1. Bán hàng đa kênh
Bán hàng đa kênh là một xu hướng lớn, kết hợp của hàng loạt xu hướng phổ biến hiện nay, bao gồm AI, robot, IoT và thực tế mở rộng (XR) - bao gồm thực tế ảo và thực tế tăng cường (VR / AR).
Việc kết nối các công nghệ này cho phép các nhà bán lẻ mang lại sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến đến các cửa hàng offline cũng như tạo nên những trải nghiệm trong mua sắm truyền thống với thế giới thương mại điện tử.
Mô hình này được dùng trong tiếp thị, bán hàng, phục vụ khách hàng theo cách tạo ra những trải nghiệm tích hợp, nhất quán, bất kể khách hàng đang ở đâu, đang sử dụng kênh nào trên nền tảng online hay offline.
Thay vì hoạt động song song, các kênh được thiết kế tích hợp và phối hợp với nhau sao cho trải nghiệm của khách hàng trên tất cả các kênh sử dụng liền mạch, mang lại hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng các kênh đơn lẻ.
Ở mức độ phức tạp nhất, xu hướng này bao gồm các sáng kiến như các cửa hàng không thu ngân nổi tiếng của Amazon mở ở Mỹ, cũng như các thử nghiệm của Walmart trong việc cho phép khách hàng đặt hàng và thanh toán tại cửa hàng và được giao hàng đến tận nhà.
2. Trí tuệ nhân tạo (AI)
Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong bán lẻ đã được phát triển trong vài năm vừa qua, đối với các nhà bán lẻ lớn thì các dữ liệu được phân tích bởi AI sẽ giúp họ biết được những hành vi mua sắm của khách hàng qua đó có những sự bố trí sản phẩm bên trong cửa hàng hợp lý nhất.
Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, trí tuệ nhân tạo đang tham gia trực tiếp đến quá trình mua sắm và tư vấn cho khách hàng như chatbot và trợ lý ảo.
AI sẽ giúp các cửa hàng bán lẻ phân tích được khách hàng tiềm năng của họ giành bao nhiêu thời gian cho các ứng dụng công nghệ số như Facebook, Netflix,…qua đó đưa ra những chiến dịch và chỉ định ngân sách quảng cáo cho phù hợp.
3. Phát triển công nghệ giao nhận hàng tự động
Với những thay đổi do đại dịch gây ra, các nhà bán lẻ sẽ có những thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống giao nhận hàng như phương tiện giao hàng tự lái và giao hàng bằng máy bay không người lái thực sự trở thành hiện thực.
Sự phát triển này sẽ giúp giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc giữa người và người, đây là điều mà khách hàng lo ngại nhất khi nhận hàng trong mùa dịch COVID-19.
4. Ảnh hưởng của KOLs trong quá trình mua sắm
Một xu hướng mua sắm sẽ rất thịnh hành vào năm 2021 đó là thông qua các KOLs (người dẫn dắt dư luận chủ chốt), các blogger hay influencer. Bên cạnh đó, hành vi mua sắm này còn bị ảnh hưởng bởi các quảng cáo trên những chương trình truyền hình, các gameshow giải trí.
Các nhà bán lẻ đã bắt đầu sử dụng hình ảnh của blogger, các influencer để quảng cáo các sản phẩm của mình. Những fan hâm mộ, những người yêu thích các blogger, influencer này sẽ có sự tin tưởng rất cao đối với họ. Xu hướng này có thể thực hiện được là nhờ sự đóng góp rất lớn của chuỗi cung ứng theo hướng công nghệ.
Một yếu tố khác có thể tác động đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng đó là các chương trình giải trí trên TV. NBC đã triển khai một ứng dụng giúp người dùng nhận được thông báo khi sản phẩm họ nhìn thấy trên màn hình có sẵn để mua trực tiếp.
5. Mua sắm cá nhân trên quy mô lớn
Những người mua sắm sành sỏi thường nhận được sự quan tâm cá nhân khi mua sắm tại các cửa hàng cao cấp và cá nhân hóa các giao dịch mua có giá trị cao của họ như ô tô, quần áo đặt riêng và đồ trang sức. Tuy nhiên, công nghệ hiện đang mở ra một kỷ nguyên cá nhân hóa hàng loạt mới, cho phép điều này được thực hiện trên quy mô lớn trên nhiều loại hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng.
Công cụ đề xuất được sử dụng trong thương mại điện tử để hướng chúng ta đến những sản phẩm mà chúng ta có nhiều khả năng muốn hoặc cần. Với sự phát triển của công nghệ, các nhà bán lẻ có thể thu thập rất nhiều thông tin về sở thích mua sắm của khách hàng khi họ đến trải nghiệm tại cửa hàng. Qua đó, các nhà bán lẻ có thể cung cấp những thông tin hữu dụng này đến cho nhân viên tại cửa hàng, giúp cho quá trình tư vấn bán hàng của họ thành công hơn.
[Quảng cáo]