Giải pháp phát triển cộng đồng doanh nghiệp Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

ThS. Trần Văn Hào (Khoa Kinh tế - Trường Đại học Vinh)

TÓM TẮT:

Thông qua việc phân tích tình hình phát triển cộng đồng doanh nghiệp Nghệ An, bài viết chỉ ra những kết quả đạt được và đặc biệt nêu rõ những tồn tại, hạn chế trong cộng đồng doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, bài báo đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

Từ khóa: Cộng đồng doanh nghiệp, phát triển cộng đồng doanh nghiệp.

1. Tình hình phát triển cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Nghệ An

1.1. Những thành tựu đạt được

Thời gian qua, doanh nghiệp Nghệ An phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô. Giai đoạn 2016 - 2019, số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt 6.969 doanh nghiệp, trong đó: 1.864 công ty cổ phần (chiếm 26,74%); 1.171 công ty TNHH 2 thành viên trở lên (chiếm 16,8%); 3.693 công ty TNHH 1 thành viên (chiếm 52,99%) và 241 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 3,5%). Bên cạnh đó, có 1.650 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.

Giai đoạn 2016 - 2019, doanh nghiệp thành lập mới tăng bình quân 9,14%/năm, trong đó giai đoạn 2016 - 2018 doanh nghiệp tăng mạnh với tỷ lệ 11,9%/năm do tác động khởi nghiệp mạnh mẽ từ Luật Doanh nghiệp 2014, Nghị quyết 35/NQ-CP, Nghị quyết 10 - NQ/TW, chuỗi Nghị quyết 19/NQ-CP.

Tính đến cuối năm 2019, số doanh nghiệp được thành lập toàn tỉnh là 21.467/mục tiêu 20.000 doanh nghiệp năm 2020, tăng 48% so với số doanh nghiệp năm 2015, trong đó công ty cổ phần tăng 38,7%, công ty TNHH 2 thành viên tăng 30%, công ty TNHH 1 thành viên tăng 132,8%, doanh nghiệp tư nhân tăng 8%. Số doanh nghiệp hoạt động đến ngày 30/11/2019 là 12.352 doanh nghiệp.

Về quy mô, tổng vốn đăng ký vào nền kinh tế vốn giai đoạn 2016 - 2019 là 43.219 tỷ đồng, vốn đăng ký doanh nghiệp tăng bình quân 30,45%/năm. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp khi thành lập năm 2015 là 4,04 tỷ đồng, năm 2019 là 8,97 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/11/2019, Nghệ An có 12.352 doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. (Bảng 1)   

 Bảng 1: Số lượng, quy mô vốn các doanh nghiệp thành lập theo loại hình 

giai đoạn (2016 - 2019)

Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Lũy kế đến năm 2019

Số DN thành lập

1557

1777

1909

1.726

21.467

Công ty cổ phần

449

458

480

477

6.677

Công ty TNHH từ 2 TV trở lên

285

291

308

287

5.064

Công ty TNHH 1 TV

721

947

1078

947

6.473

Doanh nghiệp tư nhân

102

81

43

15

3.253

Số vốn đăng ký (tỷ đồng)

7302

9921

10498

15498

 

Vốn đăng ký/doanh nghiệp

4,68

5,58

5,5

8,97

 

                                      Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An

Xét theo loại hình doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn nhất là loại hình công ty TNHH với tỷ lệ 53,74% (trong đó: công ty TNHH 1 thành viên là 23,58%), loại hình công ty cổ phần chiếm tỷ lệ 31,1%, doanh nghiệp tư nhân là 15,15%.

Theo khu vực kinh tế, khu vực dịch vụ có số doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 62,9% (trong đó ngành bán buôn, bán lẻ, sửa ô tô xe máy có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất); khu vực công nghiệp - xây dựng là 34,9% (trong đó, xây dựng là 22,03%) và chiếm tỷ trọng ít nhất là khu vực nông nghiệp với tỷ lệ 2,24%. (Bảng 2)

Bảng 2. Cơ cấu doanh nghiệp thành lập mới phân theo ngành nghề kinh doanh chính giai đoạn (2000 - 2019)

 STT

Ngành nghề kinh doanh chính

Số lượng doanh nghiệp

Cơ cấu (%)

1

Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác

607

4.61

2

Sản xuất phân phối, điện, nước, gas

93

0.71

3

Hoạt động dịch vụ khác

78

0.59

4

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

493

3.74

5

Khai khoáng

264

2

6

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

95

0.72

7

Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác

926

7.03

8

Công nghiệp chế biến, chế tạo

1336

10.1

9

Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

357

2.71

10

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

296

2.25

11

Xây dựng

2902

22

12

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

94

0.71

13

Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy

4007

30.4

14

Thông tin và truyền thông

225

1.71

15

Vận tải kho bãi

754

5.72

16

Giáo dục và đào tạo

474

3.6

17

Kinh doanh bất động sản

172

1.31

 

Tổng số

13173

100

                               Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An

Doanh nghiệp đăng ký và hoạt động chủ yếu ở vùng đồng bằng, chiếm khoảng 90%, tập trung một số huyện, thành thị: Vinh (chiếm hơn 55% tổng số doanh nghiệp), Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Cửa Lò. Khu vực miền núi chiếm 10%, trong đó vùng núi cao chỉ chiếm 2,16% tổng số (Bảng 3).

