Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

ThS. Hồ Thị Yến Ly - ThS. Đỗ Thị Bích Hồng (Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu)

TÓM TẮT:

Tín dụng chính sách dành cho sinh viên (SV) có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục học tập là chủ trương của Đảng và Nhà nước đã thực hiện suốt hơn 15 năm qua kể từ khi ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cho đến nay, chính sách đã hỗ trợ cho hàng nghìn SV được vay vốn tiếp tục học tập. Bài viết sẽ tổng hợp đánh giá thực trạng chương trình tín dụng SV của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH). Trên cơ sở những đánh giá của SV về hạn mức, quy trình giải ngân cũng như những kênh thông tin và hình thức hỗ trợ trong việc sử dụng vốn vay, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn này đối với SV, thực hiện mục tiêu không để SV nào phải bỏ học vì khó khăn tài chính.

Từ khóa: tín dụng sinh viên, Ngân hàng Chính sách Xã hội, nguồn vốn tín dụng, dự nợ tín dụng sinh viên.

1. Chính sách tín dụng sinh viên

Chính sách tín dụng dành cho SV được triển khai thực hiện lần đầu tiên vào năm 1998 theo Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg ngày 02/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập “Quỹ tín dụng đào tạo” và Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về chính sách tín dụng đối với SV có hoàn cảnh khó khăn và một số các quy định, thông tư hướng dẫn chi tiết thực thi được kèm theo. Chính sách ra đời nhằm mục tiêu sử dụng nguồn lực của Nhà nước để cung cấp tín dụng ưu đãi cho SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập như chi trả học phí, chi phí mua sách vở, các chi phí sinh hoạt như chi phí đi lại, ăn ở,… trong quá trình theo học tại các trường học.

2. Đối tượng vay vốn tín dụng

Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng dành cho SV quy định đối tượng được vay vốn tín dụng và Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung (có hiệu lực từ ngày 19/5/2022), theo đó đối tượng được vay vốn bao gồm:

  • SV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
  • SV là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
  • Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật;
  • Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật;
  • Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.

3. Nguồn vn ca chương trình tín dng

Nguồn vốn hoạt động của NHCSXH được huy động từ các nguồn như: Ngân sách Nhà nước, vốn vay và huy động; vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương và các chủ đầu tư khác và các nguồn vốn khác. 

Bng 1. Ngun vn hot đng ca Ngân hàng Chính sách Xã hi

tnh giai đon 2019 - 2021

Đơn v tính: triu đng

nguon-von-hoat-dong-cua-ngan-hang-chinh-sach-xa-hoi-tinh-giai-doan-2019---2021 Ngun: Ngân hàng Chính sách Xã hội Tnh

Vốn thực hiện chương trình tín dụng trong năm 2021 tăng 18,74% so với năm 2020 và 39,24% so với năm 2019. Điều này cho thấy, NHCSXH Tỉnh đã có những nổ lực phấn đấu trong việc huy động nguồn vốn nhằm thực hiện chương trình tín dụng dành cho SV, đảm bảo SV không bị nghỉ học vì khó khăn tài chính theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Kết quả cho thấy chương trình tín dụng chính sách được tỉnh quan tâm, thực hiện theo đúng tinh thần chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm giúp bà con thoát nghèo, SV được đến trường tiếp tục học tập.

Mức cho vay: Ngày 23/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg, có hiệu lực từ ngày 19/5/2022 (Quyết định số 05) sửa đổi, bổ sung (lần thứ 8) một số Điều của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với SV. Theo đó, mức vốn cho vay tối đa được điều chỉnh từ 2.500.000 đồng/tháng/SV (Quyết định số 1656/QĐ-TTg) lên 4.000.000 đồng/tháng/SV (Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 05).

Lãi sut cho vay: Lãi suất cho vay cũng được Nhà nước đặc biệt quan tâm để tạo điều kiện cho SV hoàn trả gốc và lãi vay. Hiện nay, mức lãi suất cho vay SV là 6,6%/năm tương ứng 0,55%/tháng.

