Đạt được như vậy là do thiên ưu đãi về đất đai, khí hậu phù hợp với cây cam; ngoài ra, Phân Văn Điển cũng đóng góp một phần. Từ nhiều năm nay, đại đa số người dân đã sử dụng phân Văn Điển trở thành tập quán và họ coi phân Văn Điển là cứu cánh giúp cho cả vùng cam hồi sinh và cho những mùa cam trái ngọt.
Đất trồng cam ở đây chủ yếu là đất đồi màu vàng tạo ra do quá trình phong hóa đá Peranit, có tầng canh tác dày, giàu chất dinh dưỡng, pH từ 5 - 5.5. Nhưng trải qua hàng thập kỷ thời kỳ bao cấp do cơ chế quản lý và kinh tế khó khăn nên người trồng cam tìm mọi cách vắt kiệt sức của đất, bón nhiều phân hóa học, phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm thoái hóa đất và triền miên mất mùa với những vườn cam sơ xác. Đất đã chai cứng, độ chua ngày càng tăng, nhiều nơi đất chua pH từ 3.8 - 3.2, nghèo dinh dưỡng, các chất trung, vi lượng, Ca, Mg, Si hòa tan ít. Cả vùng cam cằn cỗi, cây thấp lá nhỏ, độ bền cây kém, lá hay bị vân xanh, vân vàng, có khi cả vườn cam ngả màu vàng; quả ít, quả beo, tép không giòn, nhạt, chua.
Lân Văn Điển là loại phân chậm tan, chỉ tan trong dịch axit yếu do dễ cây tiết ra, cây cần tới đâu phân hòa tan tới đó nên hạn chế bị rửa trôi. Nếu bón lân tan nhanh gặp nước sau 48 giờ phân tan hết. Đất trồng cam Cao Phong đa số trồng trên đất đồi, vườn cao và dốc, bón phân Văn Điển hạn chế bị rửa trôi dinh dưỡng. Lân Văn Điển có tính kiềm với tỷ lệ canxi "vôi" tương đối cao nên có tác dụng khử chua; phân này ngoài dinh dưỡng chính là lân còn có đầy đủ các trung, vi lượng. Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng bón cho các loại cây trồng trong đó có phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng bón cho cam, do thành phần chính có Lân Văn Điển nên cũng có đặc tính và tác dụng như vậy. Nó khác một số loại NPK thông thường là ngoài đạm, lân, kaly còn có các chất trung, vi lượng.
Về hiệu quả của phân Văn Điển, ông Hồ Văn Dũng - Phó chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Phân Văn Điển phù hợp với đất và cây trồng của huyện, đặc biệt phù hợp với cây cam vì nó chậm tan, có tính kiềm, có đầy đủ các chất trung vi lượng. Các chất trung, vi lượng rất cần thiế,t nhất là các cây ăn quả đặc sản để tăng chất lượng và hương vị khác biệt đặc trưng của giống. Phân Văn Điển còn làm tăng sức đề kháng cho cây, giảm sâu bệnh nên hạn chế việc phun thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, còn có vai trò cải tạo đất giúp cho sản suất cam an toàn hiệu quả và bền vững.
Đối với cam thời kỳ kinh doanh: Số lượng phân đầu tư tùy theo độ tuổi cây và năng suất. Trong năm kết hợp bón phân hữu cơ với phân Văn Điển. Chia làm 4 đợt bón: Đợt 1: Sau khi thu hoạch quả (đây là lần bón quan trọng nhất), giúp cam hồi sức sau nhiều tháng nuôi quả tốn nhiều dinh dưỡng. Bón 1 gốc từ 10-15kg phân hữu cơ, 1-3kg lân Văn Điển. Ba đợt sau bón bằng loại phân NPK Văn Điển: 12-5-10 hoặc 12-8-12, 12-12-17. Đợt 2: Bón trước khi ra hoa nhằm kích thích ra hoa và lộc xuân. Cam từ 4 đến 7 năm, bón 1 gốc 1-1,5kg; cam từ 8-11 năm, bón 1 gốc 1,5-2kg; cam trên 11 năm, bón 1 gốc 2,5-3kg. Đợt 3: Sau khi ra quả sinh lý (quả bằng ngón tay) bón nuôi quả - cam từ 4-7 năm, bón 1 gốc 1,5-2kg. Cam từ 8-11 năm, bón 1 gốc 1,5-2kg, cam trên 11 năm, bón 1 gốc 2,5-3kg. Đợt 4: trước khi thu hoạch 1-1,5 tháng, giúp tăng trọng lượng quả, tăng độ nước và vị ngọt. Cam từ 4-7 năm bón 1 gốc 2-2,5kg, cam từ 8-11 năm, bón 1 gốc 2,5-3kg; cam trên 11 năm bón 1 gốc 3,5-4kg. Cách bón: Xới đất, làm cỏ, rải phân theo đường chiếu của tán cây trở vào cách gốc 40-50cm, lấp đất, nếu đất khô phải tưới đủ ẩm.