Bảng 3: Cơ cấu doanh nghiệp thành lập mới phân theo địa bàn giai đoạn (2000 - 2019)

 

STT

Huyện

Số lượng doanh nghiệp

Cơ cấu (%)

1

Huyện Diễn Châu

743

5.64

2

Huyện Nam Đàn

284

2.16

3

Huyện Quế Phong

87

0.66

4

Huyện Yên Thành

507

3.85

5

Huyện Hưng Nguyên

359

2.72

6

Thị xã Hoàng Mai

332

2.52

7

Huyện Tân Kỳ

190

1.44

8

Huyện Quỳnh Lưu

636

4.83

9

Huyện Quỳ Hợp

290

2.20

10

Thị xã Thái Hòa

253

1.92

11

Huyện Tương Dương

46

0.35

12

Huyện Thanh Chương

240

1.82

13

Huyện Con Cuông

75

0.57

14

Huyện Nghi Lộc

668

5.07

15

Huyện Quỳ Châu

40

0.30

16

Huyện Đô Lương

359

2.72

17

Huyện Nghĩa Đàn

154

1.17

18

Thành phố Vinh

7261

55.10

19

Thị xã Cửa Lò

473

3.59

20

Huyện Anh Sơn

144

1.09

21

Huyện Kỳ Sơn

37

0.28

 

Tổng số

13173

100

 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An

Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh đã góp phần hết sức quan trọng trong việc thu hút lao động, tạo việc làm cho nền kinh tế. Theo số liệu Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, số lao động của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất năm 2017 của tỉnh Nghệ An là 202.029 người, tăng 6,9% so với năm 2016. Trong đó, chiếm tỷ lệ lớn nhất là khu vực ngoài nhà nước  161.280 người, chiếm 79,83%. Bình quân giai đoạn 2016 - 2017 tăng 19,1% so với bình quân giai đoạn 2011 - 2015.

Chất lượng lao động ngày càng tăng, lao động qua đào tạo năm 2019 đạt 63%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 58,1%. Năm 2019, tổng thu từ khối doanh nghiệp ước đạt  7.435 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ 48% tổng thu ngân sách trên địa bàn, trong đó thu nội địa chiếm tỉ trọng 37%, thuế xuất nhập khẩu chiếm 11%. Xét cơ cấu khoản thu, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng góp lớn nhất, chiếm tỷ lệ 82% trong tổng thu của khối doanh nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu khu vực doanh nghiệp Nghệ An đạt thấp. Năm 2019 có khoảng 240 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 795 triệu USD, chỉ chiếm khoảng 3,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

1.2. Những mặt còn hạn chế

- Hơn 98% là doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, trong đó số lượng doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ chiếm trên 90%, công nghệ lạc hậu, am hiểu thị trường ít, sức cạnh tranh thấp, thiếu lao động kỹ thuật, trình độ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, hiệu quả thấp và chưa có các thương hiệu mạnh đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực.  Xét về quy mô vốn, có 233 doanh nghiệp có số vốn điều lệ >100 tỷ, chỉ chiếm 1,98% tổng số doanh nghiệp, do đó khó có khả năng đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất,...

 - Sự liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu, nhất là liên kết giữa doanh nghiệp quy mô nhỏ và doanh nghiệp quy mô lớn hơn. Số lượng doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị trong nước, khu vực  ít. Hiệu quả sản xuất - kinh doanh còn thấp.

- Số lượng doanh nghiệp thành lập mới nhiều nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp không có khả năng tồn tại, đứng vững cạnh tranh hoặc hoạt động kém hiệu quả, thậm chí có chiều hướng tăng lên. Giai đoạn 2016-2019, có 1.844 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; tỷ lệ số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động so với số doanh nghiệp thành lập mới là 34,55% (tỷ lệ tương ứng các năm 2016 - 2019 là 28,9%; 33,08%; 35,46%; 40,15%). Theo số liệu Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2019, trong số 10.883 doanh nghiệp hoạt động năm 2017 trên địa bàn, chỉ có 8.935 doanh nghiệp hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh, chiếm 82,1%. Riêng khu vực ngoài nhà nước, số lượng doanh nghiệp là 8.811 (chiếm  98,6%) nhưng lợi nhuận trước thuế tương ứng chỉ đạt 452 tỷ đ, chỉ chiếm 43,12%.

