Một số giải pháp thúc đẩy tác động của vườn ươm trong các trường đại học đến phát triển ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên

TS. BÙI TRUNG HẢI (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) - THS. TRẦN HOÀI NAM (Khoa Thống kê, Trường Đại học Kinh tế quốc dân)

TÓM TẮT:

Vườn ươm doanh nghiệp (VƯDN) trong các trường đại học (TĐH) ở nước ta được hình thành, phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Các VƯDN đã có tác động tích cực đến việc thúc đẩy ý tưởng khởi nghiệp (YTKN) của sinh viên (SV) các TĐH. Trong phạm vi bài viết, trên cơ sở nghiên cứu những tác động của VƯDN trong các TĐH tới phát triển YTKN của SV, tập thể tác giả đề xuất một số giải pháp phát huy tác động tích cực của VƯDN đến quá trình khởi nghiệp của SV trong thời gian tới.  

Từ khóa: trường đại học, khởi nghiệp, sinh viên, vườn ươm.

1. Đặt vấn đề

VƯDN trong các TĐH là một bộ phận của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia với vai trò thúc đẩy và ươm tạo các YTKN, đổi mới sáng tạo trong SV. Đây là mô hình hỗ trợ toàn diện được TĐH tài trợ hướng tới các nhóm khởi nghiệp SV, doanh nghiệp khởi sự mới thành lập thông qua hoạt động cung cấp các dịch vụ dùng chung, đào tạo, hỗ trợ tài chính, tư vấn và hỗ trợ kêu gọi đầu tư. Việc nghiên cứu, đánh giá toàn diện những tác động của VƯDN trong TĐH đến YTKN của SV hiện nay là cần thiết.

2. Tác động của vườn ươm doanh nghiệp trong các trường đại học đến ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên

2.1. Mô hình nghiên cứu

Nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu tác động của VƯDN trong các TĐH tới YTKN của SV với 4 nhân tố, gồm: Chương trình đào tạo, kiến thức, kỹ năng; Môi trường phát triển YTKN; Hoạt động thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và Khả năng kết nối. Thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu là thang đo Likert 5 mức độ, bao gồm: 1) Hoàn toàn không đồng ý; 2) Không đồng ý; 3) Bình thường; 4) Đồng ý; 5) Hoàn toàn đồng ý. (Bảng 1, Bảng 2)

Bảng 1. Thang đo ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên [1]

Mã hóa

Nhân tố/biến quan sát

YD1

Tôi dự định trở thành chủ doanh nghiệp thay vì làm nhân viên

YD2

Tôi sẽ xây dựng một kế hoạch khởi nghiệp trong những năm tới

YD3

Tôi sẽ khuyến khích mọi người khởi nghiệp

YD4

Tôi không sợ việc khởi nghiệp không thành công

YD5

Những người xung quanh tôi thúc giục tôi khởi nghiệp

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu nghiên cứu

Bảng 2. Thang đo các nhân tố tác động của vườn ươm doanh nghiệp trong các trường đại học[1]

Mã hóa

Nhân tố/biến quan sát

CT

Cung cấp các chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng

CT1

Các phương pháp giảng dạy trong chương trình đào tạo giúp cho tôi nhận thức rõ ràng hơn về khởi nghiệp

CT2

Các bài giảng trong chương trình đào tạo, các thầy/cô/người hướng dẫn phân tích các tình huống kinh doanh thực tế

CT3

Chương trình đào tạo có sử dụng những trò chơi mô phỏng hoạt động kinh doanh

CT4

Các giảng viên khuyến khích tư duy dựa trên thiết kế và thực hành phản xạ

CT5

Các chương trình đào tạo của vườn ươm cung cấp đầy đủ kiến thức về khởi nghiệp

CT6

Các chương trình đào tạo của vườn ươm trang bị những kỹ năng cần thiết để xây dựng kế hoạch khởi nghiệp

MT

Tạo môi trường phát triển YTKN

MT1

VƯDN là một nơi tuyệt vời để học cách bắt đầu kinh doanh của riêng một người

MT2

Cộng đồng học thuật của VƯDN cho thấy sự sẵn lòng tư vấn về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến kinh doanh

