Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức

TS. LÊ QUANG HIẾU (Phó trưởng khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức) - THS. LÊ THỊ BÌNH (Giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức)

TÓM TẮT:

Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh (KSKD) của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 300 sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Hồng Đức. Các phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu chỉ cho thấy có 6 nhân tố tác động cùng chiều đến ý định KSKD của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức, bao gồm: Thái độ, quy chuẩn chủ quan, sự đam mê kinh doanh, sự sẵn sàng kinh doanh, giáo dục và nguồn vốn. Trong đó, yếu tố sự đam mê có tác động mạnh nhất đến ý định KSKD của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức.

Từ khóa: Đại học Hồng Đức, ý định khởi sự kinh doanh, sinh viên

1. Đặt vấn đề

Khởi sự kinh doanh qua việc tạo lập các doanh nghiệp mới là động lực cho phát triển kinh tế. Một nền kinh tế phát triển được là nhờ sự phát triển về cả số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp. Việc gia tăng được số lượng các doanh nghiệp trong nền kinh tế luôn là mối bận tâm chính của chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và các học giả.

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, khởi nghiệp trong sinh viên đang là chủ đề được quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu mà được xem như một chủ trương lớn của Nhà nước. Cụ thể, ngày 30 tháng 10 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1665/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ HSSV khởi nghiệp đến năm 2025”. Có thể nói, Chính phủ đã có những cam kết mạnh mẽ trong việc kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp.

Trường Đại học Hồng Đức là trường đại học công lập, đa ngành, trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực đa lĩnh vực có khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và cả nước, có thể nói việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trên thực tế, nhà trường cũng đã có nhiều giải pháp thiết thực, tuy vậy, vẫn còn không ít trở ngại ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển và quyết định khởi sự kinh doanh của sinh viên do nhà trường đào tạo. Với mục tiêu đặt ra là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 300 sinh viên và ứng dụng các phương pháp phân tích định lượng để giải quyết mục tiêu nghiên cứu.

2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, các yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường có tác động đến ý định KSKD của sinh viên. Theo Nguyễn Thu Thủy (2015), sự sẵn sàng kinh doanh, tính cách cá nhân và sự đam mê kinh doanh là những yếu tố cá nhân tác động đến ý định KSKD của sinh viên. Bên cạnh đó, việc sinh viên trước và sau khi tốt nghiệp thường gặp nhiều khó khăn trong việc tạo nguồn vốn, chưa dám mạnh dạn vay vốn để khởi nghiệp nên yếu tố về nguồn vốn ảnh hưởng đến ý định KSKD trong sinh viên. Ý định KSKD chịu tác động bởi các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm, nền tảng giáo dục và công việc của gia đình; các yếu tố hành vi như sự thu hút chuyên nghiệp, năng lực kinh doanh, đánh giá xã hội, kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh, giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến KSKD (Abdullah and ctg, 2010). Sau khi tiến hành nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định KSKD của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức thông qua các yếu tố: (1) thái độ, (2) quy chuẩn chủ quan, (3) giáo dục, (4) sự đam mê kinh doanh, (5) sự sẵn sàng kinh doanh và (6) nguồn vốn (Hình 1)

3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Hồng Đức theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất, đối tượng mẫu được chọn dựa trên đánh giá của học giả (Black, 2010). Nghiên cứu nhằm thống kê mô tả các kết quả thu được. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2019.

Kích thước mu

Hari & cộng sự (1998) đề nghị nếu cỡ mẫu khoảng 100, thì tiêu chuẩn factor loading phải lớn hơn 0.5 (Bollen, 1989) đề nghị tỷ lệ là 5:1 cho việc chọn cỡ mẫu so với số lượng tham số trong phân tích đa biến. Trong mô hình nghiên cứu của tác giả đã xác định được 32 biến quan sát, sử dụng thang đo likert 5 để triển khai đo lường các câu hỏi khảo sát với quy ước như sau: 1: Hoàn toàn không đồng ý/ 2: Không đồng ý/ 3: Không ý kiến/ 4: Đồng ý/ 5: Hoàn toàn đồng ý. Số mẫu tính toán ban đầu là 32*5 = 160 phiếu. Tuy nhiên, để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đúng theo yêu cầu, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát 300 sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Hồng Đức, trong quá trình nhập liệu phát hiện 30 bảng khảo sát không hợp lệ. Số phiếu hợp lệ được đưa vào phân tích là 270.