Quy mô tín dng:

Bng 2. Dư n cho vay sinh viên m 2019 - 2021

Đơn v tính: triu đng

du-no-cho-vay-sinh-vien-nam-2019---2021 Ngun: Ngân hàng Chính sách Xã hội Tnh

Quy mô tăng trưởng dư nợ tín dụng tăng từ 17,82% trong năm 2020 lên 18,82% trong năm 2021, nhưng quy mô dư nợ chương trình tín dụng SV lại giảm và tổng số SV còn dư nợ tín dụng cũng giảm. Từ 7.590 SV năm 2019 xuống còn 5.270 SV còn nợ năm 2021. Nguyên nhân của số lượng SV còn dư nợ tín dụng giảm là do: SV vay vốn từ những năm học trước đó đã đến kỳ hạn trả nợ vay; Chính sách ưu đãi giảm lãi tiền vay cũng đã khuyến khích nhiều SV trả nợ trước hạn. Đồng thời các cơ sở ban ngành tạo điều kiện cho SV ra trường có việc làm, có thu nhập để trang trải các khoản chi phí vay nợ khi còn đi học.

Sng SV vay vn

Bng 3. S sinh viên vay vn chương trình tín dng

Đơn v tính: triu đng, SV

so-sinh-vien-vay-von-chuong-trinh-tin-dung Ngun: Ngân hàng Chính sách Xã hội tnh

NHCSXH tỉnh đã có những nỗ lực trong việc đưa chính sách tín dụng ưu đãi đến với người dân cả nước, phục vụ những học sinh SV có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường kể cả đến những vùng sâu, vùng xa. Sự nỗ lực đó đã mang lại những kết quả đáng tự hào. Tuy nhiên, hiện nay số SV vay vốn của tỉnh ngày một giảm dần. Một trong những nguyên nhân khiến cho việc SV tiếp cận nguồn vốn giảm là do hiện nay nhiều gia đình lựa chọn cho con đi học nghề thay vì đi học ở các trường đại học, cao đẳng. Lý do học nghề thời gian ngắn, chi phí học thấp, một số nơi đào tạo nghề vừa học vừa làm có hỗ trợ thu nhập nên được nhiều gia đình lựa chọn.

N quá hn ca tín dng hc sinh SV: 

Bảng 4. Phân loi dư nợ cho vay SV

phan-loai-du-no-cho-vay-sv

Nguồn: Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh

Kết quả cho thấy dư nợ tín dụng dài hạn của SV chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng dư nợ, điều này chứng tỏ được số lượng SV vay nợ ra trường chưa có việc làm nên chưa có khoản kinh phí để trả.

4. Kết quả đạt được của chính sách

          Sự quan tâm, chỉ đạo tích cực từ Chính phủ. Chính phủ kịp thời ban hành những quy định nhằm hướng dẫn quy trình, thủ tục đơn giản, thuận lợi và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc kịp thời.

          Sự phối hợp chặt chẽ và đồng thuận giữa các Bộ, ngành trong suốt quá trình tổ chức thực hiện cho vay sinh viên; Đó là sự tham mưu của Bộ Tài chính trong việc cân đối ngân sách, bố trí đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn cho sinh viên. Sự phối hợp với NHCSXH đã đề xuất với Chính phủ kịp thời điều chỉnh mức cho vay phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội phối hợp với Chính quyền địa phương trên địa bàn thực hiện điều tra thu nhập, rà soát hộ nghèo, hộ thuộc diện chính sách theo qui định làm cơ sở xác nhận đối tượng vay vốn. Đồng thời với sự chỉ đạo tích cực, kịp thời của UBND tỉnh, chính quyền cấp xã về chủ trương, chính sách cho vay đối với sinh viên đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng thụ hưởng nhanh chóng, kịp thời.

          Các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia triển khai chương trình tín dụng ưu đãi sinh viên đến từng địa bàn; Với phương thức cho vay ủy thác từng phần giữa NHCSXH với các tổ chức Hội, đoàn thể đã tập hợp được sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần thực hiện xã hội hoá công tác cho vay, dân chủ, công khai trong việc bình xét về đối tượng thụ hưởng cũng như quản lý, sử dụng vốn vay. Các tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác đã phối hợp tốt với NHCSXH, do đó tín dụng sinh viên đã nhanh chóng được tuyên truyền rộng khắp đến với mọi người dân, không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn.

          Công tác kiểm tra, giám sát được coi trọng. Chú trọng và thực hiện tốt công tác kiểm tra để hạn chế những tiêu cực phát sinh, đảm bảo vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng. NHCSXH tỉnh đã phối hợp cùng chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện công tác kiểm tra theo nhiều kênh và nhiều hình thức khác nhau.

