Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

ThS. Đỗ Khánh Ly (Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh)

TÓM TT:

Trong những năm qua, cùng với sự ban hành các chế độ kế toán mới đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, tăng cường tính minh bạch của thông tin tài chính và tạo dựng môi trường kinh doanh phù hợp với khu vực và quốc tế. Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế là một giải pháp đối với doanh nghiệp để tăng độ tin cậy và tính so sánh của thông tin BCTC. Do đó, lợi ích và nhu cầu của việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là cần thiết để nâng cao chất lượng thông tin BCTC đối với các tổ chức sử dụng thông tin kể cả trong và ngoài nước.

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành trên 220 mẫu khảo sát (thu về 200 phiếu) tại các doanh nghiệp ở Việt Nam.  Phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng với việc sử dụng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp ở Việt Nam: Trình độ nhân lực, Chế độ chính sách nhà nước, Áp lực hội nhập quốc tế, Quy mô doanh nghiệp, Cam kết của nhà quản lý.

Từ khóa: Báo cáo tài chính, chất lượng thông tin báo cáo tài chính, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.

1. Giới thiệu

Chuẩn mực BCTC quốc tế (International Financial Reporting Standards - IFRS) được Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế biên soạn và ban hành nhằm hướng dẫn việc lập và trình bày báo cáo kế toán có tính thống nhất cao và được sử dụng rộng rãi khắp thế giới. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc lập BCTC theo Chuẩn mực BCTC quốc tế ngày càng nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới. Trong thời kỳ toàn cầu hóa về kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, việc áp dụng CMBCTCQT cho các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ có được những lợi ích như: giúp cho các nhà đầu tư tài chính, đặc biệt là các nhà đầu tư tài chính nước ngoài, có thể tìm hiểu, đánh giá và so sánh các thông tin trên tài chính của doanh nghiệp theo cùng một ngôn ngữ chung, theo một chuẩn mực chung của quốc tế, để từ đó các nhà đầu có thể đưa ra các quyết định đầu tư thích hợp.

Hiện nay, việc trình bày và cung cấp thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ở Việt Nam chịu sự chi phối bởi Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, so với quốc tế thì còn nhiều vấn đề chưa tương đồng, do đó việc hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu đặt ra cho các doanh nghiệp ở Việt Nam nhiều vấn đề phải giải quyết, trong đó có việc phải nhanh chóng hội nhập về kế toán để thông tin trình bày trên BCTC được công nhận và được sử dụng rộng rãi bởi các đối tượng khác nhau ở trong nước cũng như phạm vi quốc tế.

2. Cơ sở lý thuyết, mô hình và phương pháp nghiên cứu

2.1. Cơ slý thuyết và mô hình đxut

Chuẩn mực kế toán quốc tế hay chuẩn mực BCTC quốc tế là một hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế gồm các chuẩn mực kế toán hay chuẩn mực BCTC do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế thiết kế và ban hành. Mục tiêu của Hội động chuẩn mực kế toán quốc tế là hình thành nên một hệ thống chuẩn mực kế toán chung phục vụ cho lợi ích chung, có chất lượng cao, dễ hiểu, dễ đọc và có thể ứng dụng trên toàn cầu, đồng thời yêu cầu về thông tin trên BCTC phải cụ thể và rõ ràng, có thể đối chiếu, nhằm giúp những đối tượng tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên toàn cầu cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác cho việc ra quyết định về kinh tế. Với mục tiêu đó, hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế đã thiết kế và xây dựng bộ chuẩn mực BCTC quốc tế với mục tiêu là để từng bước thay đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế cho thích hợp với những đổi mới, bắt kịp với tình hình mới của môi trường kinh tế - kế toán - tài chính, cũng như những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có những biến đổi và phát sinh nhiều hoạt động mới.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp ở Việt Nam như sau:

- Áp lực hội nhập quốc tế:

Ikahaimo & cộng sự (2008) đồng ý theo quan điểm của IASB khi cho rằng áp lực hội nhập quốc tế mà đặc biệt là sự xuất hiện của những hoạt động kinh tế quốc tế (gồm xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư vốn,…) của các doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Ikahaimo & cộng sự (2008) cho rằng việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp sẽ làm cho chất lượng BCTC của các doanh nghiệp được nâng cao và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp này. Tác giả này khẳng định rằng, áp lực hội nhập quốc tế sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp.