4. Kết quả nghiên cứu

Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Trong các thang đo trên, thang đo “Thái độ” có 2 biến bị loại (TĐ4, TĐ5), và thang đo “Quy chuẩn chủ quan” có 2 biến bị loại (QCCQ6 và QCCQ7) các biến bị loại là do có tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0,3; Các thang đo sau khi kiểm định lần 2 có hệ số Cronbach’s Alpha khá cao (>0.6). Tất cả các biến quan sát của thang đo này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3, do đó chúng đều được sử dụng cho bước phân tích EFA tiếp theo. (Bảng 1)

Bảng 1. Phân tích EFA cho các biến trong mô hình

 

Nhân tố

1

2

3

4

5

6

7

QCCQ2

.920

 

 

 

 

 

 

QCCQ3

.862

 

 

 

 

 

 

QCCQ1

.736

 

 

 

 

 

 

QCCQ4

.724

 

 

 

 

 

 

QCCQ5

.643

 

 

 

 

 

 

GD2

 

.871

 

 

 

 

 

GD4

 

.851

 

 

 

 

 

GD1

 

.751

 

 

 

 

 

GD5

 

.605

 

 

 

 

 

GD3

 

.595

 

 

 

 

 

SĐM2

 

 

.865

 

 

 

 

SĐM3

 

 

.823

 

 

 

 

SĐM4

 

 

.800

 

 

 

 

SĐM1

 

 

.750

 

 

 

 

SSKD1

 

 

 

.875

 

 

 

SSKD2

 

 

 

.845

 

 

 

SSKD3

 

 

 

.640

 

 

 

SSKD4

 

 

 

.613

 

 

 

NV2

 

 

 

 

.849

 

 

NV3

 

 

 

 

.836

 

 

NV4

 

 

 

 

.778

 

 

NV1

 

 

 

 

.736

 

 

TĐ3

 

 

 

 

 

.758

 

TĐ2

 

 

 

 

 

.748

 

TĐ1

 

 

 

 

 

.636

 

YD3

 

 

 

 

 

 

.847

YD2

 

 

 

 

 

 

.811

YD1

 

 

 

 

 

 

.626

Kết quả phân tích ma trận xoay 25 biến quan sát của 6 biến độc lập và 3 biến quan sát của 1 biến phụ thuộc (sau khi loại 4 biến quan sát TĐ4, TĐ5, QCCQ6 và QCCQ7 từ kết quả kiểm định cronbach's alpha) được chia làm 6 nhóm nhân tố như ban đầu, các biến đều có hệ số Factor loading >0.5 cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp (Bảng 1).

Phân tích hồi quy

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên Đại học Hồng Đức, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến. Sau khi chạy phần mềm SPSS.20 cho kết quả như sau: (Bảng 2)

Bảng 2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Mô hình

R

R bình phương

R bình phương hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của dự báo

Durbin-Watson

1

.763a

.583

.572

.465

1.732

Bảng 3: Kiểm định F

Mô hình

Tổng bình phương

df

Trung bình bình phương

F

Sig.

1

Hồi quy

109.554

6

21.911

89.141

.000b

Số dư

64.891

264

.246

 

 

Tổng

174.444

269

 

 

 

Kết quả nhận được của kiểm định F về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ biến độc lập hay không. Kiểm định F cho thấy mức ý nghĩa Sig. rất nhỏ (Sig. = 0.000) (Bảng 3) và hệ số xác định R2 = 0.583 (R2 hiệu chỉnh = 0.572) (Bảng 2) chứng minh cho sự phù hợp của mô hình, nghĩa là ý định KSKD chịu sự tác động tới 57.2% bởi 6 yếu tố trong mô hình. Hệ số Durbin-Watson = 1.732 (>1) cho biết không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến.

Kết quả phân tích hồi quy bội như sau: (Bảng 4)

Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy bội

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t

Sig.

B

Std. Error

Beta

1

(NVstant)

-.881

.233

 

-3.779

.000

GD

.184

.038

.191

4.868

.000

.284

.044

.263

6.487

.000

SSKD

.308

.053

.290

5.818

.000

QCCQ

.151

.047

.147

3.229

.001

SĐM

.337

.047

.313

7.203

.000

NV

.235

.035

.220

6.055

.000

Kết quả ở Bảng 4 cho thấy tất cả các biến độc lập đều có Sig. nhỏ hơn 0.05. tức là tất cả các yếu tố độc lập đều có ảnh hưởng đến ý định KSKD của sinh viên. Mức độ quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào hệ số Beta đã chuẩn hóa (xét về giá trị tuyệt đối của hệ số), hay nhân tố nào có hệ số Beta đã chuẩn hóa lớn thì tác động mạnh đến ý định KSKD của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức.

