Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Đà Nẵng

ThS. MAI THỊ QUỲNH NHƯ (Khoa Kế toán, Đại học Duy Tân)

TÓM TẮT:

Bài nghiên cứu xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông (THPT) tại TP. Đà Nẵng. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: học phí, chất lượng đào tạo, sự quảng bá của nhà trường, công việc trong tương lại và khả năng đậu vào trường. Đây cũng căn cứ để tác giả đưa ra các định hướng, quan điểm và giải pháp để phù hợp để các cơ quan chức năng tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh THPT tại TP. Đà Nẵng trong việc lựa chọn ngành/nghề, trường để học một cách tốt nhất.

Từ khóa: quyết định chọn trường đại học, học sinh trung học phổ thông, thành phố Đà Nẵng.

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, vấn đề chọn trường đại học không chỉ của riêng người học hay phụ huynh mà nó còn là mối quan tâm lớn của các cơ sở đào giáo dục đại học và có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của trường. Theo số liệu thống kê tại Wikipedia, tính đến năm 2020 trên địa bàn Đà Nẵng có 22 trường đại học, cao đẳng dân lập và 14 trường đại học, cao đẳng tư thục. Qua mỗi năm, số lượng các trường đại học ngày càng gia tăng, đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép một số trường tự do tuyển sinh theo phương pháp tuyển sinh riêng (xét học bạ), nên mức độ cạnh tranh tuyển sinh giữa các trường càng trở nên mạnh mẽ. Vì thế, mức độ được đặt ra là các trường đại học phải nỗ lực nhiều hơn trong công tác nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo, cơ sở vật chất, cơ hội việc làm,... để thu hút thí sinh lựa chọn trường mình. Bên cạnh đó, theo thống kê gân đây, có khoảng 41% học sinh tốt nghiệp THPT đăng kí ký vào đĐại học, cCao đẳng (ĐH, CĐ), và cao đẳng nghề, trung cấp khoảng 23%, học nghề tại trung tâm nghề khoảng 13%, đi làm khoảng 10%. Trong kì kỳ thi tốt nghiệp THPT và đăng kí ký xét tuyển đại học năm 2020, tỷ lệ học sinh không đăng kí ký xét tuyển ĐH là 26%. Thực tế cho thấy, học sinh đã có những bước chuyển biến tích cực trong việc lựa chọn ngành nghề và hướng đi phù hợp của các em trong tương lai. Đâyi, đây chính là thử thách cho các trường ĐH, CĐ cần có những chính sách tuyển sinh phù hợp hơn.

Xây dựng một chiến lược nhằm thu hút được người học đòi hỏi phải thỏaoả mãn được mong muốn của họ, đồng thời các trường cần hiểu rõ vị thế của trườngmình so với đối thủ cạnh tranh. Do đó, để có một cái nhìn chung nhất và mang tính kiên định về các yếu tố chọn trường của người học mà đối tượng chính là học sinh lớp 12 thì cần phải hiểu rõ điều đóbiết. Nhiều nghiên cứu đi trước đã kết luận, học sinh chịu tác động bởi nhiều yếu tố khi quyết định chọn trường, đó có thể là đặc điểm cố định của trường như danh tiếng, chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất; khả năng trúng tuyển của cá nhân; học phí phù hợp hay ảnh hưởng từ người thân., Ttuy nhiên những nghiên cứu này vẫn chưa xác định được học sinh sử dụng yếu tố nào khi lựa chọn trường đại học và yếu tố nào quan trọng nhất trong tâm trí của họ khi ra quyết định chọn trường.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

Phạm vi nghiên cứu: Học sinh THPT là khái niệm tương đối rộng, nên phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào học sinh THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng, đặc biệt là học sinh lớp 12.

3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng trong giai đoạn xây dựng bảng câu hỏi. Phương pháp định lượng được sử dụng thông qua bảng câu hỏi thu thập thông tin, thông tin thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Thang đo được xây dựng dựa trên phương pháp đánh giá với hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, tiến hành phân tích nhân tố khẳng định CFA để kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết đã xây dựng.

4. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu trước đó và mục đích của nghiên cứu, bài viết đề xuất mô hình.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu của tác giả

Các giả thuyết nghiên cứu:

H1: Yếu tố về sự quảng bá thông tin của nhà trường có tác động tích cực đến sự lựa chọn trường ĐH của học sinh THPT.

H2: Yếu tố về học phí có sức ảnh hưởng đáng kể đến việc chọn trường ĐH của học sinh THPT.

H3: Ảnh hưởng của người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô của học sinh về việc lựa chọn trường đại học nào đó càng lớn thì xu hướng lựa chọn của học sinh đó càng cao.

H4: Yếu tố về chất lượng dạy và học ở một trường ĐH nào đó cao hơn những trường khác thì học sinh có xu hướng chọn trường ĐH đó nhiều hơn.

H5: Điểm tại trường THPT hay điểm thi ĐH đều rất quan trọng trong việc lựa chọn trường ĐH của học sinh THPT.

H6: Tỷ lệ có việc làm, việc làm có thu nhập cao của sinh viên sau khi tốt nghiệp tại trường ĐH nào đó, hoặc cơ hội việc làm tại các trường ĐH nào cao hơn những trường khác thì học sinh sẽ chọn những trường ĐH đó.

5. Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu

5.1. Tổng quan về mẫu nghiên cứu

Dựa trên 350 bảng khảo sát được phát ra thì có 285 bảng hợp lệ thì chúng tôi đã thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 22.0 phần thống kê mô tả.

Bảng 1. Bảng phân bổ mẫu theo một số thuộc tính

Bảng phân bổ mẫu theo một số thuộc tính

5.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Bảng 2. Kết quả phân tích độ tin cậy các nhóm biến
bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Kết quả phân tích độ tin cậy các nhóm biến bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Bảng 2 cho thấy 5 thành phần thang đo về các nhân tố ảnh hưởng và yếu tố phụ thuộc đều có độ tin cậy lớn hơn 0,6 nên đều tin cậy để sử dụng. Điều đó cho thấy, thang đo được xây dựng có ý nghĩa thống kê và đạt độ tin cậy cần thiết, nên được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

* Kiểm định tính thích hợp của EFA đôi với nhân tố độc lập

Bảng 3. Kiểm định EFA của biến độc lập

Kiểm định EFA của biến độc lập

* Kiểm định tính thích hợp của EFA đôi với nhân tố phụ thuộc

Bảng 4. Kiểm định EFA của biến phụ thuộc

Kiểm định EFA của biến phụ thuộc

Bảng 3 và 4 cho thấy hệ số KMO của các biến độc lập và phụ thuộc khá cao thỏa mãn yêu cầu 0,5 < KMO < 1: phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.

5.4. Phân tích khám phá hồi quy đa biến (MRA)

Phân tích khám phá hồi quy đa biến (MRA) cho kết quả, giá trị Sig tương quan Pearson các biến độc QB, HP, CL, KN, CV với biến phụ thuộc QĐ nhỏ hơn 0.05. Như vậy, có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến QĐ. Giữa HP và QĐ có mối tương quan mạnh nhất với hệ số r là 0.596  giữa  AH và QĐ có mối tương quan yếu nhất với hệ số r là 0.243 Sig tương quan Pearson các biến độc lập QB, HP, AH, CL, KN,CV với biến phụ thuộc QĐ nhỏ hơn 0.05 . Như vậy, có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến QĐ.  

Các cặp biến độc lập đều có mức tương quan khá yếu với nhau, như vậy, khả năng  sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

Từ đó, có phương trình hồi quy sau:

QĐ = 0.474*HP + 0.299*CL + 0.160*QB + 0.147*CV + 0.135*KN

Bảng 5. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình

Kiểm định mức độ giải thích của mô hình

Bảng 5 cho thấy mô hình có R2 = 0.516 và R2 hiệu chỉnh là 0.507. Nghĩa là, độ thích hợp của mô hình là 51.6% hay nói cách khác 50.7% là độ biến thiên của mức độ ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm được giải thích bởi 5 nhân tố ảnh hưởng, còn 49.3% được giải thích bới biến nằm ngoài mô hình chưa được đề cập.

