Theo đó, DFT đã gửi bản câu hỏi và yêu cầu các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan của Việt Nam nộp bản trả lời trước 16h30 ngày 2/5/2022 (giờ Bangkok).
Danh sách các nhà sản xuất, xuất khẩu thép mạ hợp kim nhôm kẽm của Việt Nam được nêu tên trong danh sách điều tra rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá bao gồm: Tập đoàn Hoa Sen; Công ty Cổ phần Thép Nam Kim; Công ty TNHH một thành viên Tôn Hòa Phát; Công ty Cổ phần Tôn mạ Vnsteel Thăng Long; Công ty Cổ phần Maruichi Sun Steel; Công ty Cổ phần Tôn Đông Á; Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc; Công ty TNHH NS BlueScope Việt Nam; Công ty Thép Miền nam.
Danh sách các nhà sản xuất, xuất khẩu thép phủ màu của Việt Nam được nêu tên bao gồm: Tập đoàn Hoa Sen; Công ty Cổ phần Thép Nam Kim; Công ty TNHH một thành viên Tôn Hòa Phát; Công ty Cổ phần Tôn mạ Vnsteel Thăng Long; Công ty Cổ phần Maruichi Sun Steel; Công ty Cổ phần Tôn Đông Á; Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc; Công ty TNHH NS BlueScope Việt Nam; Công ty Thép Miền nam; Công ty Cổ phần Tôn mạ màu Fujiton.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan phối hợp trả lời bảng câu hỏi và cung cấp các thông tin theo yêu cầu của DFT. Đồng thời, thường xuyên liên lạc với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Ngày 11/9/2015, DFT khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm nhập khẩu từ Việt Nam.
Ngày 24/3/2017, Thái Lan chính thức áp thuế chống bán phá giá 4,30 - 60,26% đối với sản phẩm này của Việt Nam.
Biện pháp chống bán phá giá có hiệu lực trong 5 năm.