Ta có phương trình hồi quy như sau:

YD = 0.191GD + 0.263TĐ + 0.290SSKD + 0.147QCCQ + 0.313SĐM + 0.220NV

Trong đó: YD: ý định KSKD; GD: Giáo dục; TĐ: Thái độ; SSKD: Sẵn sàng kinh doanh; QCCQ: Quy chuẩn chủ quan; SĐM: Sự đam mê; NV: Nguồn vốn.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, biến sự đam mê (SĐM) có tác động mạnh nhất đến ý định KSKD của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức (β= 0.313), khi sự đam mê tăng lên 1 điểm thì ý định KSKD sẽ tăng thêm được 0.313 điểm. Tiếp đó là các biến: sự sẵn sàng kinh doanh (β =0.290), thái độ (β =0.263), giáo dục (β =0.191); Nguồn vốn (β =0.220) và Quy chuẩn chủ quan (β =0.147). Các nhân tố này cũng được xét tương tự và đều có tác động thuận chiều tới ý định KSKD của sinh viên tTường Đại học Hồng Đức.

5. Kết luận

Thông qua phân tích nhân tố khám phá kết hợp hồi quy tuyến tính, các giả thuyết nghiên cứu đều được chấp nhận, nghĩa là các nhân tố: Thái độ, quy chuẩn chủ quan, sự đam mê kinh doanh, sự sẵn sàng kinh doanh, giáo dục và nguồn vốn đều có tác động cùng chiều tới ý định KSKD của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức. Trong đó, nhân tố sự đam mê và sự sẵn sàng kinh doanh là những nhân tố tác động mạnh nhất đến ý định KSKD. Vì vậy, nhà trường cần thường xuyên tổ chức hoạt động làm tăng thêm sự đam mê và sẵn sàng kinh doanh trong sinh viên như hội thảo, tọa đàm kinh doanh, các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp,...

Đẩy mạnh các hoạt động này sẽ tạo động lực cho sinh viên và góp phần làm gia tăng mong muốn khởi nghiệp. Ngoài ra, cần cải tiến chương trình đào tạo, phát triển phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận, tương tác thực tiễn hoạt động kinh doanh, quan tâm đến việc giáo dục tinh thần và ý chí kinh doanh. Mặt khác, có thể nghiên cứu thành lập các trung tâm hỗ trợ, tư vấn về KSKD. Trung tâm này ngoài việc giúp cho sinh viên hình thành, phát triển ý định KSKD mà còn hỗ trợ cho sinh viên những thông tin chính xác, đầy đủ và cần thiết về các chủ trương, chính sách, luật doanh nghiệp cũng như thông tin về thị trường, đầu tư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Nguyễn Thu Thuủy (2015), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự của sinh viên đại học, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
  2. Thủ tướng Chính phủ, (2016), Quyết định số 1665/QĐ-TTg, Đề án “Hỗ trợ HSSV khởi nghiệp đến năm 2025”.
  3. Abdullah Azhar, Annum Javaid, Mohsin Rehman, Asma Hyder (2010), “Entrepreneurial Intentions among Business Students in Pakistan”, Journal of Business Systems, Governance and Ethics, Vol.5, No.2.
  4. Black, K. (2010), Business Staticstics: Contemporary Decision Making, 6th edition, John Wiley & Sons, Inc.
  5. Bollen, K.A. (1986), Sample Size and Bentler and Bonett’s Nonnormed Fit Index, Psychometrika, 51(3), 375-377.
  6. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anerson, R.E. & Tatham, R.L. (1998), Multivariate data analysis, 5 (3), 207-219.

Lời cảm ơn: Bài báo là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Mã số: B2018-HDT-08, do Trường Đại học Hồng Đức chủ trì. Tác giả và nhóm nghiên cứu xin trân trọng cảm ơn Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nghiên cứu này. 

Factors affecting the intention of starting a business of

Hong Duc University’s students

Ph.D Le Quang Hieu

Vice Dean, Faculty of Economics and Business Administration,

Hong Duc University

Master. Le Thi Binh

Lecturer, Faculty of Economics and Business Administration,

Hong Duc University

Abstract:

This study is to identify the factors affecting the intention of starting a business of Hong Duc University’s students. This study’s data were collected from 300 students studying at Hong Duc University and this study was conducted by using Cronbach’s alpha, Exploratory Factor Analysis (EFA) and multivariate linear regression methods. The study’s results show tha there are 6 factors positively affecting the intention of start a business of Hong Duc University’s students, including attitude, subjective standards, passion for doing business, readiness for doing business, education and capital. In particular, the passion for business has the strongest impact on the start-up intentions of Hong Duc University’s students.

Keywords: Hong Duc University, intention of starting a business, students.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 17, tháng 7 năm 2020