Mấy năm gần đây, diện tích trồng cây có múi ở các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang không ngừng mở rộng. Do đặc điểm khí hậu phù hợp với cây có múi, đặc biệt thổ nhưỡng của vùng sinh thái đất trồng cây có múi đều là các loại đất feralit có màu đỏ vàng, tơi xốp, tầng canh tác dày, thoát nước tốt, nằm ở độ cao trung bình từ 500 - 700 mét so với mực nước biển, thuận lợi cho bộ rễ tơ, rễ bên và rễ cọc phát triển ăn sâu vào đất, độ dày của tầng đât canh tác quyết định tuổi thọ của cây.
Tuy nhiên đất trồng cây có múi ở các vùng chuyên canh này có nhiều yếu điểm về dinh dưỡng đó là độ chua cao pH < 4,0, trong khi cây có múi yêu cầu pH từ 5,0 - 6,5, vậy nhất thiết phân bón phải chứa tỷ lệ vôi (Ca) nhất định. Bên cạnh đó, hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu gồm lân (P2O5); canxi (CaO), magie (MgO), Silic (SiO2) vi lượng Bo (B), kẽm (Zn) nghèo kiệt.
Bón phân Văn Điển, cây trồng hấp thụ trên 98%
Các kết quả nghiên cứu cơ bản về dinh dưỡng cây trồng cho thấy, cây trồng có nhu cầu sử dụng từ 18 đến 23 chất dinh dưỡng khác nhau; trong đó có 3-4 chất dinh dưỡng được cây trồng sử dụng nhiều nhất là đam, lân, ka ly, silic..., gọi là dinh dưỡng đa lượng; một số chất cây sử dụng ít hơn như Ca, Mg....gọi là chất trung lượng, nhiều chất khác tuy sử dụng rất ít, song lại có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động sống của cây trồng như:Mo, Bo, Zn,…
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam: Hiệu lực sử dụng phân bón tăng nếu như dùng phân bón tan chậm và bón phân cân đối các loại dinh dưỡng đa, trung và vi lượng, nhiều trường hợp tiết kiệm tới 50% phân bón.,giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, thich ứng tốt với ngoại cảnh bất thuận, ít bị sâu bệnh gây hại và cho năng suất, chất lượng cao.
Phân lân nung chảy Văn Điển là phân đa dinh dưỡng, ngoài thành phần dinh dưỡng chính là P2O5 hữu hiệu từ 15% đến 19% còn có nhiều chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng như vôi (CaO 28-34%) chất magie (MgO 15-18% ); chất si líc(SiO2 24-32%) và mhiều dinh dưỡng vi lượng khác rất cần thiết cho cây trồng.
Tất cả các chất dinh dưỡng trong phân nung chảy Văn Điển không tan trong nước nên không bị rửa trôi, được cây trồng hấp thụ hết trên 98%. Từ phân lân nung chảy văn Điển, kết hợp với đam và kali sản xuất ra phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho các cây có múi như:
- Thành phần chủ yếu của phân đa yếu tố NPK 5.10.3 gồm : Nts: 5%; P2O5hh: 10%; K2Ohh: 3%; MgO: 1%; CaO: 6%; SiO2: 12%; S: 2%; ngoài ra còn có các chất vi lượng khác như : Fe, Al, Mn, Mo …Loại phân này chứa nhiều Lân, giúp cây trồng phát triển bộ rễ giúp hồi phục sau quá trình nuôi quả..
- Thành phần chủ yếu của phân đa yếu tố NPK 13.3.13 gồm: Nts: 13%; P2O5hh: 3%; K2Ohh: 13%; MgO: 4%; CaO: 8%; SiO2: 8%; Lưu huỳnh; ngoài ra còn có các chất vi lượng khác như : Fe, Al, Mn, Mo …
- Thành phần chủ yếu của phân đa yếu tố NPK 13.3.10 gồm: Nts: 13%; P2O5hh: 3%; K2Ohh: 10%; MgO: 1%; CaO: 4%; SiO2: 7%; S: 7%; ngoài ra còn có các chất vi lượng khác như: Fe, Al, Mn, Mo… Hai loại phân bón này nhiều dinh dưỡng N, K giúp cây sinh trưởng khỏe, tăng hiệu suất quang hợp tạo nhiều chất khô nuôi hoa, nuôi quả.
- Thành phần chủ yếu của phân đa yếu tố NPK 12.7.20 gồm: Nts: 12%; P2O5hh: 7%; K2Ohh: 20%; MgO: 0,2%; CaO: 0,3%; SiO2: 4%; S: 7%; ngoài ra còn có các chất vi lượng khác như : Fe, Al, Mn, Mo…
Đây là loại phân bón cao cấp, cân đối các loại dinh dưỡng đa, trung - vi lượng, đặc biệt nhiều dinh dưỡng K va Mg giúp cây có múi vận chuyển và tích lũy dinh dưỡng vào quả, làm tăng chất lượng quả giai đoạn thu hoạch, hạn chế hiện trượng khô múi, khô tép... làm tăng chất lượng và hương vị quả cam, bưởi...