MT3

VƯDN là nơi lý tưởng để học những điều cần thiết trước khi bắt đầu kinh doanh

MT4

VƯDN có cơ sở hạ tầng phát triển tốt và môi trường khuyến khích tinh thần kinh doanh

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp

TĐ1

VƯDN tổ chức các cuộc thi cho các ý tưởng kinh doanh của SV

TĐ2

VƯDN thúc đẩy các doanh nghiệp do SV tạo ra thông qua các hình thức hỗ trợ tài chính

TĐ3

Nhiều dự án kinh doanh được ươm tạo tại VƯDN có thể khuyến khích SV khởi nghiệp

TĐ4

Giảng viên tham gia vào các dự án khác nhau nhằm phát triển các sản phẩm sáng tạo mới

TĐ5

VƯDN cung cấp khả năng tuyệt vời để sử dụng các trung tâm đổi mới và phòng thí nghiệm

TĐ6

VƯDN cung cấp các điều kiện để thực hiện nghiên cứu và thí nghiệm

KN

Khả năng kết nối

KN1

VƯDN có mạng lưới đối tác kinh doanh rộng khắp

KN2

Các giảng viên của trường tích cực khuyến khích hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh để có thể tư vấn về các vấn đề phát sinh trong quá trình khởi nghiệp của SV

KN3

VƯDN cung cấp hợp tác với các nhà đầu tư thiên thần và quỹ đầu tư mạo hiểm để thu hút các khoản đầu tư cho các dự án khởi nghiệp

KN4

Tôi luôn có khả năng tham khảo và sử dụng mạng lưới các nhà cố vấn kinh doanh của VƯDN

KN5

Tôi có thể bắt đầu kinh doanh và dễ dàng tìm thấy người có thể chấp nhận và chia sẻ ý tưởng của tôi

KN6

VƯDN có một cộng đồng (câu lạc bộ, mạng lưới), nơi tôi có thể tìm thấy một thành viên trong nhóm dựa trên năng lực được yêu cầu

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu nghiên cứu

2.2. Mẫu nghiên cứu  

Nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo; sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để phân tích các thang đo lường nhân tố ảnh hưởng đến YTKN của SV các TĐH. Quy mô mẫu nghiên cứu được xác định theo quan điểm của Hair và cộng sự (2014) với kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên [2]. Nhóm nghiên cứu tiến hành phát phiếu khảo sát tới 300 SV đáp ứng được yêu cầu. Sau khi khảo sát và làm sạch dữ liệu, nhóm nghiên cứu thu được 243 phiếu khảo sát hợp lệ (chiếm tỷ lệ 81%). Phiếu khảo sát được gửi tới một số TĐH trong những năm gần đây đã có hoạt động ươm tạo của các VƯDN và có nhiều thành tựu nổi bật. Ở miền Bắc là TĐH Kinh tế quốc dân, TĐH Ngoại thương; ở miền Trung là Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế; ở miền Nam là Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ. Nhóm nghiên cứu thiết kế phiếu khảo sát online và khảo sát qua kênh các VƯDN trong các TĐH. Phiếu được gửi qua email của những SV đã và đang tham gia các Chương trình khởi nghiệp, các khóa đào tạo về kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp do các VƯDN trong các TĐH tổ chức. Cụ thể như Bảng 3.

Bảng 3. Thống kê các trường đại học tham gia các Chương trình khởi nghiệp, các khóa đào tạo về kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp do các VƯDN trong các TĐH tổ chức

Trường

Số quan sát

Tỷ lệ

Trường ĐH Kinh tế quốc dân

48

9,88

Trường ĐH Ngoại thương

36

7,41

ĐH Huế

39

8,02

ĐH Đà Nẵng

42

8,64

Trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

40

8,23

ĐH Cần Thơ

38

7,82

Tổng số

243

100

Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Đối với thang đo YTKN của SV, kết quả phân tích cho thấy độ tin cậy là 0,848 (lớn hơn 0,7), đảm bảo đo lường tốt. Hệ số tương quan Biến - Tổng tương ứng với các biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều có giá trị nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo cũng phản ánh không cần phải loại bỏ biến quan sát nào để thang đo tốt hơn.

