Nhằm đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phục hồi kinh tế, tạo điều kiện trao đổi, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, cơ sở sản xuất sản phẩm chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND tổ chức hội chợ “Tuần lễ OCOP và các sản phẩm Tinh hoa hàng Việt Nam năm 2022”.
Diễn ra từ ngày 22 đến ngày 26/6/2022, Hội chợ dự kiến có khoảng 80-100 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, tiền OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng của doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, cơ sở sản xuất của các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ninh, Đồng Nai.
Hội chợ là cơ hội giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất giới thiệu, quảng bá sản phẩm, đồng thời, tăng cường kết nối giao thương, hợp tác phát triển với hệ thống phân phối hiện đại, siêu thị, thương nhân phân phối trên cả nước…
Ngoài ra, nhằm đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phục hồi kinh tế, tạo điều kiện trao đổi, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, cơ sở sản xuất sản phẩm chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND tổ chức hội chợ “Tuần lễ OCOP và các sản phẩm Tinh hoa hàng Việt Nam năm 2022”.
Hiện khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 1.276 sản phẩm đã được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, chiếm 17,1% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước. Trong đó, 66,8% sản phẩm đạt 3 sao, 30,6% sản phẩm đạt 4 sao, 2,4% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 3 sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Có 643 chủ thể OCOP với 32,8% là doanh nghiệp, 17,2% là hợp tác xã và 48,4% là các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Ðể chuẩn hóa các sản phẩm lợi thế theo tiêu chí OCOP, các địa phương trong vùng đã tích cực đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu, hỗ trợ về khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của các cơ sở sản xuất. Tập trung triển khai gắn với chuyển dịch cơ cấu sản xuất, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, khai thác lợi thế sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp, phát triển thương mại hàng hóa của từng địa phương.