TÓM TẮT:
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực trạng công tác lập tổng mức đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào). Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác lập tổng mức đầu tư xây dựng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang.
Từ khóa: đầu tư xây dựng, quản lý dự án, công trình xây dựng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
1. Đặt vấn đề
Nhằm nâng cao chất lượng, tiến độ, kiểm soát nguồn vốn đạt hiệu quả cao cho các công trình xây dựng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang, nước CHDCND Lào thực hiện đầu tư xây dựng công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang làm chủ đầu tư.
Trong những năm qua Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang hoạt động rất tích cực và hiệu quả, đạt được nhiều kết quả tốt, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như: một số dự án bị vượt tổng mức đầu tư, công tác quản lý định mức và đơn giá chưa tốt, nhiều hợp đồng có giá trị điều chỉnh lớn, nhiều lần, thời gian quyết toán hợp đồng và quyết toán vốn đầu tư chậm trễ và kéo dài.
Các yếu tố quyết định sự thành công của một dự án là: Chi phí, chất lượng, tiến độ, vận hành khai thác sử dụng. Quản lý chi phí trong các giai đoạn đầu tư xây dựng cần hoàn thiện để tránh những rủi ro có thể xảy ra làm tăng chi phí đầu tư và góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án.
Mục đích nghiên cứu là đánh giá thực trạng công tác lập tổng mức đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác lập tổng mức đầu tư xây dựng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác lập tổng mức đầu tư xây dựng dưới góc độ chủ đầu tư dự án.
- Phạm vi nghiên cứu: Các dự án đã và đang thực hiện của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang, CHDCND Lào làm chủ đầu tư hoặc trong vai trò đại diện chủ đầu tư trong khoảng thời gian từ 2016 - 2020.
3. Kết quả
3.1. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang đầu tư giai đoạn từ 2016 - 2020
Trong giai đoạn từ 2016 - 2020 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang đã triển khai nhiều dự án trên địa bàn cả nước được đánh giá cao và mang lại hiệu quả thiết thực cho các đơn vị sử dụng.
Bảng 1. Các dự án đã thực hiện ở Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng
tỉnh Luangprabang từ năm 2016 - 2020
Nguồn: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang
Các dự án và công trình đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang quản lý đầu tư không có dự án nhóm A mà chủ yếu là các công trình, dự án thuộc nhóm B và C với quy mô công trình vừa và nhỏ nhưng rất đa dạng về loại công trình và được thực hiện trong thời gian kéo dài, do vậy công tác quản lý của Ban Quản lý dự án nhìn chung bị phân tán.
Nguồn vốn đầu tư thực hiện khá đa dạng gồm các nguồn vốn như: nguồn vốn tạm vay từ chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn tăng thu ngân sách tỉnh, nguồn dự phòng ngân sách tỉnh, nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương… nên quá trình thực hiện phụ thuộc khá nhiều vào kế hoạch vốn của 2 nguồn này và chịu sự quản lý của Luật đầu tư và pháp luật về xây dựng hiện hành tại Lào.
Các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Luangprabang không được đầu tư tập trung mà trải dài trong nhiều năm và trải rộng trên địa bàn các xã và thị trấn trong tỉnh nên nhân lực quản lý của Ban bị phân tán.
3.2. Thực trạng công tác lập tổng mức đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang
Tổng mức đầu tư của dự án là chi phí dự tính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở. Tổng mức đầu tư là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế và lựa chọn phương án đầu tư, đồng thời là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư của dự án sau khi phê duyệt là giới hạn chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để thực hiện đầu tư dự án. Với tính chất quan trọng như vậy, tuy nhiên trong nhiều dự án mà Ban quản lý dự án làm chủ đầu tư quản lý thì đều phải điều chỉnh tổng mức đầu tư do các yếu tố chủ quan và khách quan.
Bảng 2. Số lượng dự án, công trình bị điều chỉnh tổng mức đầu tư
trong giai đoạn từ năm 2017 - 2020
Đơn vị: số dự án, công trình
Nguồn: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang
Thời gian qua các dự án mà Ban Quản lý dự án làm đại diện chủ đầu tư quản lý thì nhiều dự án bị điều chỉnh tổng mức đầu tư. Số liệu tại Bảng 2 cho thấy, qua từng năm, số dự án bị điều chỉnh tổng mức đầu tư có xu hướng tăng, giảm không đều năm 2017 (25%) tới 2 năm 2018 và 2019 là 20% và đến 2020 tăng lên 33,33%, nguyên nhân chính gây nên số lượng nhiều dự án bị vượt Tổng mức đầu tư là do:
Đơn vị tư vấn đã sử dụng suất vốn đầu tư phần xây dựng đã quá cũ không phù hợp với thời điểm xác định chi phí xây dựng trong tổng mức đầu tư. Ngoài ra do chủ đầu tư thay đổi thiết kế, bổ sung một số hạng mục nên tăng tổng mức đầu tư.
