốc về sáng kiến tổ chức hội thảo “Xử lý dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng”. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nước ta là nước đầu tiên trên thế giới thành công trong việc khống chế bệnh SARS và có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý dịch bệnh trong cộng đồng. Việt Nam cũng đã tham gia trong nhiều chương trình hợp tác của ASEM như hội nghị, hội thảo, diễn đàn... và tranh thủ được từ Quỹ Tín thác nguồn vốn để thực hiện 9 dự án về ngân hàng, an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm, với tổng số hơn 6 triệu USD. Kể từ sau Hội nghi ASEM 4, Việt Nam đã tiếp tục phát huy vị thế và vai trò điều phối viên châu á, tích cực chủ động phối hợp với Nhật Bản, các nước châu âu và các nước asean để triển khai các sáng kiến và thỏa thuận đạt được tại Hội nghị ASEM 4. Bộ Ngoại Giao và Bộ Thương mại Việt Nam đã phối hợp thành lập Nhóm đặc trách kinh tế ASEM, tổ chức thành công Vòng tham vấn lần thứ nhất về Chương trình nghị sự phát triển Đô ha tại Hà Nội, đăng cai diễn đàn doanh nghiệp trẻ á-âu lần thứ 7 được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2003 v.v...
Việt Nam góp phần thúc đẩy tiến trình hợp tác ASEM
TCCT
Tiến trình hợp tác á-Âu ra đời chính thức tại Hội nghị cấp cao lần thứ 1 (ASEM1) tại Băng Cốc (Thái Lan) vào năm 1996, với sự tham gia của 26 vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ các nước và Uỷ ban châu