Giả thuyết H1: Áp lực hội nhập quốc tế tác động dương đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.

- Chế độ chính sách nhà nước:

Theo nghiên cứu N.Klai (2011), kết quả cho thấy sự kiểm soát từ phía nhà nước và các tổ chức tài chính có tác động thuận chiều tới chất lượng thông tin kế toán. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán có chất lượng cho các đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt là các đối tượng sử dụng bên ngoài, yêu cầu đơn vị khi lập và trình bày thông tin trên BCTC phải tuân thủ các chế độ chính sách nhà nước có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC. Hệ thống pháp luật là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho doanh nghiệp được thể hiện qua mức độ tham gia của cơ quan chính phủ vào quá trình biên soạn, xây dựng và ban hành chuẩn mực kế toán. Nghiên cứu của Albu & cộng sự (2011) cho rằng, có sự liên kết giữa trình bày BCTC và pháp luật và việc áp dụng chuẩn mực BCTC cho doanh nghiệp ở các quốc gia chịu sự ảnh hưởng lớn của chế độ chính sách nhà nước ban hành.

Giả thuyết H2: Chế độ chính sách nhà nước tác động dương đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.

- Trình độ nhân lực kế toán:

Trong nghiên cứu của Halyer (2010) cho thấy thái độ của kế toán viên có ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho doanh nghiệp. Nghiên cứu của Uyar & Güngörmüş (2013) tìm thấy bằng chứng về việc thiếu các nhân viên kế toán có trình độ là một trong những trở ngại khi áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho doanh nghiệp khi mà nhà nước đã ban hành chính sách chấp nhận áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế. Tương tự trong nghiên cứu của Zakari (2014) cũng đúc kết ra vấn đề rằng các công ty mà có nhân viên kế toán không có tính chuyên nghiệp thì đó là một thách thức đặt ra cho doanh nghiệp trong việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho doanh nghiệp (Zakari, 2014).

Giả thuyết H3 được đưa ra là: Trình độ nhân lực kế toán tác động dương đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.

- Quy mô doanh nghiệp:

Neag & cộng sự (2011) đã khẳng định cần thiết phải phân loại doanh nghiệp theo quy mô để thiết lập những quy định kế toán thích hợp. Đồng quan điểm với Neag & cộng sự (2011), nghiên cứu của Stanbank & Tafuh (2011) cũng tán thành quy mô là một trong những tiêu chí thích hợp để xác định hệ thống chuẩn mực BCTC khác biệt cho các doanh nghiệp như các doanh nghiệp lớn khác với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Albu & cộng sự (2013) đã thực hiện một nghiên cứu khám phá tiêu chí nào của doanh nghiệp là thích hợp để thiết lập phạm vi áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho doanh nghiệp, dựa trên kết quả phân tích thống kê, nghiên cứu đã khẳng định quy mô thật sự là một trong những thang đo quan trọng được sử dụng để xác định phạm vi áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho doanh nghiệp.

Giả thuyết H4: Quy mô doanh nghiệp tác động dương đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.

- Cam kết của nhà quản lý:

Theo Hassan, E., Yusof, Z. M., & Ahmad, K. (2018), cam kết của nhà quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp. Các nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực của một số tác giả như Vodapalli, 2009; cho kết quả nhân tố quan trọng của việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán chất lượng là cam kết của các nhà quản lý. Cam kết các nhà quản lý là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá thực hiện thành công hệ thống thông tin kế toán do sự hỗ trợ quản lý sẽ khắc phục những thiếu sót trong việc thực hiện. Cam kết của các nhà quản lý là một hình thức nhà quản lý tham gia vào hệ thống thông tin kế toán để liên kết hệ thống thông tin kế toán với mục tiêu và chiến lược của tổ chức. Điều quan trọng trong việc thực hiện hệ thống là các nhà quản lý có thẩm quyền bố trí, sắp xếp nguồn lực cho hệ thống thông tin kế toán đảm bảo cho việc thực hiện các cam kết trong giai đoạn hội nhập quốc tế nhất là tuân thủ việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế.