Đơn vị tư vấn khảo sát và thiết kế đã không khảo sát đúng nên dẫn tới thiết kế sai, thiết kế thừa hay thiếu khối lượng làm cho giá trị tổng mức đầu tư có nhiều sai lệch.
Việc lập tổng mức đầu tư cũng chưa lường được hết các biến động của thị trường khi cả giá bị đột biến tăng cao, qua đó thể hiện việc lựa chọn tư vấn chưa tốt, năng lực tư vấn còn hạn chế, yếu kém chưa dự trù chính xác được công việc.
3.3. Đánh giá tổng hợp công tác lập tổng mức đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang
3.3.1. Các kết quả đạt được về công tác lập tổng mức đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang
Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, dự án đầu tư xây dựng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo, điều hành cơ bản thực hiện đúng trách nhiệm của đại diện chủ đầu tư trong việc tổ chức quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng. Thực hiện chế độ phân công chức năng nhiệm vụ rõ ràng, thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, đôn đốc giám sát kịp thời, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Các thủ tục đầu tư do Ban Quản lý dự án thực hiện được kịp thời, đúng trình tự và thẩm quyền theo quy định. Công tác khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng cơ bản đáp ứng các yêu cầu phục vụ cho quá trình triển khai xây dựng công trình, công tác đấu thầu chỉ định thầu cơ bản đã bám sát các quy định của Luật đấu thầu. Công tác giám sát thi công quản lý chất lượng công trình xây dựng được tăng cường, công trình xây dựng được thi công hoàn thành cơ bản đảm bảo theo hồ sơ thiết kế phê duyệt, chất lượng công trình đáp ứng được các yêu cầu đề ra. Công tác nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành cơ bản đảm bảo được theo thực tế thi công.
3.3.2. Các yếu kém tồn tại
Trong công tác quản lý tổng mức đầu tư
Ban Quản lý dự án chưa có năng lực tốt tính toán sơ bộ Tổng mức đầu tư và Tổng mức đầu tư các dự án để Ban Quản lý dự án trình các cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt nên phải thuê đơn vị tư vấn quản lý dự án.
Trong công tác quản lý lập dự toán
Lập dự toán thiếu chính xác dẫn tới kế hoạch huy động và phân bố vốn luôn bị động ảnh hưởng nhiều tới công tác thanh toán cho các nhà thầu thi công, gián tiếp ảnh hưởng tới tiến độ thi công xây dựng công trình. Các khoản dự phòng phí trong tổng mức đầu tư được tập hợp lại thành một khoản duy nhất, không có phân bổ cho các gói công việc (khoản mục chi phí khác nhau). Hơn nữa Ban Quản lý dự án chưa có quy định cụ thể về việc khi nào dùng khoản dự phòng này, có cần phê duyệt trước khi dùng hay không…. khi thiết lập tổng mức đầu tư (đóng vai trò là ngân sách), Ban Quản lý dự án vẫn chưa có phương pháp xem xét và tính toán các rủi ro cho dự án, nên chưa có căn cứ để tính toán các khoản dự phòng.
Trong công tác quản lý lập thẩm định giá gói thầu
Vận dụng, áp dụng mã hiệu định mức chưa chính xác.
Một số công tác xây lắp có định mức nhưng chưa phù hợp với tính chất thực tế của công việc thì chủ đầu tư đã điều chỉnh thiếu căn cứ pháp lý về chi phí nhân công, máy thi công, vật liệu.
Bị trùng lặp về khối lượng trong công tác
Một số công tác xây lắp không có định mức ban hành, chủ đầu tư đã tiến hành xây dựng mới nhưng thiếu luật cứ để xác định, thiếu biện pháp thi công.
Trong công tác thanh quyết toán hợp đồng xây dựng
Chưa thống nhất được phương pháp giải quyết.
Chưa chấp hành được chế độ nghiệm thu nghiêm túc.
Trong công tác quyết toán vốn đầu tư đã hoàn thành.
Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được thực hiện theo Thông tư số 10/2015/TT-BTC Lào ngày 12/3/2015 của Bộ Tài chính Lào quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. Quyết toán vốn đầu tư chỉ có ý nghĩa thực sự khi thông qua công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư để xác định được chi phí hợp pháp đã thực hiện hàng năm và cả quá trình đầu tư, đồng thời xác định được năng lực sản xuất, giá trị tài sản hình thành sau đầu tư bàn giao cho chủ đầu tư sử dụng. Công tác quyết toán vốn đầu tư là khâu quản lý chi phí đầu tư cuối cùng trong trình tự quản lý nguồn vốn đầu tư, Tuy nhiên còn một số tồn tại trong công tác quyết toán vốn đầu tư.
3.4. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác lập tổng mức đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang
3.4.1. Kiểm tra sự phối hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư
Theo quy định hiện hành có 4 phương pháp xác định tổng mức đầu tư và sự chính xác của tổng mức đầu tư phụ thuộc vào việc lựa chọn phương pháp xác định. Ví dụ phương pháp xác định theo suất đầu tư có thể có kết quả rất nhanh chóng và đơn giản nhưng độ sai lệch có thể lớn cũng như khó xác định các thành phần chi phí của tổng mức đầu tư tạo điều kiện cho các bước quản lý chi phí tiếp theo... do vậy, việc lựa chọn phương pháp xác định tổng mức đầu tư cần phải căn cứ trên những điều kiện cụ thể về mức độ thể hiện thiết kế, yêu cầu kỹ thuật và công nghệ, thời gian và các tài liệu liên quan.
Phương pháp sử dụng tốt nhất nên lựa chọn là phương pháp kết hợp, theo đó: Đối với chi phí xây dựng: có thể xác định trên cơ sở diện tích sàn xây dựng hoặc xác định theo khối lượng cụ thể các công tác theo hồ sơ thiết kế.
Đối với chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá thiết bị thị trường và các yếu tố khác (nếu có),
Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư được tính theo khối lượng phải đền bù, tái định cư của dự án và các chế độ của nhà nước có liên quan; chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị; chi phí dự phòng được xác định theo quy định.
Trên thực tế đối với những dự án có thời gian xây dựng dài, quy mô lớn của Ban Quản lý dự án thì việc xác định chính xác Tổng mức đầu tư ngay từ ban đầu là việc làm rất khó có thể thực hiện.
3.4.2. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của tổng mức đầu tư.
Kiểm tra tính đầy đủ các thành phần chi phí tạo nên Tổng mức đầu tư do tư vấn làm và phòng Kế hoạch - Tổng hợp của Ban Quản lý dự án kiểm tra.
Yêu cầu tư vấn lập tổng mức đầu tư xem xét, bổ sung các chi phí còn thiếu (nếu có) hoặc kiến nghị điều chỉnh chi phí nếu các thành phần chi phí tính toán chưa hợp lý.
Lập báo cáo đánh giá về tính đầy đủ, hợp lý của tổng mức đầu tư để xem xét, quyết định các bước công việc tiếp theo.
Các thành phần chi phí tạo thành tổng mức đầu tư và nội dung chi phí của các thành phần chi phí đó đã được quy định. Tuy nhiên, tùy theo từng công trình cần thiết phải bổ sung các chi phí phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của công trình và sự cần thiết phải có các chi phí đó. Nhiệm vụ kiểm soát chi phí là phải phát biện các chi phí này và kiến nghị bổ sung hoặc loại bỏ nó trong tổng mức đầu tư trước khi trình Ban. Những yếu tố cơ bản tác động lên chi phí công trình cần phải lưu ý là: Diện tích (diện tích sàn) hoặc diện tích xây dựng; chất lượng (tiêu chuẩn, tiện nghi); hình dạng và thẩm mỹ của công trình; sự quy định phải tuân theo do quy hoạch của nhà chức trách; thời hạn chủ đầu tư muốn đưa vào sử dụng; cân đối giữa chi phí xây dựng ban đầu và chi phí sử dụng lâu dài sau này và giá cả thị trường.
Để kiểm tra sự hợp lý giá trị tổng mức đầu tư còn có thể sử dụng ngân hàng dữ liệu về chi phí xây dựng, theo đó phương pháp truyền thống nhất và nhanh chóng nhất chính là việc sử dụng phương pháp so sánh với các công trình tương tự. Khi sử dụng phương pháp này các yếu tố mang tính đặc điểm riêng của công trình và yếu tố trượt giá của thời điểm tính toán cần được lưu ý để việc phân tích, so sánh được chính xác và bảo đảm khách quan.
