Theo Ủy ban dầu cọ Malaysia, lượng dầu cọ được Malaysia xuất khẩu trong tháng 12/2013 đã giảm xuống, đánh dấu tháng giảm thứ 2 liên tiếp. Vào ngày 20/1, hãng giám định thương mại Intertek đã cho biết, lượng dầu cọ xuất khẩu của Malaysia trong 20 ngày đầu tháng 1/2014 chỉ đạt 748.303 tấn, giảm 15% so với cùng kỳ tháng 12/2013. Điều này đã khiến thị trường lo ngại lượng dầu cọ xuất khẩu của Malaysia có thể tiếp tục giảm xuống trong tháng 1/2014 – đánh dấu tháng giảm thứ ba liên tiếp, qua đó khiến giá dầu cọ giảm xuống. Malaysia hiện là quốc gia xuất khẩu dầu cọ lớn thứ hai thế giới.
Bên cạnh đó, theo ông Gnanasekar Thiagarajan, trưởng ban chiến lược giao dịch và phòng ngừa rủi ro tại công ty Kaleesuwari Intercontinental Singapore Pte, việc đồng Ringgit Malaysia phục hồi tăng giá trở lại có thể khiến hoạt động xuất khẩu dầu cọ của Malaysia giảm xuống hơn nữa.
Theo các số liệu được hãng tin Bloomberg tổng hợp, trong tuần từ ngày đồng Ringgit đã giảm 1,1% trong tuần từ 20 – 24/1, xác lập mức giảm lớn nhất trong một tháng. Trong ngày 23/1, đồng Ringgit đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 28/8/2013, đạt 3,3363 Ringgit/USD.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), giá dầu đậu nành đã biến động nhẹ tại mức 37,83 cents/pound (0,454 kg); giá đậu tương đạt 12,7575 USD/giạ (1 giạ đậu tương = 27,2 kg).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (Trung Quốc) – DCE Giá dầu cọ tinh luyện giao tháng 5/2014 đã biến động nhẹ tại mức 5.840 NDT (966 USD)/tấn; giá dầu đậu nành đã giảm 0,6% xuống còn 6.622 NDT/tấn.