TÓM TẮT:
Đây là một nghiên cứu nhằm điều tra ảnh hưởng của du lịch đến cuộc sống của người dân (CSND) trên địa bàn TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Kết quả cho thấy, du lịch có tác động tích cực đến CSND tại nơi đây. Nếu xét riêng từng nhóm, đối với các biến cụ thể như: Môi trường, Văn hóa, Thu nhập,… cũng được người dân đánh giá là tích cực và hơn hết nó có tác động tỷ lệ thuận đến sự nhận định chung về CSND dưới ảnh hưởng của du lịch, mà trong đó văn hóa ảnh hưởng nhiều nhất. Kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho các đơn vị có liên quan đưa ra những giải pháp giúp cải thiện chất lượng CSND.
Từ khóa: Du lịch, cuộc sống người dân, tỉnh Trà Vinh, môi trường, thu nhập, văn hóa.
1. Đặt vấn đề
Trà Vinh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch. Môi trường tự nhiên tuy còn hoang sơ nhưng rất thích hợp để khách du lịch khám phá, trải nghiệm. Quá trình hình thành và phát triển của các dân tộc tỉnh Trà Vinh gắn liền với các đặc điểm sinh sống, lao động, văn hóa, chùa chiền và tôn giáo. Từ đó, tạo nên những phong tục tập quán rất phong phú và đa dạng của người dân nơi đây. Đó là những tài nguyên quan trọng để tỉnh Trà Vinh ngày càng phát triển du lịch.
Bằng hình thức phỏng vấn ngắn khoảng 30 người dân về ảnh hưởng của du lịch với đời sống của họ trên nhóm đối tượng là chủ các cở sở hoạt động du lịch và người dân đang sinh sống, học tập tại địa phương. Kết quả cho thấy cả 2 nhóm đều có một nhận định chung là du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ cả tích cực và tiêu cực. Nhưng thực tế phát sinh chỉ những đối tượng có cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch mới hưởng lợi nhuận từ du lịch, còn những người dân địa phương nói chung thì đời sống còn bấp bênh.
Nghiên cứu ảnh hưởng của Du lịch đối với cuộc sống người dân địa phương là rất quan trọng và cấp thiết, bởi vì chính những người dân địa phương là linh hồn, là yếu tố quan trọng trong việc thu hút du khách, và họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Du lịch là một ngành công nghiệp phức tạp. Nó có tác động cả tích cực và tiêu cực, hoặc thậm chí là hỗn hợp. Tuy nhiên, từ quan điểm quốc gia, khu vực hoặc quy hoạch địa phương, du lịch nên hỗ trợ phát triển CSND [7]. Du lịch có nhiều hình dạng và hình thức như xã hội, văn hóa, kinh tế và môi trường, đã làm thay đổi nền kinh tế - xã hội ở nhiều nước đang phát triển [3]. Du lịch là một lĩnh vực đa ngành, là một phương tiện trao đổi kinh tế, xã hội và văn hóa, nó có nhiều khía cạnh và loại hình [6]. Tăng trưởng du lịch mang lại những lợi ích kinh tế đáng kể như tạo việc làm và thu nhập bổ sung ở cả nơi mà người dân đến và nơi mà người dân sinh sống [2]. Đó cũng là một ngành gây ra nhiều hậu quả về môi trường và xã hội. Vì vậy, một số ít nhà nghiên cứu đã giải quyết ảnh hưởng của du lịch đến nâng cao chất lượng cuộc sống như: Cohen, (1978); Gursoy, Jurowski, & Uysal, (2002); Kim, (2002).
Phát triển du lịch sẽ có thêm nguồn thu bổ sung dinh dưỡng cho các bữa ăn, nuôi bản thân và gia đình của người làm du lịch, cải thiện cuộc sống của người nghèo và nâng cao dân trí, thể lực cho cộng đồng dân cư [8]. Sự hình thành của du lịch sinh thái vừa đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, vừa đảm bảo được nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ cho môi trường trong sạch và giải quyết được vấn đề kinh tế cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế đất nước [9]. Du lịch phát triển tác động đến nhiều lĩnh vực khác, trong đó có đời sống văn hóa - xã hội. Đời sống văn hóa - xã hội được cải thiện nhưng các văn hóa ngoại lai cũng sẽ tác động đến các bản làng vùng dân tộc [10].
3. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả tiến hành hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến ảnh hưởng của Du lịch đối với CSND. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ một cuộc điều tra bằng bảng câu hỏi, đối tượng thu thập dữ liệu là những người dân, hộ dân đang sinh sống, học tập và làm việc tại TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Chúng tôi xây dựng một bảng câu hỏi với 20 biến quan sát. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo lường các biến về “Môi trường sống”, “Văn hóa” và “Thu nhập”. Trong đó, 4 biến liên quan đến ảnh hưởng du lịch, đến CSND nói chung cũng được đưa vào bảng câu hỏi.
Các thang đo đầu tiên được đánh giá bằng phương pháp phân tích độ tin cậy. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất hoán nội tại thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá, để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát sử dụng để kiểm định khái niệm của thang đo. Các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu. Sau đó phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để kiểm chứng các nhân tố “Ảnh hưởng của Du lịch đến CSND”. Công cụ thống kê được sử dụng để phân tích dữ liệu cho nghiên cứu này là SPSS 21.
4. Kết quả nghiên cứu
Với 200 bảng câu hỏi đã được gửi đến người dân, hộ dân một cách ngẫu nhiên. Khi thu lại có 2 phiếu không hợp lệ, 198 quan sát hợp lệ được sử dụng trong nghiên cứu, chiếm 99% tổng số bảng câu hỏi đưa ra. Bảng mô tả nhân khẩu học của người trả lời được tóm tắt như trong Bảng 1.
Bảng 1. Bảng mô tả nhân khẩu học
Biến khảo sát |
Thuộc tính |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
Giới tính |
Nam |
105 |
53,0 |
Nữ |
93 |
47,0 |
|
Dân tộc |
Kinh |
160 |
80,8 |
Khmer |
32 |
16,2 |
|
Hoa |
6 |
3,0 |
|
Độ tuổi |
Dưới 20 |
13 |
6,6 |
Từ 20 đến 34 |
76 |
38,4 |
|
Từ 35 đến 49 |
81 |
40,9 |
|
Trên 50 |
28 |
14,1 |
|
Tình trạng hôn nhân |
Độc thân |
60 |
30,3 |
Đã có gia đình |
138 |
69,7 |
|
Nghề nhiệp |
Chưa có việc làm |
18 |
9,1 |
Công chức, viên chức |
26 |
13,1 |
|
Kinh doanh, buôn bán |
64 |
32,3 |
|
Công nhân |
24 |
12,1 |
|
Nông dân |
3 |
1,5 |
|
Khác |
63 |
31,8 |
|
Trình độ |
Dưới cấp 3 |
2 |
1,0 |
Trung cấp, Cao đẳng |
47 |
23,7 |
|
Đại học |
105 |
53,0 |
|
Sau đại học |
44 |
22,2 |
|
Thời gian lưu trú |
Dưới 1 năm |
3 |
1,5 |
Từ 1 đến 5 năm |
15 |
7,6 |
|
Trên 5 năm |
180 |
90,9 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy giá trị trung bình các biến khá cao. Giá trị trung bình thấp nhất là 4,2 và giá trị cao nhất là 4,5. Rõ ràng, điều này là hợp lý khi người dân đánh giá du lịch có ảnh hưởng đến CSND ở mức trung bình và cao.
Với 20 biến quan sát, sau khi thực hiện kiểm tra độ tin cậy có 19 biến được chấp nhận cho phân tích tiếp theo. Trong nghiên cứu này, giá trị Cronbach’s Alpha đã tính cho tất cả các tỷ lệ là 0,852. Do đó, độ tin cậy của nghiên cứu là tốt, điều đó có nghĩa là dữ liệu được thu thập bằng thang độ Likert là đáng tin cậy.
Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test = 0,81 > 0,50 (Hệ số Sig = 0,000 < 0,05) cho thấy các tiêu chí có liên quan với nhau và có ý nghĩa. Vì thế, việc sử dụng mô hình nhân tố để gom nhóm các biến là thích hợp. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test cho thấy trong Bảng 2.
Bảng 2. Hệ số KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. |
.805 |
|
Bartlett's Test of Sphericity |
Approx. Chi-Square |
1993.761 |
Df |
171 |
|
Sig. |
.000 |
Theo kết quả điều tra và phân tích trong khuôn khổ của nghiên cứu này, ta có thể kết luận Du lịch ảnh hưởng đến CSND được tạo thành từ 3 nhóm nhân tố: Môi trường sống, văn hóa, thu nhập, kết quả được thể hiện qua bảng ma trận xoay trong Bảng 3 và Bảng 4.
