Hình thành chuỗi cung ứng - tiêu thụ có tính liên tục ở vùng sâu vùng xa

Thực hiện Quyết định số 964/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020, từ năm 2016 đến nay, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan triển khai được gần 80 đề án, nhiệm vụ.
Các đại biểu tham quan gian hàng của đồng bào của 287 huyện thuộc Chương trình
Các đại biểu tham quan gian hàng của đồng bào của 287 huyện thuộc Chương trình 964

 

Trong đó, phối hợp với các trường và các địa phương liên quan tổ chức gần 50 lớp đào tạo, bồi dưỡng ở khu vực các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa với các nội dung:

Bồi dưỡng kỹ năng tiếp cận, kết nối cung-cầu, giao lưu, học hỏi, trao đổi kiến thức, hợp tác trong sản xuất và buôn bán hàng hóa;

Kỹ năng về chính sách hội nhập kinh tế, các ưu đãi về đầu tư phát triển, năng lực đối với các sản phẩm là tiềm năng, lợi thế của địa phương;

Nâng cao kiến thức về kỹ năng bán hàng, phân phối hàng hóa, xây dựng thương hiệu và phát triển thương mại cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ sản xuất kinh doanh;

Nâng cao năng lực cho công chức, viên chức, chủ hộ kinh doanh của tỉnh, huyện, xã về phát triển hoạt động quản lý và kinh doanh tại các chợ trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo….

tọa đàm
Tọa đàm tại Hội nghị Tổng kết Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020, ngày 11/8 vừa qua  

 

Qua đó đã đem lại những kết quả khả quan về mức tăng trưởng hàng năm về giá trị của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên các địa bàn còn nhiều khó khăn.

Thúc đẩy phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa và hải đảo để đưa vào các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trong cả nước và phục vụ xuất khẩu.

Đồng thời, phát triển năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ đối với nguồn nhân lực quản lý thương mại trên địa bàn, tăng trưởng số lượng thương nhân, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn.

Bên cạnh đó, việc thực hiện Chương trình còn tạo lên được hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin phục vụ cho phát triển hoạt động thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm được sản xuất trên địa bàn, hình thành hệ thống phân phối, mối liên kết bạn hàng giữa các vùng, miền để tạo thành một chuỗi cung ứng - tiêu thụ có tính liên tục góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, giảm nghèo bền vững khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; nâng cao thu nhập của người dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Chương trình cũng xây dựng được mô hình phân phối đặc thù phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng tại một số huyện đảo như: Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn huyện đảo sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của huyện đảo.

Nhiều đặc sản vùng sâu, vùng xa, hải đạo nhờ Chương trình đã tìm được đường vào siêu thị ở các đô thị lớn
Nhiều đặc sản vùng sâu, vùng xa, hải đạo nhờ Chương trình đã tìm được đường vào siêu thị ở các đô thị lớn

 

Cũng như rà soát, đánh giá xác định các mặt hàng có lợi thế, xây dựng bộ tiêu chí xác định các mặt hàng có lợi thế phát triển  tại các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo với 70 báo cáo chuyên đề đánh giá lợi thế và thực trạng các mặt hàng có lợi thế phát triển tại các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa hải đảo.

Từ đó  hỗ trợ phát triển, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm đặc sản, đặc trưng thế mạnh các địa phương khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Qua 5 năm thực hiện, có thể nói Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020 đang được 287 huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn hết sức quan tâm và ủng hộ.

Liên Chiểu