Kết quả phân tích đối với các nhân tố phản ánh tác động của VƯDN trong các TĐH tới YTKN của SV cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha chung của các nhân tố đều thỏa mãn lớn hơn 0,7, đảm bảo đo lường tốt. Tuy nhiên, đối với từng nhân tố khi được sử dụng để đo lường ý kiến đánh giá của SV theo các biến quan sát, một số biến quan sát có hệ số tương quan Biến - Tổng nhỏ hơn 0,3. Vì vậy, để đảm bảo đo lường tốt hơn các nhân tố ảnh hưởng, các biến quan sát CT6, TD6 sẽ bị loại bỏ khỏi thang đo.

Bảng 4. Độ tin cậy của thang đo các biến sử dụng trong mô hình

Thang đo

Nội dung

Biến quan sát còn lại

Biến quan sát bị loại

Cronbach's Alpha của thang đo

YD

YTKN của SV

5

-

0,848

CT

VƯDN cung cấp các chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng

5

CT6

0.879

MT

VƯDN tạo môi trường phát triển YTKN

4

0.966

TD

VƯDN thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp

5

TD6

0.801

KN

VƯDN cung cấp khả năng kết nối

6

 -

0.977

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu nghiên cứu

3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Đối với YTKN của SV: Kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với YTKN của SV các TĐH có hệ số KMO = 0,83 > 0,5 và Sig. Bartlett’s Test = 0,000 < 0,05, như vậy, mẫu nghiên cứu là phù hợp. Với YTKN của SV chỉ trích xuất được một nhân tố duy nhất, nhân tố này giải thích được 65,021% sự thay đổi của bộ dữ liệu. Các biến quan sát của thang đo YTKN của SV đều có hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0,5, vì vậy đảm bảo giá trị hội tụ. (Bảng 5)

Bảng 5. Ma trận nhân tố - YTKN của SV

Mã hoá

Nội dung

Component 1

YD2

Tôi sẽ xây dựng một kế hoạch khởi nghiệp trong những năm tới

,897

YD5

Những người xung quanh tôi thúc giục tôi khởi nghiệp

,888

YD4

Tôi không sợ việc khởi nghiệp không thành công

,847

YD3

Tôi sẽ khuyến khích mọi người khởi nghiệp

,760

YD1

Tôi dự định trở thành chủ doanh nghiệp thay vì làm nhân viên

,601

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu nghiên cứu

Đối với các nhân tố phản ánh vai trò của VƯDN trong các TĐH

Kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với các nhân tố ảnh hưởng đến YTKN của SV các TĐH có hệ số KMO = 0,833 > 0,5 và Sig. Bartlett’s Test = 0,000 < 0,05, chứng tỏ mẫu nghiên cứu là phù hợp.

Với 20 biến quan sát đo lường các nhân tố phản ánh vai trò của VƯDN trong các TĐH trích xuất được 4 nhân tố, 4 nhân tố này giải thích được 76,789% sự thay đổi của bộ dữ liệu. Các biến quan sát của thang đo các nhân tố phản ánh vai trò của VƯDN đều có hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0,5 tại các nhân tố tương ứng, đảm bảo giá trị hội tụ. Bên cạnh đó, kết quả phân tích cho thấy không có biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 tại 2 nhân tố trở lên, đảm bảo giá trị phân biệt. Như vậy, các biến quan sát của từng nhân tố đảm bảo giá trị hội tụ theo thang đo các nhân tố mà nhóm nghiên cứu sử dụng, không có hiện tượng thay đổi biến quan sát trong các nhân tố. (Bảng 6)

Bảng 6. Ma trận xoay các nhân tố phản ánh vai trò của vườn ươm doanh nghiệp

Mã hoá

Nội dung

Component

1

2

3

4

KN1

VƯDN có mạng lưới đối tác kinh doanh rộng khắp

0,972

 

 

 

KN6

VƯDN có một cộng đồng (câu lạc bộ, mạng lưới), nơi tôi có thể tìm thấy một thành viên trong nhóm dựa trên năng lực được yêu cầu

0,97

 

 

 

KN2

Các giảng viên của trường tích cực khuyến khích hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh để có thể tư vấn về các vấn đề phát sinh trong quá trình khởi nghiệp của SV

0,963

 

 

 