Giả thuyết H5: Cam kết của nhà quản lý tác động dương đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.

2.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu    

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp hỗn hợp, kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu.

Ở bước nghiên cứu định tính, nhóm tác giả dùng các kỹ thuật định tính để xác định Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp thông qua việc kế thừa các nghiên cứu trước và thảo luận chuyên gia để xác định các nhân tố phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Ở bước nghiên cứu định lượng, nhóm tác giả xử lý kết quả, thông qua việc khảo sát 200 mẫu ở các doanh nghiệp ở Việt Nam, thông qua việc phân tích hồi quy và kiểm định các giả thiết của mô hình.

Phương pháp chọn mẫu: Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Theo Tabachnick& Fidell (2007), khi dùng hồi quy bội, kích thước mẫu n nên được tính bằng công thức sau: n ≥ 50 +8p (p: số lượng biến độc lập), số mẫu được chọn trong bài nghiên cứu là 200 mẫu là phù hợp.

Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp ở Việt Nam như sau: 

CMBCTCQT =  β0+ β1 TDNL + β2 CDCS + β3 ALHN + β4 QUYMO + β5 CKNQL

- Trong đó:

+ TDNL: Trình độ nhân lực kế toán

+ CDCS: Chế độ chính sách nhà nước.

+ ALHN: Áp lực hội nhập quốc tế.

+ QUYMO: Quy mô doanh nghiệp.

+ CKNQL: Cam kết của nhà quản lý.

+ CMBCTCQT: Áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam.

β0 : Sai số: Các yếu tố không quan sát được.

3. Kết quả nghiên cứu

Sau khi kiểm định độ tin cậy của các thang đo của các biến độc lập và biến phụ thuộc. Tác giả phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập như sau:

Kết quả nghiên cứu ở Bảng 1 cho thấy hệ số KMO = .7680 (> 0.5) và kiểm định Bartlett có Sig. (P – Value) = 0.000 < 0.05. Do đó, sử dụng mô hình EFA trong đánh giá giá trị thang đo các biến độc lập của nghiên cứu này là phù hợp.

Bảng 1. Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo các biến độc lập

KMO and Bartlett's Test

Hệ số KMO

.680

Mô hình kiểm tra Bartlett

Giá trị Chi-Square

1522.856

Bậc tự do

253

Sig (p – value)

.000

Nguồn: Kết quả kiểm định mô hình

Kết quả nghiên cứu ở Bảng 2 cho thấy hệ số KMO = 0.631 (> 0.5) và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê với Sig. = 0.000 (< 0.05). Như vậy, việc sử dụng mô hình EFA để đánh giá giá trị thang đo biến phụ thuộc là phù hợp.

Bảng 2. Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc

Hệ số KMO

.631

Mô hình kiểm traBartlett

 

 Giá trị Chi-Square

62.162

 Bậc tự do

3

 Sig (p – value)

.000

Nguồn: Kết quả kiểm định mô hình

- Kết quả đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính như Bảng 3.

Bảng 3. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến

Mô hình

Hệ số R

Hệ số R2

Hệ số R2 - hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng

1

.807a

.652

.632

.28313

Ngun: Tính toán t phầm mềm SPSS

Bảng 3 cho thấy, giá trị hệ số R2 - hiệu chỉnh = 0.632> 0.5, do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra, giá trị hệ số R2 hiệu chỉnh là 0.632, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 63.2%.