- Số doanh nghiệp đóng góp thu ngân sách hạn chế, chưa tương xứng với số lượng doanh nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có 5.293 doanh nghiệp (khoảng 43% tổng số doanh nghiệp) nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và chỉ có 377 doanh nghiệp (khoảng 3,1% tổng số doanh nghiệp) nộp thuế trên 1 tỷ đồng.

- Môi trường kinh doanh của Nghệ An chưa thực sự thuận lợi, chưa được cải thiện vững chắc; Hiệu quả triển khai các chính sách, biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh trên thực tế còn hạn chế.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2025, phát triển doanh nghiệp Nghệ An có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, trong đó có một số doanh nghiệp lớn, nguồn lực mạnh; Đóng góp ngày càng nhiều cho tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết việc làm, giảm nghèo, ngân sách; Đảm bảo phần lớn các sản phẩm của doanh nghiệp Nghệ An đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực; Nhiều doanh nghiệp tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Nghệ An có khoảng 30.000 doanh nghiệp; Bình quân hàng năm doanh nghiệp giải quyết việc làm cho khoảng 25.000 - 30.000 lao động và tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo quy định cho người lao động; Phấn đấu đến năm 2025, doanh nghiệp đóng góp trên 60% thu ngân sách của tỉnh.

2. Giải pháp phát triển cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Nghệ An

- Tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh CPI, cụ thể:

+ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: Rà soát, đơn giản hoá các thủ tục hành chính theo hướng rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính. Công khai, minh bạch 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị; cung cấp thông tin để duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

+ Nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa các Sở ngành, địa phương. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức liêm chính phục vụ nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.

+Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan nhà nước, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Xây dựng chính quyền điện tử. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cổng thông tin điện tử Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp.

+ Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, có tính đến năm 2025.

+ Hỗ trợ và tạo điề̀u kiệ̣n thuận lợi cho các doanh nghiệ̣p được tiế́p cận các nguồn lực (như đất đai, tài chính, lao độ̣ng, khoa học công nghệ̣,…). Có cơ chế́, chính sách để xây dựng và phát triển hạ tầng thông tin dữ liệ̣u về̀ doanh nghiệ̣p hoạt độ̣ng cùng ngành hàng, về̀ thị trường vốn, về̀ thị trường lao độ̣ng, thị trường khoa học công nghệ,…

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tỉnh bằng thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung trước mắt vào đầu tư xây dựng hạ tầng, góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hình thành các trung tâm nghiên cứu và đổi mới sáng tạo để chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp.

Tiếp tục quan tâm công tác hỗ trợ khởi nghiệp và đào tạo cho doanh nghiệp để các doanh nghiệp nâng cao năng lực, liên doanh, liên kết đảm bảo đủ điều kiện cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cao, cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp. Tăng cường hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý cho đội ngũ doanh nhân của khu vực doanh nghiệp, tạo điều kiện hình thành những doanh nhân có năng lực, có đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội; hình thành đội ngũ doanh nhân có tầm vóc, đủ khả năng lãnh đạo/quản lý các doanh nghiệp vươn lên tầm cao mới.

 Quan tâm thu hút đầu tư bên ngoài, tìm kiếm, mời gọi doanh nghiệp quy mô lớn, có năng lực tài chính và công nghệ, tạo điều kiện tốt nhất để họ phát triển sản xuất - kinh doanh, đồng thời tạo mọi điều kiện để tăng cường sự liên kết phát triển giữa các doanh nghiệp nhỏ với các doanh nghiệp lớn.

- Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và các nghị định hướng dẫn số 38/2018/NĐ-CP, 39/2018/NĐ-CP nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển; Tập trung vào các giải pháp khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển mở rộng thị trường thông qua tham gia chuỗi giá trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, Nhà xuất bản Thống kê.
  2. Cục Thống kê Nghệ An (2018), Niên giám thống kê Nghệ An năm 2018, Nhà xuất bản Nghệ An.
  3. Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An (2020), Báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016-2019.

SOLUTIONS FOR PROMOTING THE GROWTH OF NGHE AN PROVINCE’S BUSINESS COMMUNITY IN THE CURRENT PERIOD

Master. Tran Van Hao

Faculty of Economics, Vinh University

Abstract:

By analyzing the current development state of Nghe An Province’s business community, this article presents achivements and highlights shortcomings and limitations of the provincial business community. Based on findings, this article proposes some solutions for promoting the growth of Nghe An Province’s business community in the coming time.

Keywords: Business community, business community development.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 11, tháng 5 năm 2020]