Video khác
-
Phát huy vai trò nền tảng của công nghiệp hóa chất trong nền kinh tế
Với sự ra đời của Luật Hóa chất năm 2007 và các Chiến lược, Quy hoạch phát triển, ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam thời gian qua đã có bước phát triển mạnh mẽ. Dù vậy, công nghiệp hóa chất trong nước vẫn tồn tại những hạn chế nhất định mà cần có những thay đổi về cách nhìn nhận, sự đồng lòng của các ngành, các cấp; cần chính sách đủ mạnh, đồng bộ và ổn định, hấp dẫn được các nhà đầu tư, tháo gỡ điểm nghẽn để ngành công nghiệp này phát triển đúng vai trò nền tảng trong giai đoạn mới.
-
Hiểu đúng về công nghệ dệt nhuộm hiện đại tạo cơ hội cho các địa phương cơ cấu lại nền kinh tế
Do quan ngại về sự ô nhiễm môi trường nên rất nhiều địa phương đã từ chối các dự án đầu tư sợi - dệt - nhuộm. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ liệu mà trong nhiều năm qua ngành công nghiệp dệt may Việt Nam vẫn luôn phải phụ thuộc đến 70% nguồn cung nguyên phụ liệu nhập từ nước ngoài.
-
Ngành Công nghiệp Dệt may Việt Nam và những trăn trở
Những nỗ lực không ngừng nghỉ của ngành Công nghiệp Dệt may Việt Nam trong những năm qua đã khẳng định được vị thế, hình ảnh, đứng Top đầu các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất Thế giới. Một ngành tạo việc làm cho hơn 3 triệu lao động, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch vừa qua, ngành vẫn giữ vững vị thế bẳng nội lực đồng lòng và sáng tạo. Tuy nhiên những lợi ích mang lại cho xã hội và cho đất nước vẫn chưa được các địa phương nhìn nhận đúng. Những trăn trở của ngành rất cần được chia sẻ
-
[TRỰC TUYẾN] Nâng cao nhận thức trong xã hội về nguy cơ, sự cố hóa chất, tác hại và biện pháp phòng tránh
Tọa đàm “Nâng cao nhận thức trong xã hội về nguy cơ, sự cố hóa chất, tác hại và biện pháp phòng tránh” do Cục Hóa chất và Tạp chí Công Thương phối hợp tổ chức, với sự tham gia của 3 khách mời: Ông Nguyễn Văn Thanh - Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công Thương; Ông Đàm Tiến Thắng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội; Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc.
-
[TRỰC TUYẾN] Rủi ro phòng vệ thương mại khi tham gia các FTA: Nhìn từ vụ việc Mê-hi-cô điều tra chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu từ Việt Nam
Tọa đàm do Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) và Tạp chí Công Thương phối hợp tổ chức nhằm cung cấp các góc nhìn chính xác, đầy đủ về những rủi ro phòng vệ thương mại và khuyến cáo cho DN, với sự tham gia chia sẻ của 3 khách mời: Bà Phạm Châu Giang - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại; Ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam; TS. Hoàng Ngọc Thuận - Trưởng Ban Quản lý đào tạo các Chương trình tiên tiến và Chất lượng cao, Phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương.
-
[CÔNG CHIẾU] Hội nghị Giữ vững mối liên kết đảm bảo chuỗi cung ứng hàng Việt Nam
Hội nghị Giữ vững mối liên kết đảm bảo chuỗi cung ứng hàng Việt Nam hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một trong những hoạt động của Bộ Công Thương nhằm triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, qua đó thống nhất cách hiểu, cách làm trong việc giữ vững liên kết chuỗi sản xuất và phân phối, chủ động nguồn cung hàng hóa trong nước, đảm bảo chuỗi cung ứng trong sản xuất và lưu thông.
-
Đầu tư nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ
Để ngành công nghiệp hỗ trợ kịp thời phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng, đón đầu cơ hội mới hậu dịch bệnh, việc cấp thiết hiện nay là tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu chất lượng, giao hàng một cách tốt nhất. Ngoài ra, gia tăng đặt hàng nhân lực từ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục đào tạo sẽ là giải pháp cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong dài hạn.
-
Chủ động đáp ứng nhu cầu linh kiện nhựa trong nước và xuất khẩu
Trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu do đại dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng đứt gãy, chi phí logistics cao và thời gian vận chuyển kéo dài, THACO là một trong số ít các doanh nghiệp không bị ảnh hưởng nặng do chủ động được nguồn linh kiện nhựa từ đơn vị thành viên.