6. Kết luận và hàm ý

6.1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu đã xác định được có 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh THPT tại TP. Đà Nẵng, gồm: Học học phí, chất lượng dạy và học, sự quảng bá thông tin của nhà trường, công việc trong tương lai, khả năng đậu vào trường.

6.2. Hàm ý

6.2.1. Học phí

- Trường có mức học phí thấp: Chọn mộttrường ĐH mức học phí thấp, và phù hợp với điều kiện tài chính của bản thân và gia đình sẽ giúp sinh viên giảm bớt áp lực tài chính, chuyên tâm vào học tập. Đồng thời giảm bớt gánh lo cho phụ huynh không có nhiều điều kiện cho con vào ĐH trước khoản chi phí “khổng lồ” trong suốt 4-5 năm tại TP. Đà Nẵng.

- Trường giảm học phí theo từng điều kiện cho sinh viên: Học phí ĐH đang tăng nhanh, nhưng cơ hội theo học các trường chất lượng cho sinh viên không có điệu kiện về tài chính, sinh viên là người dân tộc thiểu số,… có học lực khá, giỏi bị thu hẹp. Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn thế giới ảnh hưởng không nhỏ đến những sinh viên đang theo học tại các trường ĐH. Để thu hút được nhiềuhững sinh viên thì cácnhững trường ĐH phải có những quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ vay vốn cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo hay thuộc dân tộc vùng thiểu số,... để khuyến khích các em trong học tập.

6.2.2. Chất lượng dạy và học

- Nhà trường trang bị trang thiết bị hiện đại để dạy học: Cơ sở vật chất hiện đại ngày càng đóng vai trò quang trọng đến chất lượng đào tạo. Mạnh dạn đầu tư các loại máy móc hiện đại giống với máy móc thiệt bị của các doanh nghiệp đang hoạt động, tránh việc sinh viên được đào tạo dựa trên các máy móc, thiết bị lạc hậu mà các doanh nghiệp đã không còn sử dụng.

- Trường có ngành đạo tạo phù hợp với  năng lực, sở thích: Các trường cần linh hoạt trong thiết kế chương trình đào tạo, chương trình đào tạo phải được thiết kế sao cho mang tính thực tiễn cao, một mặt phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tránh trường hợp sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường, các doanh nghiệp tuyển dụng phải mất thời gian đào tạo lại; đồng thời đáp ứng nhu cầu của người học. Do đóNên bên cạnh việc chương trình đào tạo phải được thường xuyên cập nhật cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn và đảm bảo yêu cầu về nội dung, chất lượng, và phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường cần tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và dựa vào nhu cầu của người học để lập chương trình.

- Chú trọng nâng cao chất lượng giảng viên: Các trường ĐHH phải chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, giỏi chuyên môn, có nhân cách, đạo đức tốt nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Có chính sách tiếp nhận những sinh viên giỏi của trường trong các khoa để tạo đội ngũ kế thừa, đồng thời xem đây cũng là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển những kỹ năng mới và tiếp cận những khoa học mới trong tương lai.

6.2.3. Sự quảng bá thông tin của nhà trường

Các trường ĐH đều có những Website riêng để cung cấp thông tin về nhà trường mình. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin một chiều, sinh viên chưa có cơ hội để trao đổi hay nhận được sự tư vấn cần thiết, đặc biệt là trong vấn đề tư vấn và định hướng nghề nghiệp. Kết quả thống kê cho thấy có 69,9 % học sinh bắt đầu tìm hiểu về trường ĐH từ lớp 11, 12 (phần lớn ở lớp 12). Điều này chứng minh hiệu quả trong công tác hướng nghiệp chưa cao, có lẽ do các trường ĐH chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các trường THPT trong công tác hướng nghiệp. Các trường nên có phần giới thiệu sâu về các nội dung ngành/nghề đào tạo, yêu cầu cần thiết để học các ngành/nghề đó, số lượng sinh viên có việc làm từ ngành/nghề đó, dự báo tình hình việc làm của ngành/nghề đó trong tương lai,... và có các tài liệu gửi trước đến các trường THPT để học sinh nghiên cứu.