KN3

VƯDN cung cấp hợp tác với các nhà đầu tư thiên thần và quỹ đầu tư mạo hiểm để thu hút các khoản đầu tư cho các dự án khởi nghiệp

0,959

 

 

 

KN4

Tôi luôn có khả năng tham khảo và sử dụng mạng lưới các nhà cố vấn kinh doanh của VƯDN

0,944

 

 

 

KN5

Tôi có thể bắt đầu kinh doanh và dễ dàng tìm thấy người có thể chấp nhận và chia sẻ ý tưởng của tôi

0,869

 

 

 

MT3

VƯDN là nơi lý tưởng để học những điều cần thiết trước khi bắt đầu kinh doanh

 

0,959

 

 

MT1

VƯDN là một nơi tuyệt vời để học cách bắt đầu kinh doanh của riêng một người

 

0,957

 

 

MT4

VƯDN có cơ sở hạ tầng phát triển tốt và môi trường khuyến khích tinh thần kinh doanh

 

0,956

 

 

MT2

Cộng đồng học thuật của VƯDN cho thấy sự sẵn lòng tư vấn về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến kinh doanh

 

0,942

 

 

CT5

Các chương trình đào tạo của vườn ươm cung cấp đầy đủ kiến thức về khởi nghiệp

 

 

0,861

 

CT2

Các bài giảng trong chương trình đào tạo, các thầy/cô/người hướng dẫn phân tích các tình huống kinh doanh thực tế

 

 

0,828

 

CT1

Các phương pháp giảng dạy trong các chương trình đào tạo giúp cho tôi nhận thức rõ ràng hơn về khởi nghiệp

 

 

0,805

 

CT3

Chương trình đào tạo có sử dụng những trò chơi mô phỏng hoạt động kinh doanh

 

 

0,804

 

CT4

Các giảng viên khuyến khích tư duy dựa trên thiết kế và thực hành phản xạ

 

 

0,771

 

TD1

VƯDN tổ chức các cuộc thi cho các ý tưởng kinh doanh của SV

 

 

 

0,782

TD3

Nhiều dự án kinh doanh được ươm tạo tại VƯDN có thể khuyến khích SV khởi nghiệp

 

 

 

0,779

TD5

VƯDN cung cấp khả năng tuyệt vời để sử dụng các trung tâm đổi mới và phòng thí nghiệm

 

 

 

0,752

TD2

VƯDN thúc đẩy các doanh nghiệp do SV tạo ra thông qua các hình thức hỗ trợ tài chính

 

 

 

0,716

TD4

Giảng viên tham gia vào các dự án khác nhau nhằm phát triển các sản phẩm sáng tạo mới  

 

 

 

0,706

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu nghiên cứu\

3.3. Tác động của vườn ươm doanh nghiệp tới quá trình phát triển ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học

Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bội với biến phụ thuộc là YTKN của SV các TĐH (YD) và biến độc lập bao gồm 4 biến là các nhân tố phản ánh vai trò của VƯDN trong TĐH. Mô hình hồi quy bội phản ánh ảnh hưởng của các nhân tố phản ánh vai trò của VƯDN trong TĐH ảnh hưởng đến YTKN của SV các TĐH có dạng:   

Kết quả phân tích hồi quy bội cụ thể như sau:

Mô hình hồi quy có R2 = 0,491 phản ánh mô hình hồi quy bội giải thích được 49,1% sự thay đổi của YTKN của SV các TĐH trong mối liên hệ với các nhân tố phản ánh vai trò của VƯDN trong TĐH.

Kết quả phân tích phương sai ANOVA, nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy có giá trị F quan sát là 57,363 với giá trị P-value (Sig.) là 0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05. Vì vậy, mô hình hồi quy là phù hợp để mô tả mối liên hệ giữa các nhân tố tới YTKN của SV các TĐH.

Việc đánh giá tác động cụ thể của từng nhân tố tới YTKN của SV được thể hiện qua các hệ số hồi quy trong mô hình hồi quy, các hệ số này được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, kết quả tính toán từ mẫu điều tra được trình bày trong Bảng 4.