Bảng 4. Bảng kết quả các trọng số hồi quy

Coefficientsa

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

tstat

Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

Beta

Sai số chuẩn

Beta

Hệ số Tolerance

Hệ số VIF

1

(Constant)

.220

.266

 

.825

.411

 

 

CKQL

.111

.024

.259

4.637

.000

.930

1.075

CDCS

.141

.024

.323

5.808

.000

.936

1.068

ALHN

.207

.034

.364

6.024

.000

.792

1.262

QUYMO

.029

.022

.078

1.337

.000

.852

1.174

TDNL

.203

.030

.377

6.744

.000

.926

1.080

Ngun: Tính toán t phầm mềm SPSS

Căn cứ vào Bảng 4, phương trình hồi qui tuyến tính bội của Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam với các hệ số chuẩn hóa như sau:

CMBCTCQT =   0.377TDNL + 0.322CDCS + 0.364ALHN + 0.078QUYMO + 0.259CKNQL

4. Kết luận

 Mục đích của nghiên cứu này là xác định và đo lường mức ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Về kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra được 5 nhân tố có ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp ở Việt Nam với mức độ tác động theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: Trình độ nhân lực, Áp lực hội nhập, Chế độ chính sách nhà nước, Cam kết của nhà quản lý và Quy mô doanh nghiệp.

5. Kiến nghị

Tác giả đề xuất một số các kiến nghị về ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp ở Việt Nam như sau:

- Trình độ nhân lực kế toán:

Chuẩn mực BCTC quốc tế cho DNNVV là một phương pháp mới và đòi hỏi nhiều kỹ năng kế toán như kiến thức tốt, kế toán cần phải đào tạo kế toán có trình độ và chuyên môn cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần có kế hoạch nâng cao kiến thức chuyên môn về chuẩn mực BCTC quốc tế cho nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp. Đổi mới chương trình đào tạo trong các trường đại học theo hướng cung cấp thêm nhiều kiến thức về chuẩn mực BCTC quốc tế.

- Áp lực hội nhập quốc tế

Hoạt động kinh doanh quốc tế là một trong những thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp cần chú trọng phát triển. Việc mở rộng thị trường quốc tế cũng đồng thời giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn quốc tế từ các nhà đầu tư, ngân hàng, các công ty tài chính quốc tế. Việc chú trọng vào thị trường quốc tế không những giúp cho các doanh nghiệp thu được lợi nhuận, giải quyết nhu cầu vay vốn mà còn giúp cho các doanh nghiệp hoàn thiện hơn công tác kế toán và công bố thông tin của doanh nghiệp. Xu thế hội nhập quốc tế kể cả trong hoạt động kinh doanh và nghề nghiệp kế toán, dưới áp lực thay đổi trên diện rộng cả khu vực và thế giới thì Việt Nam cũng phải từng bước áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp.

- Chế độ chính sách nhà nước

Việt Nam cần phải hoàn thiện hệ thống khung pháp lý về kế toán cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và hài hòa với thông lệ kế toán quốc tế. Hệ thống pháp luật cần phải được hoàn thiện cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước. Thực hiện nghiêm Luật Kế toán, Luật Doanh nghiệp, Luật Khuyến khích đầu tư áp dụng chung cho cả các doanh nghiệp ở Việt Nam và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống Luật, Nghị định, Thông tư, các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng nâng cao hơn nữa chất lượng văn bản khi ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

- Cam kết của nhà quản lý

Nhà quản lý cần tham gia tích cực vào việc triển khai thực hiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị, mà đặc biệt là phần mềm kế toán và khuyến khích tổ chức áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Dựa vào mục tiêu, chiến lược của tổ chức, nhà quản lý tham gia vào việc lập kế hoạch triển khai, hướng dẫn nhân viên hiểu được tầm quan trọng của hệ thống thông tin kế toán nói chung và chất lượng của thông tin kế toán trong việc hội nhập quốc tế nói riêng. Cụ thể nhà quản lý cần: Cam kết và thực hiện tốt việc đổi mới quy trình quản lý và thực hiện cam kết trong quá trình triển khai hệ thống thông tin kế toán cho việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế. Đồng thời, nhà quản lý cam kết sự hỗ trợ giải quyết các bất đồng, tranh chấp giữa các bộ phận, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận khi thực hiện việc triển khai và áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế tại các doanh nghiệp.