Bảng 3. Bảng ma trận xoay của các nhân tố
Nhóm nhân tố |
Component |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
Đời sống hạnh phúc hơn |
,909 |
|
|
|
|
Các loại thuế, phí khác |
,893 |
|
|
|
|
Việc làm cho cư dân |
,818 |
|
|
|
|
Bảo tồn văn hóa |
,813 |
|
|
|
|
Du lịch ảnh hưởng đến cuộc sống |
,668 |
|
|
|
|
Thu nhập gia đình |
|
,798 |
|
|
|
Chi phí cho các nhu cầu vui chơi, giải trí |
|
,773 |
|
|
|
Du lịch phát triển thì đời sống phát triển theo |
|
,769 |
|
|
|
Thu nhập cá nhân |
|
,710 |
|
|
|
Khai thác văn hóa |
|
|
,837 |
|
|
Cư dân từ nơi khác đến lưu trú |
|
|
,821 |
|
|
Du lịch tác động đến mọi mặt |
|
|
,703 |
|
|
An ninh trong khu vực |
|
|
|
,770 |
|
Tình trạng xã hội trong khu vực |
|
|
|
,731 |
|
Đời sống tâm linh |
|
|
|
,664 |
|
Những người cùng sinh sống |
|
|
|
,434 |
|
Vệ sinh môi trường trong khu vực |
|
|
|
|
,819 |
Cách thu gom rác thải trong khu vực |
|
|
|
|
,653 |
Du khách từ nơi khác đến tham quan |
|
|
|
|
,500 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019
Bảng 4. Cuộc sống của người dân chịu ảnh hưởng của du lịch
Chỉ tiêu |
Điểm trung bình |
Mức độ ảnh hưởng |
1. Môi trường |
4.34 |
Tích cực |
- An ninh trong khu vực |
4.40 |
Tích cực |
- Những người cùng sinh sống |
4.28 |
Tích cực |
- Vệ sinh môi trường trong khu vực |
4.38 |
Tích cực |
- Cách thu gom rác thải trong khu vực |
4.31 |
Tích cực |
- Cư dân từ nơi khác đến lưu trú |
4.40 |
Tích cực |
- Du khách từ nơi khác đến tham quan |
4.23 |
Tích cực |
- Tình trạng xã hội trong khu vực |
4.41 |
Tích cực |
2. Văn hóa |
4.43 |
Tích cực |
- Đời sống tâm linh |
4.54 |
Tích cực |
- Bảo tồn văn hóa |
4.32 |
Tích cực |
- Khai thác văn hóa |
4.42 |
Tích cực |
3. Thu nhập |
4.34 |
Tích cực |
- Thu nhập cá nhân |
4.38 |
Tích cực |
- Thu nhập gia đình |
4.36 |
Tích cực |
- Việc làm cho cư dân |
4.30 |
Tích cực |
- Chi phí cho các nhu cầu vui chơi, giải trí |
4.35 |
Tích cực |
- Các loại thuế, phí khác |
4.31 |
Tích cực |
Nhận định chung về ảnh hưởng của du lịch |
4.33 |
Tích cực |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019
Kết quả phân tích trên cho thấy, người dân trên địa bàn TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh nhận định du lịch tác động tích cực đến cuộc sống của họ. Nếu xét riêng từng nhóm đối với các biến cụ thể cũng được người dân đánh giá là tích cực. Có được điều này là do người dân sống trong khu vực du lịch, nhu cầu xuất hiện nhiều hơn nên việc buôn bán và kiếm việc làm dễ dàng hơn, cư dân chỉ cần chịu làm thì mức thu nhập từ cá nhân đến gia đình đã tăng lên, quán ăn, quầy bán quà lưu niệm,… cũng xuất hiện nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu cho du khách, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, đời sống cũng được nâng cao. Khi du lịch xuất hiện, ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường,… của địa phương ngày càng được nâng cao để du khách trong và ngoài nước có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của địa phương.
Để xác định CSND trên địa bàn TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào từ du lịch? Nhóm tác giả sử dụng mô hình Hồi quy tuyến tính bội với biến phụ thuộc là Nhận định chung về cuộc sống dưới ảnh hưởng của du lịch và biến độc lập là các nhân tố: Môi trường, Văn hóa, Thu nhập. Kết quả hồi quy được thể hiện qua Bảng 5.