3.4.3. Hoàn thiện công tác lập dự toán xây dựng công trình
Để giảm thiểu tối đa sự điều chỉnh của dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt như sau:
Lựa chọn các đơn vị tư vấn, cá nhân tham gia tư vấn, thẩm tra thẩm định công tác lập dự toán đầu tư xây dựng công trình có năng lực cao để xác định đầy đủ danh mục chi phí thuộc dự toán.
Thường xuyên cập nhật sự thay đổi của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới chi phí nhân công. Áp dụng ngay khi có hiệu lực để chi phí dự toán được duyệt là chính xác nhất, tránh tình trạng đã có sự thay đổi nhưng các đơn vị không kịp cập nhật dẫn tới giá trị dự toán thay đổi nhiều trong quá trình thực hiện.
Lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế phù hợp, có uy tín, kinh nghiệm để hạn chế thay đổi trong quá trình thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công ảnh hưởng tới quá trình lập dự toán là điều kiện đảm bảo công khai dự án có hiệu quả, đảm bảo tiến độ của dự án.
Nâng cao chất lượng thẩm định dự toán, thuê các đơn vị tổ chức thẩm tra có năng lực, kinh nghiệm để hạn chế sai phạm, sửa đổi bổ sung trong thiết kế làm ảnh hưởng tới tiến độ của công trình, chi phí cho công tác thẩm định đúng mức để đảm bảo điều kiện, chất lượng thẩm định.
Sử dụng nguồn dữ liệu, căn cứ xác định dự toán đầy đủ, rõ ràng, chính xác và phù hợp với dự án do Ban giao phó.
3.4.4. Hoàn thiện công tác quyết toán dự án hoàn thành
Việc nâng cao chất lượng hồ sơ quyết toán muốn thực hiện tốt cần tiến hành thực hiện các biện pháp sau:
Kiểm tra sự hợp lý, hợp pháp các giá trị khoản mục, nội dung chi phí trong hồ sơ quyết toán;
Lập báo cáo cuối cùng về giá trị quyết toán dự án hoàn thành so sánh giá trị kế hoạch về chi phí với giá trị tổng mức đầu tư được phê duyệt;
Có sự giám sát lẫn nhau của các phòng chức năng trong Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang để thực hiện công tác quyết toán nhằm nâng cao tính chính xác và chặt chẽ của công việc;
Hoàn thiện cơ chế thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư trên cơ sở nâng cao trách nhiệm của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang có quyền thuê tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo quyết toán của mình.
4. Kết luận
Trong những năm qua, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang đã đạt được nhiều thành tựu nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như nhiều dự án bị kéo dài thời gian thực hiện dẫn đến chi phí dự án tăng lên, chất lượng một số công trình chưa thật sự đảm bảo, công tác quản lý hợp đồng còn chưa thực sự tốt… Qua nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện được những vấn đề sau:
Thứ nhất, phân tích làm rõ, phân tích những ưu điểm, mặt còn tồn tại, hạn chế chủ yếu và phân tích nguyên nhân dẫn tới trong công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang từ 2016 - 2020.
Thứ hai, đã đề xuất một số giải pháp, quy trình thực hiện nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Luangprabang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Chính phủ (2011). Nghị định của CHDCND Lào số 02/2011/NĐ-CP ngày 08/09/2011, về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Chính phủ (2011). Nghị định của CHDCND Lào số 05/2011/NĐ-CP ngày 26/11/2009, về quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng.
- Chính phủ (2015). Nghị định của CHDCND Lào số 15/2015/NĐ-CP ngày 15/12/2015, về quản lý chi phí đầu tư công trình xây dựng.
- Quốc hội (2017). Luật Đấu thầu của CHDCND Lào số 02/2017/QH ngày 02/11/2017.
- Quốc hội (2009). Luật xây dựng của CHDCND Lào số 05/2009/QH ngày 26/11/2009.
- Trịnh Quốc Thắng (2013). Quản lý dự án đầu tư xây dựng. NXB Xây dựng, Hà Nội.
- Bùi Ngọc Toàn (2010). Quản lý dự án xây dựng công trình - Thiết kế đấu thầu và các thủ tục trước xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội.
ASSESSMENT OF THE STATUS OF CONSTRUCTION INVESTMENT
CONSTRUCTION CONSTRUCTION PROJECT MANAGEMENT OF
LUANGPRABANG PROVINCE, LAO
Master. INTHAVONGSA Miting
Lao State Treasury of Xay Som Bun Province - Ministry of Finance
ABSTRACT:
The objective of the study is to evaluate the actual situation of the construction of the total construction investment of the Construction Investment Project Management Board of Luangprabang province, Lao People's Democratic Republic.
Keywords: The preparation of total construction investment, project management, construction works, Lao People's Democratic Republic.