- Quy mô

Các doanh nghiệp có môi trường hoạt động, cơ cấu tổ chức liên quan nước ngoài và mong muốn minh bạch thông tin BCTC thì có nhu cầu áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp càng cao. Như vậy, Nhà nước nên xem xét áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp tự nguyện khi có các quan hệ nước ngoài và có nhu cầu cung cấp thông tin theo thông lệ quốc tế. Đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa; DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ không phù hợp để áp dụng vì bộ chuẩn mực này cũng còn nhiều nội dung phức tạp và sẽ tốn nhiều chi phí áp dụng mà lợi ích mang lại không tương xứng đối với bộ phận DN này thì phải có lộ trình áp dụng, nên có các quy định kế toán riêng cho các loại quy mô doanh nghiệp trong bối cảnh của Việt Nam.

TÀI LIU THAM KHO:

  1. Albu, N., Albu, C.N., Bunea, S., Calu, D.A. & Gîrbină, M.M. (2011). “A Story about IAS/IFRS Implementation in Romania - An Institutional and Structuration Theory Perspective”, Journal of Accounting in EmergingEconomies, vol. 1, no. 1: 76-100.
  2. Halyer, S. (2010). “Waiting for Direction”, The Accoutant.
  3. Ikaheimo, S., Ojala, H., Riistama, V. & Staning, E. M., (2008). “IFRS for SMEs - Do we need it? Expert bases study in Finland”. The 4th Annual Workhsop on Accounting in Europe, 10-11 September 2008, Lund University, Sweden.
  4. Neag, R., Masca, E., Pascan, I. (2011). “Research on the field tests in the Mures county Romania regarding the opportunity for different accounting requirements for “small entities” or “micro- entities””. International journal of accounting & information management, Vol.19, No.2: 305-328.
  5. Klai, N., & Omri, A. (2011). Corporate governance and financial reporting quality: The case of Tunisian firms. International business research, 4(1), 158-166.
  6. Stainbank, L. and Tafuh, M. (2011). “The threshold, burden and usefulness of financial reporting for small and medium-sized entities in KwaZulu-Natal”, Alternation, Special Edition Vol.4:69-102.
  7. Tabachnick, B. G., Fidell, L. S., & Ullman, J. B. (2007). Using multivariate statistics (Vol. 5). Boston, MA: Pearson.
  8. Uyar, A. & Güngörmüş, A.H. (2013). “Perceptions and knowledge of accounting professionals on IFRS for SMEs: Evidence from Turkey”, Research in Accounting Regulation, Vol.25: 77-87.
  9. Zakari, M (2014). “Challenges of International Financial Reporting Standards Adoption in Libya” at:<papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abtract_id=2538220> [Accessed on 24 May 2014]

FACTORS AFFECTING THE APPLICATION OF INTERNATIONAL FINANCIAL REPORTING STANDARDS AT VIETNAMESE ENTERPRISES

Master. Do Khanh Ly

Industrial University of Ho Chi Minh City

Abstract:

Over the past few years, the promulgation of new accounting regimes has significantly contributed perfecting the legal framework for accounting, enhancing the transparency of financial information and facilitating the integration of Vietnam’s business environment into the regional and international economic environment. The implementation of international financial reporting standards (IFRS) is a solution for businesses to increase the reliability and the comparability of financial statements information. Therefore, it is necessary for Vietnamese enterprises to apply the IFRS in order to enhance the quality of their financial information for both internal and external parties.

This study is to identify and measure the influence of the factors affecting the application of IFRS at Vietnamese enterprises. 200 out of 220 surveys were collected from enterprises in Vietnam to conduct this study and were analysed by using qualitative and quantitative research methods with the SPSS Statistics 22.0. This study finds out that there are 5 factors affecting the application of IFRS at Vietnamese enterprises, including the human resources level, the state policy regime, the pressure of international integration, the size of enterprise and the commitment of managers.

Keywords: Financial statements, quality of financial statements, international financial reporting standards.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ,

Số 16, tháng 7 năm 2020]