Bảng 4. Hệ số hồi quy

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t

Sig,

Collinearity Statistics

B

Std, Error

Beta

Tolerance

VIF

1

(Constant)

-1,626

0,384

 

-4,229

0,000

 

 

CD

0,366

0,051

0,340

7,121

0,000

0,936

1,068

TDHV

0,365

0,041

0,422

8,919

0,000

0,957

1,045

CQ

0,466

0,081

0,265

5,724

0,000

0,998

1,002

KS

0,181

0,037

0,229

4,874

0,000

0,973

1,028

a. Dependent Variable: YD

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu nghiên cứu

Kết quả hồi quy cho thấy, các hệ số hồi quy của các nhân tố mang giá trị dương và giá trị P_value (Sig.) của từng nhân tố đều nhỏ hơn 0,05, chứng tỏ các nhân tố phản ánh vai trò của VƯDN trong TĐH đều có tác động tích cực tới YTKN của SV các TĐH. Do đó, việc cải thiện các nhân tố phản ánh vai trò của VƯDN trong TĐH tăng lên sẽ thúc đẩy YTKN của SV cũng tăng theo.

Kết quả hồi quy cho thấy, nhân tố MT có tác động mạnh nhất tới YTKN của SV với hệ số hồi quy chuẩn hóa (Beta) là 0,422. Kết quả này cũng cho thấy sự phù hợp của kết quả nghiên cứu với thực tế hoạt động của các VƯDN trong các TĐH, trong đó, nhiệm vụ tạo môi trường để phát triển các YTKN của SV là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các VƯDN. Như vậy, để thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình phát triển YTKN của SV, các VƯDN trong TĐH cũng cần đầu tư nhiều hơn về mọi mặt để tạo điều kiện cho SV có môi trường tốt nhất để phát triển YTKN của mình.

Nhân tố CT có tác động mạnh thứ hai tới YTKN của SV với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,34. Mặc dù thực trạng SV hiện nay đánh giá chưa thực sự cao đối với các chương trình đào tạo, kiến thức, kỹ năng cho SV, tuy nhiên, nhân tố này có tác dụng tích cực đối với việc phát triển YTKN của SV. Vì vậy, các VƯDN trong TĐH cần nghiên cứu kỹ hơn để tìm ra những giải pháp nhằm đảm bảo những chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng cho SV phù hợp hơn với đối tượng người học, cũng như chất lượng tốt hơn nữa để có thể thúc đẩy một cách mạnh mẽ hơn không chỉ nhận thức của SV đối với khởi nghiệp mà còn hỗ trợ SV trong quá trình phát triển YTKN.

Nhân tố TD tác động mạnh thứ ba tới YTKN của SV với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,265 và nhân tố KN tác động yếu nhất tới YTKN của SV với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,229. Mặc dù tác động yếu hơn so với nhân tố MT và CT nhưng sự tác động của 2 nhân tố TD và KN có ý nghĩa thống kê và có tác động tích cực tới YTKN của SV. Vì vậy, việc xác định những giải pháp nhằm cải thiện những nhân tố này cũng giúp thúc đẩy sự phát triển YTKN của SV các TĐH.

4. Một số giải pháp cần thực hiện

Một là, cung cấp các chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng cho SV. VƯDN trong các TĐH cần thiết kế, xây dựng các chương trình đào tạo nhằm giúp cho SV có thể nhận thức rõ ràng hơn về hoạt động khởi nghiệp. Các chương trình đào tạo này cần trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về khởi nghiệp, như: khởi nghiệp là gì, vai trò của hoạt động khởi nghiệp, các bước xây dựng và triển khai YTKN… Cần sử dụng linh hoạt những phương pháp giảng dạy sáng tạo, áp dụng các trò chơi mô phỏng hoạt động kinh doanh để SV có thể phát triển tư duy sáng tạo và thực hành phản xạ đối với những tình huống kinh doanh.

Hai là, tạo môi trường thúc đẩy YTKN của SV. VƯDN trong các TĐH cần tăng cường khả năng kết nối giữa các cộng đồng học thuật với SV thông qua tổ chức các buổi tập huấn, khóa đào tạo... khởi nghiệp. Các TĐH cần quan tâm hơn nữa đối với hoạt động của các VƯDN thông qua các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng và môi trường khuyến khích YTKN. Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất cho các VƯDN như xây dựng các không gian làm việc chung, các phòng hội thảo… để SV tìm hiểu, phát triển YTKN.

