Trong ngày 20/11, giá dầu cọ giao tháng 2/2014 trên Sàn giao dịch chứng khoán phái sinh Bursa Malaysia Derivatives đã giảm 0,4% xuống còn 2.545 Ringgit Malaysia (799 USD)/tấn, mức giá thấp nhất kể từ ngày 12/11/2013 và đạt mức 2.552 Ringhit Malaysia (MYR)/tấn vào thời điểm nghỉ giữa trưa.
Vào ngày 19/11, hãng nghiên cứu Oil World đã cho biết, sản lượng đậu tương trên toàn cầu có thể đạt mức cao kỷ lục 286,5 triệu tấn, trong khi đó sản lượng hạt hướng dương có thể tăng lên mức cao nhất từng được ghi nhân với 40,2 triệu tấn. Hãng Oild Word nhận định: “Thị trường trên toàn cầu sẽ ít phụ thuộc vào đầu cọ hơn trong niên vụ 2013/14 nhờ sự gia tăng mạnh của hoạt động ép dầu và sản lượng hạt chứa dầu, chủ yếu từ đậu tương và hạt hướng dương.”
Ông Sandeep Bajoria, giám đốc điều hành công ty môi giới Sunvin Group (Ấn Độ) cho biết: “Giá dầu cọ đang chịu áp lực từ dầu đậu nành do sản lượng đậu tương dự kiến tăng cao hơn. Lượng dầu cọ được xuất khẩu từ Malaysia vẫn chưa tăng cao lên”.
Trong ngày 20/11, hãng giám định thương mại Intertek đã cho biết, lượng dầu cọ được xuất đi từ Malaysia, quốc gia sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới, trong giai đoạn từ ngày 1 – 20/11 chỉ đạt 1 triệu tấn, giảm 2% so với cùng kỳ tháng trước.
Hãng Oil World cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng giá dầu cọ sẽ tăng
trở lại trong vòng 4 đến 6 tuần nữa”. Theo ước tính của hãng Oil World, sản lượng
dầu cọ trên toàn cầu sẽ đạt 58,73 triệu tấn trong năm nay, tăng 5,1% so với năm
ngoái. Con số này bao gồm 30 triệu tấn đến từ Indonesia, quốc gia sản xuất dầu
cọ lớn nhất thế giới và 19,88 triệu tấn đến từ Malaysia.
Giá đậu tương giao tháng 1/2014 tại Sở giao dịch hàng hóa
Chicago (CBOT) đã tăng 0,2 % lên mức
12,785 USD/giạ (27,2 kg). Giá dầu đậu nành giao tháng 1/2014 trên sàn CBOT đã
tăng 0,4% đạt 40,39 cents/pound.
Giá dầu cọ tinh luyện giao tháng 5/2014 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên - Trung Quốc (DCE) được giữ không đổi tại mức 6.216 NDT (1.020 USD)/tấn và giá dầu đậu nành biến động nhẹ tại mức 7.162 NDT/tấn.