Nhiều năm qua bà con nông dân vùng chuyên canh cam, bưởi... đã bón phân hữu cơ kết hợp với phân lân nung chảy Văn Điển, phân Đa yếu tố NPK Văn Điển giúp cho cây cam, bưởi nhanh hồi phục sau thu hoạch, đặc biệt giúp cho bộ rễ phát triển khỏe, tạo điều kiện cho vụ xuân ra nhiều hoa, đậu nhiều quả và hạn chế hiện tượng rụng sinh lý.
Phân bón Văn Điển đã đồng hành cùng bà con nông dân vùng chuyên canh cây có múi, cung cấp đầy đủ cân đối nhu cầu dinh dưỡng cho cây cam, bưởi, từ dinh dưỡng đa lượng NPK, trung lượng vôi, magie, silic, lưu huỳnh đến vi lượng kẽm, bo, sắt, đồng, mangan... giúp cây trồng khỏe, bộ lá xanh sáng bóng, đậu quả cao, quả lớn đồng đều, ít bị sâu bệnh gây hại, vỏ quả bóng, không có hiện tượng nứt quả, năng suất cao, màu sắc hấp dẫn, nhiều nước, độ ngọt thơm đặc trưng. Đặc biệt vỏ quả liên kết chắc, bảo quản lâu dài sau thu hoạch, sản phẩm dễ tiêu thụ trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn.
Tăng hiệu quả từ sử dụng đúng cách
Để tăng hiệu quả sử dụng phân bón Văn Điển cho cây cam có múi trên các vùng chuyên canh, các nhà vườn nên làm theo hướng dẫn sau:
Ngay sau thu hoạch bưởi 1-2 ngày, khi trời tạnh nắng, dùng kéo cắt bỏ triệt để những cành bị sâu bệnh, cành không có lá, cành trong tán cây, cành vượt và những cành cuống quả mới thu hoạch. Khi cắt phải cắt sát không để lại đoạn cành để hạn chế một số sâu bệnh xâm nhiễm gây hại.
Tiếp theo, xới xáo lớp đất mặt vườn tạo độ thông thoáng giúp bộ rễ phát triển khỏe. Đồng thời bón phân hữu cơ, phân lân nung chảy và phân đa yếu tố NPK 5:10:3, 10:7:3.. Lượng bón nhiều hay ít phụ thuộc vào đất, tuổi cây, cũng như năng suất đã thu hoạch và tiềm năng của cây. Thường bón cho mỗi gốc cam, bưởi trên 5 tuổi khoảng 10-20kg phân hữu cơ ủ hoai mục + khoảng 5-10kg phân lân nung chảy và 4- 5 kg phân đa yếu tố NPK 5.10.3,10:7:3... giúp cho cây bưởi nhanh hồi phục sau thu hoạch, đặc biệt giúp cho bộ rễ phát triển khỏe, tạo điều kiện cho vụ xuân ra nhiều hoa, đậu nhiều quả và hạn chế hiện tượng rụng sinh lý.
- Khi thấy nách lá có nhú trắng thì bón ngay, rải phân đa yếu tố NPK 13:3:10 hoặc 12:5:10 lên gầm tán cây rồi tưới nước cho phân tan
- Khi thấy quả to bằng ngón tay cái thì bón phân đa yếu tố NPK 13:3:10 hoặc 13:3:13 vãi đều phân xung quanh tán, tưới nước cho phân tan hoặc bón trước khi mưa
- Trước khi thu hoạch quả 45 - 60 ngày thì tiến hành bón phân đa yếu tố NPK 12:7:20. bón từ tán lá trở vào cách gốc 80 - 100cm , nên bón phân sau khi mưa đất còn ẩm hoặc tưới nước nếu đất khô.
Lưu ý:
Những cây nhiều tuổi hơn, căn cứ sức sinh trưởng và năng suất cây mà tăng lượng phân bón khoảng 10-15% trên 1 tuổi tăng.
-Không được tưới nước vào giai đoạn mùa đông khô rét nhằm khống chế lứa lộc Đông hoặc Xuân sớm.
- Chỉ khi xuất hiện nụ, hoa mới tưới và bón phân chuyên thúc đón hoa, nuôi quả. Lúc này không được xới xáo làm đứt rễ cây, nên bón phân vào gầm tán cây hoặc phần rãnh đào còn bỏ nông rồi tưới nước nếu trời khô hạn...