Sự cố gắng nỗ lực của NHCSXH tỉnh đã ban hành nhiều văn bản về hướng dẫn quy trình, thủ tục cho vay, thu nợ theo hướng đơn giản, thuận lợi. Việc NHCSXH tỉnh chuyển phương thức cho vay trực tiếp sinh viên sang cho vay thông qua hộ gia đình sinh viên, tổ chức tốt các điểm giao dịch xã để cho vay, thu nợ, thu lãi cùng với chính sách hộ vay trả nợ trước hạn được giảm lãi, đã động viên khuyến khích được trách nhiệm trả nợ của người vay, phần lớn hộ gia đình đã ý thức dành dụm từ nguồn thu nhập tổng hợp của gia đình để trả nợ ngân hàng.

Bên cạnh những thành tích đạt được chương trình tín dụng sinh viên khi thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế như nguồn vốn thực hiện chương trình vẫn chưa phù hợp, nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, ngân hàng không chủ động được nguồn vốn cho chương trình, việc huy động nguồn tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo kết quả chưa cao. Cơ chế cho vay vốn còn bất cập về xét điều kiện thuộc đối tượng vay vốn còn nhiều bất cập, mức vay vẫn còn thấp, phương thức cho vay triển khai chỉ chú trọng làm sao giải ngân vốn được nhanh nhất.

5. Nguyên nhân tiếp cận nguồn vốn còn hạn chế

Số lượng SV tiếp cận nguồn vốn tín dụng hiện nay giảm dần, bên cạnh đó là những hạn chế về thực trạng tín dụng đối với SV tại NHCSXH tỉnh đều bắt nguồn từ những nguyên nhân cụ thể. Để có thể tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển tín dụng SV, cần phải phân tích cụ thể nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó. 

Bảng 5. Tỷ lệ khảo sát mức độ phổ biến thông tin chương trình tín dụng SV

ty-le-khao-sat-muc-do-pho-bien-thong-tin-chuong-trinh-tin-dung-sv Nguồn: Tác giả tổng hợp

  • Công tác thông tin, tuyên truyền, triển khai chính sách: Việc chương trình tín dụng ưu đãi hiện nay đã được phổ biến rộng rãi nhưng số lượng SV chưa biết đến chương trình này chiếm tỷ lệ tương đối cao 41,5%. Với tỷ lệ này phản ánh tình trạng tiếp cận thông tin của đối tượng được hưởng chế độ chính sách bị hạn chế.
  • Nhu cầu vay vốn và áp lực trả nợ: Hiện nay, nhu cầu vay vốn của SV giảm là do nhiều hộ gia đình lựa chọn cho con đi học nghề nhiều hơn. Bởi học nghề thời gian ngắn hạn hơn, vay vốn ít hơn và ra trường tìm được việc làm ngay. Trong khi đó, nhiều trường hợp, học đại học nhưng ra trường không tìm được việc làm. Thực tế là, SV học các chương trình đại học, cao đẳng tốn nhiều thời gian cũng như chi phí nhưng khi ra trường thị trường lao động có thể bị bão hòa và không xin được việc làm với mức thu nhập đủ trang trải cuộc sống và đảm bảo trả nợ do đó việc ngại tiếp cận nguồn vốn tín dụng là điều khó tránh khỏ
  • Điều kiện vay vốn: Hiện nay, nhiều hộ gia đình có nhu cầu vay vốn nhưng không tiếp cận được nguồn vốn do gặp vấn đề về thủ tục.
  • Mức cho vay: Mức cho vay hiện nay dành cho SV còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của SV. Với tình hình kinh tế như hiện nay, mọi chi phí cho việc học ngày càng trở nên đắt đỏ thì mức cho vay chỉ đáp ứng phần nào đó.

6. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của SV

Để SV tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, tiếp bước con đường học tập thì NHCSXH cần có những giải pháp cụ thể thực hiện chương trình tín dụng một cách có hiệu quả nhất như sau:

