Giá dầu cọ đã tăng lên kể từ tháng 11/2013 do sản lượng dầu cọ tại Indonesia, quốc gia cung cấp dầu cọ lớn nhất thế giới, giảm xuống trong khi đó nhu cầu sử dụng nhiên liệu sinh học tăng lên. Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Dorab Mistry, giám đốc công ty nghiên cứu hàng hóa Godreij International Ltd. cho biết, giá dầu cọ có thể đạt mức 3.000 Ringgit/tấn vào tháng 3/2014 do như cầu sử dụng dầu cọ trong sản xuất thực phẩm, cũng như nhiên liệu sinh học tăng lên.
Ông Alan Lim Seong Chun, chuyên gia phân tích tại ngân hàng Kenanga Investment Bank nhận định, việc giá dầu thô tăng cao khiến việc sản xuất nhiên liệu sinh học từ dầu cọ đem lại mức lợi nhuận lớn hơn cho các nhà sản xuất nhiên liệu.
Giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) đã tăng ngày thứ hai liên tiếp, lên mức trên 100 USD/thùng sau khi các số liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy lượng dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm mạnh hơn dự kiến, xuống mức thấp nhất kể từ hồi tháng 9/2013. Giá dầu thô WTI giao tương lai đã chạm mốc 100,28 USD/thùng.
Giá dầu đậu nành giao tháng 3/2014 trên sàn CBOT (12 - 27/12)Trên Sàn giao dịch Chicago (CBOT), giá dầu đậu nành giao tháng 3/2014 đã biến động nhẹ tại mức 39,33 cents/pound (0,454 kg); giá đậu tương đã giảm 0,3% xuống còn 13,1075 USD/giạ (1 giạ = 27,2 kg).
Giá dầu cọ tinh luyên giao tháng 5/2014 trên sàn DCE (12 - 27/12)Giá dầu cọ tinh luyện giao tháng 5/2014 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đai Liên – Trung Quốc (DCE) đã tăng 0,4% lên mức 6.074 NDT (1.001 USD)/tấn; giá dầu đậu nành trên sàn DCE biến động nhẹ tại mức 6.924 NDT/tấn.