Ba là, tổ chức các hoạt động thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của SV. VƯDN cần phát triển các mối quan hệ đa phương với doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần… để xây dựng các quỹ hỗ trợ về tài chính cho các dự án khởi nghiệp của SV. Các TĐH cần liên kết tổ chức những buổi kết nối YTKN cho SV, hình thành những đội, nhóm chung ý tưởng, để YTKN được phát triển mạnh mẽ với chất lượng cao hơn. Duy trì những cuộc thi về khởi nghiệp trong SV, chú trọng công tác truyền thông để tinh thần khởi nghiệp được lan tỏa rộng rãi.

Bốn là, tăng cường sự kết nối của SV. VƯDN trong TĐH đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa giảng viên của trường, giảng viên doanh nghiệp để có thể tư vấn các vấn đề phát sinh trong quá trình khởi nghiệp của SV. Các trường cần tạo những cơ chế, chính sách phù hợp để tăng cường hợp tác giữa VƯDN với các doanh nghiệp thông qua các hội thảo, tọa đàm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các VƯDN. Chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ cố vấn của các VƯDN nhằm phát triển YTKN của SV. Các VƯDN chủ động cử nhân lực tham gia những chương trình đào tạo nâng cao trình độ, năng lực để có thể giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển YTKN của SV.

Năm là, bảo đảm tài chính cho hoạt động của các VƯDN. VƯDN trong các TĐH có vai trò cầu nối quan trọng giữa các nhà đầu tư thiên thần, các quỹ đầu tư mạo hiểm để thu hút các khoản đầu tư cho các dự án khởi nghiệp của SV. Do đó, cần xây dựng những chương trình, kế hoạch chi tiết cho các hoạt động hỗ trợ đối với các dự án khởi nghiệp của SV để các nhà đầu tư thiên thần, các quỹ đầu tư mạo hiểm có những thông tin chi tiết, cụ thể hơn đối với từng dự án khởi nghiệp của SV, từ đó giúp họ đưa ra những quyết định đầu tư chuẩn xác hơn.

5. Kết luận

Việc phát triển VƯDN trong các TĐH một mặt thúc đẩy phong trào NCKH trong cán bộ và SV, mặt khác góp phần phát triển YTKN của SV, tạo điều kiện cho SV có nhiều cơ hội cọ sát với thực tế, “học đi đôi với hành”. Từ việc đánh giá đầy đủ tác động của VƯDN, các nhà trường cần thực hiện một cách đồng bộ hệ giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực của các vườn ươm đến YTKN của SV. Hoạt động này góp phần nâng cao vai trò của TĐH trong hệ sinh thái khởi nghiệp, từng bước đưa TĐH trở thành chủ thể của quá trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Baubonienė, Ž., Hahn, K. H., Puksas, A., & Malinauskienė, E. (2018). Factors influencing student entrepreneurship intentions: The case of lithuanian and South Korean universities. Entrepreneurship and Sustainability Issues, 6(2), 854-
  2. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E. (2014). Multivariate data analysis (7th ed.). UK: Pearson Education Limited.
  3. Chính phủ (2017). Quyết định số 1665/QĐ-TTg, ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, SV khởi nghiệp đến năm 2025”.
  4. Chính phủ (2016). Quyết định số 844/QĐ-TTg, ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2015”.
  5. Nguyễn Thị Thu Trang, Lưu Thúy Hạnh (2020). Vai trò của VƯDN trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp - Trường hợp của Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (FIIS). Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 113, tháng 3/2020.

Some solutions to promote the positive impacts of business incubators in universities on the start-up process of students

Ph.D Bui Trung Hai1

Master. Tran Hoai Nam2

1Ho Chi Minh Communist Youth Union Central Committee

2Faculty of Statistics, National Economics University

Abstract:

Business incubators in universities in Vietnam have been established and grown strongly in recent years. Business incubators have promoted university students’s business ideas and entrepreneurship. By analyzing the impacts of business incubators on the entrepreneurship of students, this study proposes some solutions to promote business incubators’ positive impacts on the start-up process of students in the coming time.

Keywords: university, startup, student, incubator.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 1 tháng 1 năm 2023]