Cần thêm thời gian thí điểm và rút kinh nghiệm

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã khẳng định: “Việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ cấp bách và cũng

Ông Lê Đăng Doanh, Tổ phó Tổ thi hành Luật Doanh nghiệp của Chính phủ
Như chúng ta đã biết, một trong những mục tiêu của việc thành lập các Tổng công ty Nhà nước (mà chúng ta quen gọi là TCty 90- 91) là nhằm tạo ra những tập đoàn kinh tế mạnh, có đủ tiềm lực về tài chính về công nghệ và về con người để cạnh tranh. Song qua hơn 7 năm đi vào hoạt động nhìn chung, mô hình này vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn trước đây đề ra và trách nhiệm trước nhà nước vẫn chưa cao; thậm chí nhiều doanh nghiệp còn biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, gây ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đã được luật pháp công nhận. Chính vì vậy, việc ra đời mô hình Công ty mẹ- Công ty con là một mô hình thí điểm, nhằm tạo ra tính năng động cho các doanh nghiệp một cách độc lập, tránh kiểu quan hệ theo lối mệnh lệnh hành chính như trước đây, đồng thời nâng cao trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về bảo toàn nguồn vốn trong doanh nghiệp của Chủ tịch HĐQT và bộ máy điều hành. Cái mà lâu nay khi xảy ra hậu quả thì không biết đổ lỗi cho ai, Chủ tịch HĐQT hay Tổng giám đốc? Bây giờ vấn đề đặt ra là trách nhiệm của công ty mẹ thế nào, công ty con ra sao? Khi công ty con xảy ra hậu quả thì công ty mẹ sẽ phải chịu liên đới tới đâu?
Ông PGS. TS Phan Thanh Phố - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Hà Nội
Mục đích của việc tổ chức theo mô hình “Công ty mẹ –  Công ty con”  là nhằm phát huy được sức mạnh tổng thể hữu cơ giữa Công ty mẹ và các Công ty con, một hạn chế cơ bản của nhiều Tổng công ty Nhà nước trước đây; nâng sức cạnh tranh, góp phần giải quyết tốt những cân đối lớn của nền kinh tế; thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện tăng trưởng và phát triển bền vững; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình giảm thuế đã cam kết.
Sự tồn tại và phát triển mô hình Công ty mẹ –  Công ty con phải dựa trên một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh được thực hiện bởi sự liên kết của nhiều pháp nhân doanh nghiệp độc lập; đa dạng hóa về sở hữu, lĩnh vực hoạt động và địa bàn. Sự ràng buộc lẫn nhau giữa Công ty mẹ với các công ty con qua ảnh hưởng về thị trường, về đầu tư vốn, về chiến lược kinh doanh và về chất lượng nguồn nhân lực, được thực hiện thông qua hợp đồng đào tạo, thu nộp lợi tức vốn, hợp đồng kinh tế đối với các dự án, công trình và thương vụ.
Do vậy, mô hình “Công ty mẹ –  Công ty con”  có thể hình thành từ các Tổng công ty Nhà nước và cũng có thể hình thành từ một DNNN độc lập. Đây là một mô hình mới để tổ chức thực hiện không kém phần khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải vừa làm thí điểm, vừa tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng. Mặt khác, trong quá trình tiến hành, tất yếu sẽ nảy sinh nhiều vấn đề mới ở tầm vĩ mô, liên quan đến vai trò quản lý điều hành và thuộc thẩm quyền giải quyết kịp thời của Nhà nước đối với DNNN ở nước ta hiện nay.
Ông Vũ Tiến Sáu - Chủ tịch Công đoàn CNVN
Trên thế giới, mô hình Công ty mẹ - Công ty con không có gì là lạ, nhưng đối với Việt Nam, đây là mô hình mới, cần phải có thời gian thử nghiệm và rút kinh nghiệm, bởi mô hình này đòi hỏi phải có một doanh nghiệp thực sự mạnh cả về tiềm lực tài chính và bộ máy quản lý, đồng thời, mối quan hệ giữa Công ty mẹ - Công ty con phải là mối quan hệ về vốn do Công ty mẹ điều hành. Thực tế hiện nay của chúng ta, một số nơi đã làm việc này rất tốt. Các công ty có đủ tiềm lực mở ra các công ty con và đầu tư vốn vào đó, điều hành nó thông qua vốn. Nhưng cũng có một số TCT, nếu chuyển sang mô hình này thì chỉ là sự kết nối cơ học giữa các doanh nghiệp với nhau, chứ chưa thực sự được điều hành qua vốn. Vấn đề đặt ra là, phải xác định được một doanh nghiệp xứng đáng trở thành Công ty mẹ với những tiêu chuẩn cụ thể, sau đó tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp đó trở thành Công ty mẹ - Công ty con theo đúng nghĩa thì mới đạt hiệu quả.
Ông Trần Văn Tá- Thứ trưởng Bộ Tài chính
Một trong những ưu điểm  của Công ty mẹ- Công ty con, xét trên góc độ tài chính, là tạo ra sự minh bạch rõ ràng và tương đối độc lập cho các doanh nghiệp hoạt động về mặt tài chính; Đồng thời, thay vì lệ thuộc về mặt tài chính giữa TCT và các doanh nghiệp thành viên theo lối mệnh lệnh hành  chính trở thành mối quan hệ ràng buộc. Song, vấn đề đặt ra ở đây là, Công ty mẹ giữ nguồn vốn bao nhiêu để có thể chi phối được Công ty con thì cần phải bàn bạc thêm.

  • Tags: