Một trong những vấn đề trọng tâm trong chiến lược tổng thể phát triển công nghiệp lần thứ hai (IMP2) của Malaixia (1996 - 2005) là thực hiện định hướng phát triển "Công nghiệp chế tạo cộng cộng". Qua 7 năm thực hiện, theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế Malaixia thì đây là một trong những định hướng khá thành công và đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược tổng thể phát triển công nghiệp Malaixia trong giai đoạn này. ở nước ta, để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng cũng như để hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp nói chung và chiến lược phát triển các ngành công nghiệp chuyên môn hoá nói riêng (nhất là các ngành công nghiệp chế tạo), theo chúng tôi, việc tìm hiểu và vận dụng các bài học kinh nghiệm quý báu của Malaixia là rất vần thiết. Dưới đây xin nêu một số nhận thức cơ bản về định hướng phát triển "Công nghiệp chế tạo cộng cộng" của Malaixia:

1. Theo định hướng này, trong chiến lược tổng thể phát triển công nghiệp lần thứ 2 (IMP2), Malaixia đã lựa chọn và  tập trung vào 5 định hướng chiến lược cơ bản dưới đây:

- Một là, định hướng toàn cầu. Với định hướng này, việc phát triển công nghiệp sẽ tăng cường tập trung vào các thị trường quốc tế không ngừng thay đổi đối với khu vực công nghiệp chế tạo, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trên thị trường toàn cầu;

- Hai là, nâng cao năng lực cạnh tranh. Với định hướng này, năng lực cạnh tranh của khu vực công nghiệp chế tạo sẽ được nâng cao thông qua việc mở rộng và củng cố các mối liên hệ sản xuất giữa các nhóm ngành;

- Ba là, củng cố nền tảng kinh tế cần thiết nhằm hỗ trợ cho việc phát triển khu vực công nghiệp chế tạo;

- Bốn là, khuyến khích sự tham gia đầu tư, kinh doanh của các công ty công nghiệp chế tạo thuộc sở hữu của Malaixia. Sự tham gia ngày càng tăng của các công ty Malaixia trên diện rộng vào các hoạt động chế tạo, đặc biệt trong các nhóm ngành được coi là có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển trong tương lai của khu vực chế tạo;

- Năm là, ứng dụng các quy trình mang tính trí tuệ và sử dụng công nghệ thông tin trong khu vực chế tạo và trong các lĩnh vực có liên quan như: nghiên cứu và phát triển (R & D), thiết kế sản phẩm, marketing, hậu cần, phân phối và thu hút vốn;         

2. Hướng đi trong định hướng chiến lược phát triển "Công nghiệp chế tạo công cộng" bao gồm: cùng với việc tập trung phát triển khu vực lắp ráp và sản xuất, người ta chú trọng (1) các hoạt động trước đó (R & D, thiết kế và thử nghiệm) và (2) các hoạt động kế tiếp sau đó (hậu cần, phân phối và marketing). Có thể phác họa các hướng đi đó bằng sơ đồ sau:

 

 

Sơ đồ: định hướng chiến lươc phát triển “công nghiệp chế tạo công cộng”

+

+

Lắp ráp & Sản xuất

Hậu cần & Phân phối

Marketing

Thiết kế & Kế thừa

Nghiên cứu & Phát triển


 


Công nghiệp Chế tạo


Trong mô hình này, có hai vấn đề kinh tế cơ bản thể hiện sự thâm nhập "kép" của định hướng chiến lược được đặc biệt chú ý:

- Thứ nhất, sự dịch chuyển của chuỗi giá trị hướng tới những hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn như: chú trọng nghiên cứu và phát triển, thiết kế sản phẩm, dịch vụ, hậu cần, phân phối và marketing;

Giá trị gia tăng/người công nhân

Sự chú trọng của Malaixia trước IMP2

- Thứ hai, sự dịch chuyển toàn bộ chuỗi giá trị tới một mức cao hơn thông qua tốc độ tăng trưởng năng suất dựa vào việc ứng dụng các công nghệ cao hơn (tự động hoá, người máy...) và làm tăng năng suất tổng hợp, biểu hiện hiệu quả của việc tận dụng tối đa cả nguồn tài lực và nhân lực. Điều đó được thể hiện một cách khái quát trong đồ thị sau:             

3. Phát triển các nhóm ngành công nghiệp. Trong định hướng chiến lược phát triển "Công nghiệp chế tạo công cộng", Malaixia tập trung tới 8 nhóm ngành chính: Điện và điện tử, dệt-may, hoá chất, khai khoáng, công nghiệp thực phẩm, phương tiện vận tải, sản xuất vật liệu và thiết bị máy móc. Việc phát triển các nhóm ngành này có những đặc trưng sau: Phát triển theo hướng hình thành các nhóm tổng hợp, bao gồm các ngành sản xuất, các hoạt động cung ứng và hoạt động bổ trợ; Làm tăng giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp nội địa và phát triển các mối liên kết sản xuất giữa các ngành cũng như trong nội bộ từng ngành; Lựa chọn và phát triển các nhà cung ứng chính cho các ngành công nghiệp chính thông qua các chương trình liên kết ngành; Tăng cường nền tảng kinh tế, nhân lực, công nghệ, tài chính và cơ sở hạ tầng;

Đưa ra kế hoạch phát triển với các quốc gia mang tính toàn cầu.   

đồ thị: ảnh hưởng của chiến lược “công nghiệp chế tạo cộng cộng” ở malaysia


*Nguồn: Báo cáo của Bộ công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaixia (MITI) tháng 11/2002../.

Tìm hiểu về định hướng phát triển

"Công nghiệp chế tạo cộng cộng" của Malaixia*

 

                                                                  TS. Lê Công Hoa

                                                           Đại học Kinh tế quốc dân

Một trong những vấn đề trọng tâm trong chiến lược tổng thể phát triển công nghiệp lần thứ hai (IMP2) của Malaixia (1996 - 2005) là thực hiện định hướng phát triển "Công nghiệp chế tạo cộng cộng". Qua 7 năm thực hiện, theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế Malaixia thì đây là một trong những định hướng khá thành công và đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược tổng thể phát triển công nghiệp Malaixia trong giai đoạn này. ở nước ta, để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng cũng như để hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp nói chung và chiến lược phát triển các ngành công nghiệp chuyên môn hoá nói riêng (nhất là các ngành công nghiệp chế tạo), theo chúng tôi, việc tìm hiểu và vận dụng các bài học kinh nghiệm quý báu của Malaixia là rất vần thiết. Dưới đây xin nêu một số nhận thức cơ bản về định hướng phát triển "Công nghiệp chế tạo cộng cộng" của Malaixia:

1. Theo định hướng này, trong chiến lược tổng thể phát triển công nghiệp lần thứ 2 (IMP2), Malaixia đã lựa chọn và  tập trung vào 5 định hướng chiến lược cơ bản dưới đây:

- Một là, định hướng toàn cầu. Với định hướng này, việc phát triển công nghiệp sẽ tăng cường tập trung vào các thị trường quốc tế không ngừng thay đổi đối với khu vực công nghiệp chế tạo, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trên thị trường toàn cầu;

- Hai là, nâng cao năng lực cạnh tranh. Với định hướng này, năng lực cạnh tranh của khu vực công nghiệp chế tạo sẽ được nâng cao thông qua việc mở rộng và củng cố các mối liên hệ sản xuất giữa các nhóm ngành;

- Ba là, củng cố nền tảng kinh tế cần thiết nhằm hỗ trợ cho việc phát triển khu vực công nghiệp chế tạo;

- Bốn là, khuyến khích sự tham gia đầu tư, kinh doanh của các công ty công nghiệp chế tạo thuộc sở hữu của Malaixia. Sự tham gia ngày càng tăng của các công ty Malaixia trên diện rộng vào các hoạt động chế tạo, đặc biệt trong các nhóm ngành được coi là có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển trong tương lai của khu vực chế tạo;

- Năm là, ứng dụng các quy trình mang tính trí tuệ và sử dụng công nghệ thông tin trong khu vực chế tạo và trong các lĩnh vực có liên quan như: nghiên cứu và phát triển (R & D), thiết kế sản phẩm, marketing, hậu cần, phân phối và thu hút vốn;         

2. Hướng đi trong định hướng chiến lược phát triển "Công nghiệp chế tạo công cộng" bao gồm: cùng với việc tập trung phát triển khu vực lắp ráp và sản xuất, người ta chú trọng (1) các hoạt động trước đó (R & D, thiết kế và thử nghiệm) và (2) các hoạt động kế tiếp sau đó (hậu cần, phân phối và marketing). Có thể phác họa các hướng đi đó bằng sơ đồ sau:

 

 

Sơ đồ: định hướng chiến lươc phát triển “công nghiệp chế tạo công cộng”

+

+

Lắp ráp & Sản xuất

Hậu cần & Phân phối

Marketing

Thiết kế & Kế thừa

Nghiên cứu & Phát triển


 


Công nghiệp Chế tạo


Trong mô hình này, có hai vấn đề kinh tế cơ bản thể hiện sự thâm nhập "kép" của định hướng chiến lược được đặc biệt chú ý:

- Thứ nhất, sự dịch chuyển của chuỗi giá trị hướng tới những hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn như: chú trọng nghiên cứu và phát triển, thiết kế sản phẩm, dịch vụ, hậu cần, phân phối và marketing;

Giá trị gia tăng/người công nhân

Sự chú trọng của Malaixia trước IMP2

- Thứ hai, sự dịch chuyển toàn bộ chuỗi giá trị tới một mức cao hơn thông qua tốc độ tăng trưởng năng suất dựa vào việc ứng dụng các công nghệ cao hơn (tự động hoá, người máy...) và làm tăng năng suất tổng hợp, biểu hiện hiệu quả của việc tận dụng tối đa cả nguồn tài lực và nhân lực. Điều đó được thể hiện một cách khái quát trong đồ thị sau:             

3. Phát triển các nhóm ngành công nghiệp. Trong định hướng chiến lược phát triển "Công nghiệp chế tạo công cộng", Malaixia tập trung tới 8 nhóm ngành chính: Điện và điện tử, dệt-may, hoá chất, khai khoáng, công nghiệp thực phẩm, phương tiện vận tải, sản xuất vật liệu và thiết bị máy móc. Việc phát triển các nhóm ngành này có những đặc trưng sau: Phát triển theo hướng hình thành các nhóm tổng hợp, bao gồm các ngành sản xuất, các hoạt động cung ứng và hoạt động bổ trợ; Làm tăng giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp nội địa và phát triển các mối liên kết sản xuất giữa các ngành cũng như trong nội bộ từng ngành; Lựa chọn và phát triển các nhà cung ứng chính cho các ngành công nghiệp chính thông qua các chương trình liên kết ngành; Tăng cường nền tảng kinh tế, nhân lực, công nghệ, tài chính và cơ sở hạ tầng;

Đưa ra kế hoạch phát triển với các quốc gia mang tính toàn cầu.   

*Nguồn: Báo cáo của Bộ công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaixia (MITI) tháng 11/2002../.

  • Tags: