TMĐT đạt mốc 6,2 tỷ USD
Sáng 14/9, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử. Dự và chỉ đạo hội nghị có Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng.
Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử (TMĐT) là văn bản trực tiếp điều chỉnh các hành vi kinh doanh trên môi trường điện tử. Sau 5 năm thực hiện Nghị định, cùng với sự phát triển và lan tỏa của công nghệ số hóa, TMĐT đã góp phần tạo ra diện mạo và phương thức vận hành mới của hệ thống phân phối nói riêng cũng như lĩnh vực thương mại tại Việt Nam nói chung.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng đánh giá cao hoạt động TMĐT thời gian qua: “Từ năm 2013 đến nay, TMĐT Việt Nam có bước tiến vượt bậc, thị trường TMĐT duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh. Hiện nay, Việt Nam có trên 50 triệu người dùng internet, chiếm 54% dân số, (trung bình thế giới là 46,64%). Năm 2017, Việt Nam có khoảng 33 triệu dân đã từng mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trong năm. Thị trường TMĐT bán lẻ tăng trưởng nhanh chóng từ 2,2 tỷ USD năm 2013 lên 6,2 tỷ USD năm 2018, đóng góp 3,8% doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng cả nước, xu hướng tăng dần đều 20%/năm. Hoạt động TMĐT ngày càng đa dạng, không chỉ trên máy tính, mà còn trên các thiết bị hiện đại khác như điện thoại thông minh, máy tính bảng...
Bên cạnh đó, hạ tầng pháp luật và cơ chế chính sách về TMĐT đã có vai trò rất tích cực trong việc tạo dựng môi trường cho sự phát triển của TMĐT tại Việt Nam. Thống kê những năm qua cho thấy quy mô thị trường bán lẻ trực tuyến tốc độ tăng trưởng ổn định,.
Một góc hội nghịViệc mua bán qua website TMĐT từ 2013 đến nay trở thành hoạt động phổ biến với doanh nghiệp và cộng đồng, các mặt hàng được mua sắm trực tuyến phổ biến nhất là quần áo, giày dép, mỹ phẩm chiếm 59%; công nghệ điện tử 47%; thiết bị đồ dùng gia đình 47%... phương thức thanh toán và giao hàng cũng được các doanh nghiệp thực hiện tương đối linh hoạt.
Đánh giá của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến trả lời hài lòng khi mua sắm trực tuyến tăng từ 29% năm 2013 lên 54% năm 2017.
Hoàn thiện khung pháp lý
Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT là dịp để các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT nhìn nhận giá tác động của văn bản pháp lý mang tính nền tảng cho TMĐT này, đồng thời cũng là dịp để cơ quan quản lý nhà nước lấy ý kiến góp ý của chuyên gia, doanh nghiệp nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp lý
Từ thực tế của sự tăng trưởng nhanh của TMĐT thời gian qua, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho rằng: “Nghị định số 52/2013/NĐ-CP đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và tạo môi trường phát triển TMĐT. Tuy nhiên, cùng với sự đổi mới liên tục của công nghệ trong bối cảnh xu thế phát triển của cách mạng 4.0, hoạt động TMĐT chịu nhiều tác động nhưng có điều kiện để thay đổi nhanh chóng nhất”.
Trên thực tế, những vấn đề mang tính đặc thù, phát sinh môi trường điện tử có tác động lớn hơn trong môi trường truyền thống.
Nghị định hướng tới việc đảm bảo sự bình đẳng giữa TMĐT và thương mại truyền thống, các chủ thể tham gia TMĐT phải tuân thủ nghĩa vụ pháp luật không nhiều hơn cũng không ít hơn hoạt động thương mại truyền thống.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng giải đáp các băn khoăn của doanh nghiệpThực tiễn hoạt động TMĐT giai đoạn 2013 – 2018 cho thấy, sự ra đời, phát triển mô hình kinh doanh đa dạng dựa trên ứng dụng TMĐT. Những mô hình kinh doanh này là cốt lõi của hoạt động TMĐT, việc nhận dạng và phân loại chúng sẽ giúp cho công tác quản lý được thuận lợi. Bên cạnh đó, việc phân định quyền và nhiệm của các bên tham gia những mô hình kinh doanh này sẽ giúp thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng và minh bạch cho TMĐT.
“Nhiều mô hình TMĐT mới xuất hiện, đa dạng hoạt động, phức tạp về chủ thể tham gia và chưa được điều chỉnh bởi các khuôn khổ pháp luật hiện hành; Các hoạt động TMĐT diễn ra ngày càng mới; vấn đề quản lý TMĐT xuyên biên giới, quản lý thuế trong TMĐT và nhiều vấn đề mới khác sẽ là bài toán mà cơ quan quản lý nhà nước cần tập trung giải quyết trong giai đoạn tới”, Thứ trưởng Hưng nhấn mạnh./.