Bảng 5. Kết quả kiểm định hồi quy
Biến phụ thuộc |
Y: Nhận định chung về ảnh hưởng của du lịch |
||||
Biến độc lập |
X1: Môi Trường X3: Thu nhập |
||||
R2 hiệu chỉnh |
0,638 |
||||
Durbin - Watson |
2,060 |
||||
Giá trị F |
116,934 |
||||
Giá trị P (Sig.) |
0,000 |
||||
Các biến độc lập |
B |
T |
Sig. |
Tolerance |
VIF |
Hằng số |
0,392 |
1,530 |
0,128 |
|
|
Môi trường |
0,074 |
1,255 |
0,211 |
0,771 |
1,296 |
Văn hóa |
0,247 |
4,242 |
0,000 |
0,568 |
1,760 |
Thu nhập |
0,582 |
11,622 |
0,000 |
0,663 |
1,508 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019
Phương trình hồi quy tuyến tính bội xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng của du lịch đến CSND cho thấy các biến về Môi trường, Văn hóa, Thu nhập có tác động tỷ lệ thuận đến sự nhận định chung về cuộc sống dưới ảnh hưởng của du lịch, trong đó, nhân tố về Văn hóa ảnh hưởng nhiều nhất. Kết quả cho thấy mô hình có ý nghĩa và mô hình sẽ giải thích được 63,8% sự biến động của cuộc sống chung.
5. Kết luận
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy du lịch ảnh hưởng tích cực đến CSND trên địa bàn TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh thông qua các biến về Môi trường, Văn hóa, Thu nhập. Những người dân khi được hỏi đã khẳng định mạnh mẽ rằng du lịch có nhiều ảnh hưởng đến CSND. Du lịch phát triển sẽ làm cho cuộc sống, đời sống của họ phát triển theo, nếu du lịch không phát triển hoặc chậm hay kém phát triển, kết quả sẽ ngược lại. Kết quả của nghiên cứu này cũng tương ứng với các kết quả của các nghiên cứu trước: McCool và Martin (1994) khẳng định rằng mục đích của phát triển du lịch là việc nâng cao CSND địa phương và cộng đồng; Kim (2002) kết luận là khi một nơi nào đó trở thành điểm đến du lịch thì đời sống của người dân trong cộng đồng bị ảnh hưởng bởi du lịch, sự hỗ trợ của người dân là rất quan trọng đối với các hoạch định, sự phát triển bền vững của du lịch. Đời sống của người dân nên là mối quan tâm chủ yếu của nhiều nhà lãnh đạo cộng đồng (Aref, 2010).
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Cohen, E. (1978). Impact of tourism on the physical environment. Annals of Tourism Research, 5(2), 215-237.
- Delibasic, R., Karlsson, P., Lorusso, A., Rodriguez, A., & Yliruusi, H. (2008). Quality of life and tourism in Budecsko. Retrieved January, 5, 2011.
- Godfrey, K., & Clarke, J. (2000). The tourism development handbook: A practical approach to planning and marketing. London: Continuum.
- Gursoy, D., Jurowski, C., & Uysal, M. (2002). Resident attitudes: A structural modelling approach. Annals of Tourism Research, 29(1), 79-105.
- Kim, K. (2002). The effects of tourism impacts upon quality of life residents in the community. Virginia Polytechnic Institute and State University, Blacksburg, Virginia.
- Mowforth, M., & Munt, I. (2003). Tourism and Sustainability. Development and New Tourism in the Third World. London, UK: Routledge Publishing.
- Puczko, L., & Smith, M. (2001). Tourism- specific quality- of- life index: The Budapest model. In M. Budruk & R. Phillips (Eds.), Qualityof-life community indicators for parks, recreation and tourism Springer.
- Nguyễn Văn Lưu (2014), Du lịch và sự phát triển của cộng đồng, Tạp chí Du lịch.
- Trần Thanh Xuân (2012), Ảnh hưởng của việc phát triển du lịch sinh thái đến đời sống của người dân cù lao Tân Qui 1 và Tân Qui 2 của cù lao Tân Qui thuộc xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
- Nguyễn Thị Hồng Vân (2007), Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người Thái ở Mai Châu - Hoòa Bình và các giải pháp phát triển tại 4 bản: Bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót.
THE IMPACT OF TOURISM ON THE LIVELIHOOD OF PEOPLE LIVING IN TRA VINH CITY, TRA VINH PROVINCE
● LE QUI THANH - MAI THUY DUNG
Student, Tourism and Travel Services Administration, Tra Vinh University
● Ph.D NGUYEN TAN THANH
Head, Department of Tourism, Tra Vinh University
ABSTRACT:
This study examines the impact of tourism on the lives of people living in Tra Vinh City, Tra Vinh province. The study’s results show that the tourism has positive impacts on the people's livelihood. When considering each impact group separately with specific variables, the impact of tourism is rated positively by interviewed people. The Environment, Culture, and Income variables have direct proportionate impacts on the general perception of people about the tourism. In particular, the most influential variable is the culture variable. This study’s results are the basis for relevant units to come up with solutions to help improve the livelihood of people living in Tra Vinh city.
Keywords: Tourism, people's life, Tra Vinh province, environment, income, culture.