-
Đầu tư công nghiệp hỗ trợ để thu hút và giữ chân doanh nghiệp ngoại
Hiện nay nhà đầu tư nước ngoài đã thay đổi cách nhìn nhận về lợi thế và sức hấp dẫn trong thu hút FDI, chú tâm nhiều hơn đầu tư sản xuất vào những khu vực mà họ có thể tận dụng được một ngành công nghiệp hỗ trợ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cung ứng linh phụ kiện để phục vụ sản xuất, chuỗi giá trị sản phẩm.
-
Phát triển các khu công nghiệp hiện đại gắn với liên kết chuỗi cung ứng
Việc xây dựng quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp giải quyết được nhiều bất cập trong liên kết các doanh nghiệp, tận dụng tối đa các chính sách nhằm phát triển công nghiệp theo chuỗi giá trị, đảm bảo lưu thông nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong bối cảnh xuất hiện nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng.
-
Phát triển chuỗi giá trị bền vững trong ngành dệt may
Theo khảo sát, có đến 60% nhãn hàng muốn mua trực tiếp từ các nhà cung ứng có thể làm OEM, 25 - 30% muốn mua ODM và chỉ khoảng 20% là muốn mua CMT. Như vậy, nếu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gia tăng được giá trị sản xuất từ gia công lên OEM, ODM thì sẽ có cơ hội trở thành nhà cung ứng trực tiếp của các nhãn hàng phát triển bền vững hơn.
-
Doanh nghiệp FDI đẩy mạnh tìm kiếm nhà cung cấp trong nước nhằm tối ưu hóa chi phí
Thời gian gần đây nhiều tập đoàn lớn của thế giới hoạt động tại Việt Nam đang đẩy mạnh tìm nhà cung cấp trong nước với danh mục đặt hàng lên đến hàng trăm chi tiết linh kiện, nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa, tối ưu hóa chi phí, đa dạng nguồn cung ứng trong bối cảnh tăng cường phục hồi sản xuất.
-
Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI có chiến lược phát triển lâu dài và hình thành chuỗi cung ứng trong nước sẽ là một trong những vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam nói chung và công nghiệp ô tô nói riêng.
-
Lực hút nào cho các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Khu công nghiệp Bảo Minh tỉnh Nam Định?
Hiện KCN Bảo Minh đã thu hút được 14 dự án đầu tư với tỷ lệ lấp đầy đạt 100% diện tích đất, trong đó có 13 dự án thuộc các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Vậy đâu là lực hút để các DN thứ cấp đặc biệt là các DN FDI quyết định đặt đại bản doanh tại KCN này?
-
Đà Nẵng phát triển chuỗi cung ứng đón “sóng” đầu tư công nghiệp công nghệ cao
Thời gian qua, Đà Nẵng đã nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm góp phần hình thành chuỗi cung ứng sản xuất, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư của thành phố.
-
Ngành sợi dự báo sẽ tìm lại điểm cân bằng trong năm 2022
Các chuyên gia cho rằng, để đánh giá được mức độ tăng trưởng của ngành sợi Việt Nam trong năm 2022, cần xem xét 4 nhóm yếu tố tác động chính, và với các nhóm yếu tố này, thị trường sợi sau khi tăng trưởng vượt bậc trong năm 2021 được dự báo sẽ dần tìm lại điểm cân bằng trong năm 2022.
-
Xây dựng chính sách với cơ chế đặc thù cho phát triển công nghiệp chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ
Bộ Công Thương nhấn mạnh, việc cần thiết hiện nay không phải là xây dựng một đạo luật về việc quản lý và phát triển chung cho tất cả các ngành công nghiệp, mà cần xây dựng một đạo luật riêng với các cơ chế đặc thù cho việc thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng
Trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và Công ty Ô tô Toyota Việt Nam đã phối hợp tổ chức Chương trình tham quan thực tế hai nhà cung cấp của Toyota là Công ty Cổ phần HTMP Việt Nam và Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh, qua đó kỳ vọng các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các tiêu chuẩn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh.
-
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp cơ khí trong nước tham gia nội địa hóa các nhà máy điện
Doanh nghiệp cơ khí hy vọng Chính phủ và các Bộ, ngành có cơ chế giám sát thực thi chính sách chặt chẽ hơn nữa, yêu cầu các dự án điện, mà chủ yếu là nhiệt điện, thực hiện đúng quy định về nội địa hóa thiết bị nhà máy. Trong dài hạn, cần tạo thêm những cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách phù hợp để đón đầu làn sóng đầu tư ngành năng lượng, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước có điều kiện tham gia vào chuỗi cung ứng thiết bị nhà máy nhiệt điện, điện khí, điện năng lượng tái tạo,…