Video khác
-
Cuộc cách mạng trong chuyển đổi số của lực lượng Quản lý thị trường
Bắt đầu từ 1/2/2022, Hệ thống xử lý vi phạm hành chính (gọi tắt là INS) của Tổng cục Quản lý thị trường sẽ chính thức được áp dụng trong toàn lực lượng sau 02 năm triển khai.
-
Áp dụng công nghệ mới cho sự phát triển chuỗi cung ứng
Mỗi sản phẩm có một mã số dịnh danh nên không có sự trùng lặp. Các thông tin trên stickdata sẽ được bổ sung thêm mỗi khi sản phẩm đến khâu tiếp theo của chuỗi cung ứng tới tận tay người tiêu dùng.
-
Cơ hội kết nối phát triển công nghiệp hỗ trợ
Với chủ đề “Kết nối để phát triển”, VIMEXPO 2022 được các tổ chức uy tín, các doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo trong nước và quốc tế đánh giá là môi trường thuận lợi để giúp các doanh nghiệp trực tiếp kết nối, tìm kiếm các cơ hội hợp tác mới, tiếp cận đối tác, mở rộng thị trường, đầu tư sản xuất, kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Công nghiệp hỗ trợ nội địa bắt kịp tiêu chuẩn chuỗi giá trị quốc tế
Thông qua các chương trình tư vấn cải tiến, hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có cơ hội tiếp cận và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, ứng dụng những giải pháp công nghệ hiện đại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh chinh phục thị trường, khách hàng, gia tăng lợi nhuận, củng cố thương hiệu.
-
Công nghiệp hỗ trợ qua góc nhìn xuất khẩu vào thị trường CPTPP
Điều gì khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết lợi thế cạnh tranh, trong khi chỉ có 5 nước thuộc châu Á tham gia Hiệp định CPTPP? Lý do có khá nhiều, nhưng rõ nét là chuyện quy tắc xuất xứ. Nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực nước ta có tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu khá cao, cho thấy quy mô và năng lực sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ còn nhiều hạn chế.
-
Phát triển ngành công nghiệp hóa chất gắn liền với công nghệ
Báo cáo của Cục Hóa chất về tình hình phát triển ngành công nghiệp hóa chất thời gian qua cho thấy, tổng sản lượng công nghiệp hóa chất Việt Nam hàng năm chiếm khoảng 10 – 11% tổng giá trị GDP ngành công nghiệp, lực lượng lao động chiếm gần 10% và có năng suất lao động cao 1,36 lần năng suất lao động trung bình của toàn ngành công nghiệp do có mức tự động hóa khá cao.
-
Ngành điện tử giải quyết bài toán nhân lực chất lượng cao
Không chỉ thiếu về số lượng, chất lượng lao động ngành điện tử cũng đang là một thách thức, khi tỷ lệ lao động có kỹ năng vẫn còn rất thấp và nhân sự cấp cao của các doanh nghiệp nước ngoài thì đa phần đều do người nước ngoài đảm nhiệm.
-
Công ty EPS tham gia Hội nghị khoa học và Công nghệ Điện lực toàn quốc năm 2022
Hội nghị Khoa học và Công nghệ điện lực toàn quốc năm 2022, do Hội Điện lực Việt Nam (VEEA) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức từ ngày 24-25/11 tại Hà Nội với chủ đề “Chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện quốc gia”.
-
Hình thành hệ sinh thái đón đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao
Để đón đầu xu hướng dòng vốn FDI, các địa phương đang hướng đến xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao theo mô hình chuyên sâu, liên kết thành chuỗi, tạo thành hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao. Ðồng thời, cơ cấu lại những khu công nghiệp hiện có theo hướng thân thiện với môi trường, chuyển đổi công nghệ và ít thâm dụng lao động.
-
Xu hướng chuyển đổi số "lên ngôi" trong công nghiệp hỗ trợ
Bối cảnh kinh tế thế giới thay đổi và dịch chuyển do tác động của đại dịch Covid-19 khiến cho chuyển đổi số nổi lên như một giải pháp tất yếu quan trọng. Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng đang tích cực ứng dụng công nghệ chuyển đổi số vào sản xuất nhằm tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động.
