Giá dầu cọ giao tháng 3/2014 trên Sàn giao dịch chứng khoán phái sinh Bursa Malaysia đã dao động trong khoảng 0,2% trước khi được giao dịch tại mức 2.630 Ringgit Malaysia (799 USD)/tấn vào buổi trưa ngày 27/12. Tính chung cả tuần từ ngày 23 – 27/12, giá dầu cọ đã tăng 1,8%.
Giá
dầu cọ tăng nhờ việc đồng Ringgit Malaysia mất giá tuần thứ 10 liên tiếp so với
đồng USD, đây là mạch giảm giá dài nhất của đồng Ringgit trong vòng gần 21 năm
trở lại đây. Ông
Teoh Say Hwa, trưởng ban đầu tư tại công ty Phillip Futures Pte. (Singapore) nhận
định, việc đồng Ringgit Malaysia yếu đã khiến dầu cọ trở nên hấp dẫn hơn đối với
các thương nhân người nước ngoài do giá dầu cọ giờ đây trở nên rẻ hơn khi so với
các loại hàng hóa khác được định giá bằng đồng USD, đặc biệt là dầu đậu nành Mỹ.
Theo dữ liệu tổng hợp của hãng tin Bloomberg, trong ngày 27/12, giá dầu đậu nành hiện cao hơn dầu cọ 63,91 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với mức 297,44 USD/tấn vào hồi đầu năm 2013. Giá dầu cọ đã bắt đầu tăng trở lại kể từ tháng 11/2013 do sản lượng dầu cọ của Indonesia – quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới – giảm xuống; trong khi đó, nhu cầu sử dụng dầu sinh học tăng lên.
Trong ngày 27/12, Bloomberg đã dẫn lời ông Mohd Emir Mavani Abdullah, giám đốc điều hành công ty Felda Global Venture Holdings Bhd cho biết, dầu cọ có thể sẽ được giao dịch ở mức từ 2.500 Ringgit đến 2.700 Ringgit Malaysia/tấn trong năm 2014. Nguyên nhân, nhu cầu sử dụng nhiên liệu sinh học tại hai quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới là Indonesia và Malaysia tăng mạnh.
Giá dầu đậu nành giao tháng 3/2014 trên sàn CBOT (12 - 26/12)Tại
Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), giá đầu đậu nành giao tháng 3/2014 đã biến
động nhẹ tại mức 39,15 cents/pound; trong khi đó, giá đậu tương đã tăng 0,2%
lên mức 13,08 USD/giạ (1 giạ đậu tương = 27,2 kg).
Giá dầu cọ tinh luyện giao tháng 5/2014 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đai Liên – Trung Quốc (DCE) đã tăng 0,2% lên mức 5.956 NDT (981 USD)/tấn. Giá dầu đậu nành trên sàn DCE được giữ không đổi tại mức 6.874 NDT/tấn.