6.2.4. Công việc trong tương lai

Nhà trường có thể liên kết với các tổ chức giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp quốc tế nhằm hổ trợ, giới thiệu việc làm cho sinh viên khi các sinh viên có nhu cầu làm việc tại các nước ngoài, tạo điều kiện cho sinh viên nâng cao tri thức và tự tin hội nhập với thế giới theo xu hướng quốc tế hóa toàn cầu.

6.2.5. Khả năng đậu vào trường

Phần lớn các học sinh đều cho rằng điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành được chọn và tỷ lệ chọi là rất quan trọng cho việc chọn trường và ngành học của họ. Điều này chứng tỏ các em cũng đã có sự cân nhắc chọn trường phù hợp với sức học của mình. Cụ thể, với những em có học lực từ khá trở lên thì thường chọn các trường đại học “tốp trên” (thường là các trường công lập có tiếng), với những em học lực từ trung bình khá trở xuống thường thì chọn các trường “tốp dưới” (thường là các trường ngoài công lập). Để hạn chế tình trạng độc quyền đối với một số ngành nghề, mọi ngành đều phải đổi mới, nhà trường nên mở thêm các ngành học để thí sinh có thêm nhiều lựa chọn chọn học những ngành mới tại nhiều trường ĐH khác nhau trên địa bàn TP. Đà Nẵng mà không phải dồn về các trường ĐH thuộc “top trên”. Như thế thì các trường ĐH mới thu hút được nhiều thí sinh tham gia đăng kí vào trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tiếng Việt:

  1. Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, (2009). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông. Tạp chí Phát triển Khoa học và công nghệ, 12, 87-102.
  2. Nguyễn Minh Hà, (2011). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn Ttrường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh. Đề tài khoa học và công nghệ cấp trường T2010-05, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.
  3. Nguyễn Phương Toàn, (2011). Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 THPT tỉnh Tiền Giang. Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  4. Nguyễn Văn Tài & Ctg, (2015). Khảo sát hệ thống thứ bậc động cơ chọn ngành học tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
  5. Lê Thị Mỹ Linh và cộng sự, (2020). Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT tại Việt Nam: Bằng chứng khảo sát năm 2020. Khóa luận tốt nghiệp Ttrường Đại học Phenikaa.

Tiếng Anh:

  1. Chapman D. W. (1981). A model of student college choice. The Journal of Higher Education, 52(5), 490-505.
  2. Hossler and Gallagher. (1987). Studying college choice: A three - phase model and implication for policy makers. College and University, 2, 207-21.
  3. Joseph Sia Kee Ming. (2010). Institutional Factors Influencing Students College Choice Decision in Malaysia: A Conceptual Framework. International Journal of Business and Social Science, 1(3), 53-58.
  4. Russayani Ismail. (2012). Factors affecting choice for eduationeducation destination: A case study of international students at University Ltara Malaysia. Malaysia: Department of economics, College of Arts and Sciences University Utars Malaysia.
  5. Benjamin Ghansah. (2016). Factors that Influence Students' Decision to Choose a Particular University: A Conjoint Analysis. International Journal of Engineering Research in Africa, 27, 147-157.

FACTORS AFFECTING THE DECISION TO CHOOSE

A UNIVERSITY OF HIGH SCHOOL STUDENTS

IN DA NANG CITY

Master. MAI THI QUYNH NHU

Faculty of Accounting, Duy Tan University  

ABSTRACT:

This study identifies the factors affecting the decision to choose a university of high school students in Da Nang city. These factors, in descending order of impact level, are tuition fees, training quality, marketing activities of the school, job prospect, and acceptance rate. Based on these results, some orientations, perspectives and solutions are proposed to help Da Nang city authorities create the best conditions for high school students to choose right careers and schools.

Keywords: decision to choose a university, high school student, Da Nang city.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 6, tháng 4 năm 2022]