  • Giải pháp huy động nguồn vốn bền vững: Huy động nguồn vốn không phải trả lãi như: tiền gửi tự nguyện không lấy lãi, vốn cho, tặng, hoặc nguồn vốn có lãi suất thấp. Đẩy mạnh công tác huy động nguồn tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo vay vốn. NHCSXH cũng cần đẩy mạnh nguồn vốn huy động tiền gửi và tiết kiệm từ trong dân cư theo lãi suất thị trường để bù đắp thêm phần thiếu hụt của nguồn vốn hoạt động.
  • Tạo công ăn việc làm cho SV: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính cần chú trọng có chương trình đào tạo tốt, tạo thêm nhiều việc làm, cơ sở sản xuất để tạo cơ hội việc làm cho SV khi ra trường, SV sẽ có thu nhập ổn định dẫn tới trả nợ được vốn vay ngân hàng.
  • Tăng cường vai trò của hoạt động ủy thác đối với các tổ chức chính trị - xã hội: Hoạt động ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục là một kênh dẫn vốn quan trọng để tín dụng chính sách xã hội phát triển theo hướng ổn định, bền vững. Tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đảm bảo 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn để được thụ hưởng các chương trình tín dụng và tiếp cận với các dịch vụ do NHCSXH cung cấp.
  • Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền: Thực hiện công tác tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, truyền hình, các cơ quan báo, đài, tổ chức chính trị - xã hội, sử dụng hiệu quả trang website vay vốn đi học để các cơ quan, đơn vị có liên quan và người dân biết để nắm bắt thông tin và tích cực hỗ trợ cho công tác quản lý, giám sát việc thực hiện tín dụng SV đảm bảo đúng chính sách theo qui định của Chính phủ.
  • Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ thực hiện: Cần chú trọng đến công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng đào tạo, tập huấn để thống nhất đồng bộ hiểu được chính sách, nắm rõ chính sách và thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước trong xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.
  • Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn: NHCSXH áp dụng phương thức cho vay thông qua hộ gia đình trên cơ sở thiết lập các tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, bản, ấp có sự quản lý giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội. Tổ tiết kiệm và vay vốn có vai trò rất quan trọng trong việc đôn đốc hộ gia đình trả nợ cho ngân hàng theo đúng kỳ hạn đã cam kết.
  • Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát: Tăng cường công tác kiểm tra của các cấp, các ngành, cấp trên thường xuyên tổ chức kiểm tra cấp dưới, đặc biệt là sau mỗi đợt giải ngân.

7. Kết luận

 Với những đặc thù riêng có của chương trình để đảm bảo cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, kịp thời đáp ứng nhu cầu cho người vay nhưng vẫn tuân thủ các qui định pháp lý, đồng thời giải đáp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc tại các địa phương thì đòi hỏi NHCSXH thường xuyên phải nghiên cứu, tham mưu, đề xuất kịp thời chỉ đạo và hướng dẫn đảm bảo chương trình tín dụng này phát huy hiệu quả đáp ứng thông điệp của Chính phủ: “Không để sinh viên nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính”.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Chính phủ (2022). Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 157/2007/QĐ-TT.
  2. Chính phủ (2007b). Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
  3. Chính phủ (2017). Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 30/5/2017 về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên.
  4. Ngân hàng Chính sách Xã hội (2019 - 2020). o cáo thường niê
  5. Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2019 - 2021). o cáo tổng kết.
  6. Nguyễn Xuân Dũng (2013). Các giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng đối với học sinh, SV ở Hà Nội. NXB Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nộ
  7. Chapman, B. (2005). Income Contingent Loans for Higher Education: International Reform (CEPR Discussion Paper No. 491). Australia: Centre for Economic Policy Research, Research School of Economics, Australian National University.
  8. Jonathan Morduch (2012). Vai trò ca cp bù n dng vi mô: Thc trng đưc đúc rút t Ngân hàng Grameen - tín dng vi mô các nư Phòng Hợp tác quốc tế - Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam.

 

IMPROVING ACCESS OF STUDENTS WITH DIFFICULT

CIRCUMSTANCES TO STUDENT LOANS PROVIDED BY VIETNAM BANK

FOR SOCIAL POLICIES IN BA RIA - VUNG TAU PROVINCE

Master. Ho Thi Yen Ly1 - Master. Dỗ Thi Bich Hong1

1Ba Ria - Vung Tau University

ABSTRACT:

The policy of providing loans for students with difficult circumstances to help them keep studying has been implemented in Vietnam for more than 15 years since the the Prime Minister's Decision No. 157/2007/QD-TTg. This policy has supported thousands of students to get preferential loans to keep their studies. This paper summarize and evaluate the current student loan program of Vietnam Bank for Social Policies (VBSP). Based on students' assessments in terms of credit limit, disbursement process, information channel, and forms of support in the use of loans, this paper proposes some solutions to help students better access to student loans, realizing the goal of not letting any students drop out because of financial difficulties.

Keywords: student credit, Vietnam Bank for Social Policies (VBSP), credit source, student debt.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, 

Số 11, tháng 5 năm 2022]