-
Áp dụng Khoa học công nghệ trong công tác tiết kiệm năng lượng tại các doanh nghiệp
Theo các chuyên gia, Việt Nam có thể giảm thất thoát và lãng phí ở khâu sử dụng năng lượng tại tất cả các lĩnh vực từ sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ cho đến sinh hoạt tại hộ gia đình bằng những cải tiến về mặt công nghệ.
-
Tạo chuỗi liên kết ngành cho công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Để doanh nghiệp mạnh dạn tham gia đầu tư, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của TP. Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh cơ chế ưu đãi về thuế, hỗ trợ chi phí nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, sản xuất thử nghiệm sản phẩm... Việc hình thành một khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao tập trung, quy mô đủ lớn và có vị trí trung tâm sẽ hình thành nên điểm kết nối, chuyển giao công nghệ và giao thương giữa các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.
-
Ngành da giày nâng cao tỷ lệ nội địa hóa
Dưới sức ép của quy tắc xuất xứ quy định trong các FTA, tỷ lệ nội địa hóa của ngành da giày đã cải thiện đáng kể, hiện đạt mức 55%, riêng đối với mặt hàng giày thể thao đã đạt 70-80%. Thời gian tới, các doanh nghiệp trong nước cần tập trung phát triển dòng nguyên phụ liệu, hướng tới phát triển bền vững, sản xuất xanh, sạch để bắt kịp với xu hướng của thế giới, vừa đảm bảo ổn định cho ngành sản xuất, vừa gia tăng cơ hội tiếp cận chuỗi cung ứng một cách bền vững.
-
“Xanh hóa” chuỗi sản xuất ngành dệt may
Các FTA thế hệ mới, đặc biệt là CPTPP, EVFTA đặt ra yêu cầu về quy tắc xuất xứ, sợi và vải phải sản xuất tại Việt Nam, sử dụng tại Việt Nam hoặc ở các nước trong khối FTA thì mới được chứng nhận quy tắc xuất xứ và được hưởng thuế ưu đãi. Yêu cầu này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may buộc phải tập trung phát triển bền vững toàn bộ chuỗi giá trị, từ nguyên phụ liệu đầu vào đến quá trình sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường.
-
Đà Nẵng hút vốn đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao
Với trọng tâm của chương trình xúc tiến đầu tư là phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin gắn với xây dựng đô thị khởi nghiệp sáng tạo, thành phố thông minh, Đà Nẵng ưu tiên thu hút vốn FDI vào các ngành nghề đón đầu CMCN4.0 như: công nghiệp ICT, kỹ thuật số, kỹ thuật nano, công nghiệp sinh học, vật liệu mới, các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ...
-
Cải thiện vị thế ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
Xét theo chuỗi giá trị, tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động ở các phân khúc mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị khá thấp, chỉ có khoảng 19% doanh nghiệp dệt may da giày và 33% doanh nghiệp điện tử có thực hiện công đoạn thiết kế trong quá trình sản xuất. Trong khi đó, bối cảnh mới cũng khiến ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức trong giai đoạn tới đây.
-
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác than tại Công ty Than Khánh Hòa
Ứng dụng công nghệ hiện đại trong khai thác than là nhiệm vụ quan trọng cấp bách được đặt ra nhằm tăng năng suất, sản lượng, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, nâng cao mức độ an toàn và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
-
Công nghiệp hỗ trợ mở lối xây dựng nền công nghiệp tự chủ
Phát triển công nghiệp hỗ trợ là phương thức trọng tâm, cơ bản trong đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo hướng xây dựng một nền nền công nghiệp tự chủ, đủ sức ứng phó với những biến động địa chính trị và đứt gãy chuỗi cung ứng từ bên ngoài.
-
Doanh nghiệp FDI mở rộng đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn
Theo báo cáo của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ Technavio mới đây, thị trường bán dẫn tại Việt Nam dự kiến tăng thêm 1,65 tỉ USD trong giai đoạn 2021 - 2025. Technavio nhận định, sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng là nguyên nhân trực tiếp giúp các nhà máy bán dẫn ở Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút nguồn vốn FDI của nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian qua.
-
Bài toán tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam
Ở Mỹ, Châu Âu hay Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ… tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện không phải là những phế phẩm bỏ đi. Chúng được tận dụng làm nên để xây dựng những tòa nhà cao tầng, những công trình giao thông lớn hoặc những bờ kè kiên cố…